Phơi bày góc khuất của Mặt trăng

QV, Theo 09:57 20/12/2010

Cuối cùng thì phần bí ẩn luôn chìm trong bóng đêm của mặt trăng đã được khám phá một cách ngoạn mục! <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Những bức ảnh đáng kinh ngạc cho thấy bề mặt của Mặt Trăng cùng những hố thiên thạch với những chi tiết phức tạp nhất.
 
 
Các bức ảnh được chụp bởi tàu Lunar Reconaissance Orbiter (LRO) của NASA, đã tăng độ phân giải hình ảnh phía bên kia Mặt Trăng lên 100 lần.
 
Kĩ thuật mặt chiếu và bản đồ địa hình dựa trên những dữ liệu mới đã cho thấy những hố thiên thạch rất lớn và bề mặt mấp mô của Mặt Trăng.
 
 
Chi tiết đến tuyệt vời: Một bản đồ địa cầu bán cầu Nam của Mặt Trăng dựa trên dữ liệu từ các tia laze trên tàu Lunar Reconnaissance Orbiter của NASA.
 
Tiến sĩ Gregory Neumann từ trung tâm Goddard Space Flight của NASA tại Greenbelt, Maryland, nói rằng kĩ thuật mặt chiếu và bản đồ địa hình dựa trên các dữ liệu mới sẽ là tham chiếu cơ bản cho các nhiệm vụ khoa học và các cuộc thăm dò trong tương lai của con người lên Mặt Trăng.
 
Phần màu xanh óng ánh trong bức ảnh này, chính là bán cầu còn lại của Mặt Trăng.
 
Phần bị khuất hé lộ rất nhiều hố thiên thạch
 
Rất nhiều hố thiên thạch lộ ra ở bán cầu Bắc của Mặt Trăng. Những màu sắc nhìn thấy nhằm cho thấy độ cao của địa hình: vùng màu đỏ là cao nhất và thấp nhất là vùng màu xanh.
 
Tiến sĩ Neumann nói: “Sau một năm thu thập, chúng tôi đã có gần 3 tỷ dữ điểm dữ liệu từ máy đo Lunar Orbiter Laser Altimeter trên tàu vũ trụ LRO. Chúng tôi mong đợi sẽ tiếp tục công việc với tốc độ này trong 2 năm tiếp theo để hoàn thành nhiệm vụ và xa hơn nữa. Ở gần các cực, hy vọng có thể cung cấp một khả năng định vị gần giống như GPS”.
 
 
Lunar Orbiter Laser Altimeter (LOLA) hoạt động bằng việc gửi một xung laze qua một thấu kính quang học. Tại đây xung sẽ được tách thành 5 tia. Cả 5 tia sẽ đều tiếp xúc với bề mặt Mặt Trăng và sau đó quay trở LOLA.
 
Từ những tia trở lại này, LOLA sẽ xác định thời gian tia đi đến bề mặt, tính toán tốc độ ánh sáng.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày