Đau lòng khi loài khỉ bị lôi ra làm trò tiêu khiển, thí nghiệm

Việt Anh, Theo Mask Online 00:00 19/03/2013

Không chỉ bị lợi dụng để mưu sinh, "anh em của loài người" còn bị lôi ra làm vật thí nghiệm cho mục đích khoa học...

Chúng ta đang sống trong một thế giới công nghiệp với guồng quay chóng mặt. Đôi khi vì mưu sinh, những giá trị của thiên nhiên như các loài động vật, thực vật bị con người coi nhẹ, thản nhiên ra tay hành hạ...

Dưới đây là hai câu chuyện về loài khỉ - "anh em của loài người" - bị chính con người lôi ra làm trò tiêu khiển và sử dụng trong các thí nghiệm.

1. Xiếc khỉ đường phố châu Á

Đau lòng khi loài khỉ bị lôi ra làm trò tiêu khiển, thí nghiệm 1

Nếu đặt chân tới Campuchia hay một số quốc gia châu Á khác như Indonesia, Ấn Độ… bạn sẽ được tận mắt chứng kiến màn biểu diễn của những chú khỉ trên đường phố.

Nhưng ít ai biết rằng, đằng sau màn biểu diễn xiếc đường phố đặc sắc như vậy là một cuộc sống bị hành hạ và ngược đãi của những chú khỉ.

Đau lòng khi loài khỉ bị lôi ra làm trò tiêu khiển, thí nghiệm 2

Những chú khỉ con bị người dân bắt về từ rừng và nhốt trong lồng một cách tạm bợ tại các khu ổ chuột. Hàng ngày, chúng bị ép tập luyện những trò biểu diễn như nhảy qua vòng, đi xe đạp… hoặc đơn giản hơn chỉ là tập tạo dáng chụp ảnh, bắt chước hành động con người.

Đau lòng khi loài khỉ bị lôi ra làm trò tiêu khiển, thí nghiệm 3

Song hành với các chú khỉ luôn là sợi dây xích - vật dụng khiến chúng không có nổi chút tự do. Chủ nhân của chúng phần lớn là những người nghèo, không có việc làm, mưu sinh bằng việc đem khỉ rong ruổi khắp các đường phố.

Họ bắt ép lũ khỉ diễn trò, đeo mặt nạ hình các em bé, búp bê để "mua vui" cho khách du lịch. Số tiền kiếm được chẳng bao nhiêu, song với họ, có còn hơn không.

Đau lòng khi loài khỉ bị lôi ra làm trò tiêu khiển, thí nghiệm 4

Hành động trên góp phần không nhỏ vào việc tận diệt "người anh em" của chúng ta trên Trái đất. Ước tính trong vòng 5 năm từ 2005 - 2011, có hơn 22.000 cá thể khỉ bị giết bởi bàn tay con người, trong đó mỗi năm, gần 3.000 cá thể khỉ lớn bị săn bắt.

2. Ngược đãi thú vật ngay tại phòng thí nghiệm

Các nhà khoa học luôn nghiên cứu, khám phá để hiểu rõ các quy luật tự nhiên. Và có những lúc, họ phải thí nghiệm trên các loài khác, trong đó có cả khỉ.

Đau lòng khi loài khỉ bị lôi ra làm trò tiêu khiển, thí nghiệm 5

Những chú khỉ được xem là đối tượng nghiên cứu hoàn hảo cho các thí nghiệm sinh học liên quan tới con người. Theo ước tính, trên toàn nước Mỹ hiện có tới hơn 100.000 cá thể linh trưởng sống trong các phòng thí nghiệm.

Đau lòng khi loài khỉ bị lôi ra làm trò tiêu khiển, thí nghiệm 6

Trong vòng 8 năm, số lượng loài khỉ có mặt tại ĐH Havard phục vụ nghiên cứu cũng tăng hơn 50%, đạt mức 2.100 chú.

Đau lòng khi loài khỉ bị lôi ra làm trò tiêu khiển, thí nghiệm 7

Hầu hết số linh trưởng ấy đều có kết cục không mấy tốt đẹp. Phần lớn chúng sẽ là nạn nhân của các thí nghiệm như cấy điện cực vào não và mắt, gắn bu-lông giữ cố định đầu, thử các loại thuốc như cocaine, rượu, thuốc độc thần kinh… hay phẫu thuật cắt đứt dây thần kinh cột sống, cấy ghép gene lạ… Phản ứng của chúng được ghi lại để tiến hành nghiên cứu.

Đau lòng khi loài khỉ bị lôi ra làm trò tiêu khiển, thí nghiệm 8

Giáo sư H.Harlow, trả lời phỏng vấn năm 1974 nói rằng: “Tôi chẳng hề quan tâm tới số phận của chúng và chả có chút tình cảm nào cho lũ khỉ. Điều tôi muốn biết là liệu kết quả thí nghiệm có được như mong muốn hay không”.

Ngày nay, nhờ sự can thiệp của các tổ chức bảo vệ động vật, nhiều bộ luật mới đã thu hẹp đáng kể các thí nghiệm liên quan tới động vật hoang dã, đặc biệt là loài khỉ và các loài linh trưởng.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo của các nguồn: Animal Cruelty Worldwide, PlanetOddity, Wikipedia...

* Trong trường hợp phát hiện các thông tin, hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới loài khỉ và động vật hoang dã, hãy gọi về đường dây nóng miễn phí 1800 1522 để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.


Bạn có thể xem thêm: