Phát hiện "viên kim cương giả" khổng lồ trong vũ trụ

QV, Theo 12:00 13/12/2010

Ngôi sao kỳ lạ này mang một khối lượng Ziriconi (nguyên tố tạo thành "kim cương giả") lớn chưa từng thấy.<img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

Một ngôi sao trên bầu trời lấp lánh như một viên kim cương khổng lồ - nhờ có chứa một khối lượng Ziriconi rất lớn trong bầu khí quyển của nó, một nhóm các nhà thiên văn học vừa công bố.
 
Một mẫu khoáng vật Ziriconi Silicat, hay còn được biết tới với cái tên Zircon.
 
LS IV-14 116, một ngôi sao tỏa ra ánh sáng yếu màu xanh nằm cách Mặt Trời khoảng 2.000 năm ánh sáng. Các kết quả mới nhất từ các phương pháp đo lường cho thấy ngôi sao này có lượng Ziriconi lớn nhất từ trước đến nay, gấp khoảng 10.000 lần so với các ngôi sao khác trong hệ Mặt Trời của chúng ta.
 
 
Trong khi kim cương thật có cấu tạo từ các-bon (C), các thợ kim hoàn tạo ra kim cương giả bằng Ziriconi Đi-ô-xít, hay ZrO­­2. Quặng Ziriconi Silicat (Zircon hay Ngân Ngọc) được sử dụng rộng rãi như một loại đá trang sức.
 
Ngoài Ziriconi, các nhà thiên văn học còn tìm thấy các dấu hiệu của một lượng lớn 3 nguyên tố hóa học hiếm gặp khác trong bầu khí quyển của ngôi sao: X-rôngti (Sr), Giéc-ma-niY-tri.
 
 
“Đây thật là một ngôi sao kỳ lạ”, Simon Jeffery, thành viên của đội nghiên cứu từ đài thiên văn Armagh tại Bắc Ireland.
 
Jeffery và các đồng nghiệp đã tìm thấy một lượng lớn Ziriconi trong khi nghiên cứu về đặc tính hóa học của LS IV- 14116. Các kết quả đo lường trước đây đã chỉ ra đây là một ngôi sao hiếm gặp, được gọi với thuật ngữ “Subdwarf” (thay cho “sao lùn trắng có kích cỡ trung bình”), thuộc nhóm giàu Helium.
 
Khi một ngôi sao cỡ trung bình chết đi, nó sẽ tăng kích thước và khí bên trong sẽ thoát ra bên ngoài, trở thành một ngôi sao màu đỏ khổng lồ. Khi lượng khí giải phóng hết, phần còn  lại của ngôi sao đã chết được gọi là sao lùn trắng.
 
Sử dụng kính viễn vọng Anglo-Australian tại đài quan sát thiên văn Siding Spring tại New South Wales, nhóm nghiên cứu đã xem xét kỹ hơn các đường quang phổ từ LS IV-14116, các tần số của ánh sáng phát ra từ ngôi sao.
 
Dòng quang phổ cho Ziriconi không chỉ mạnh mẽ, nó còn giống với đặc điểm của một nguyên tố kim loại chỉ tồn tại ở nhiệt độ trên 20.000 độ C. Đặc điểm này chưa từng được phát hiện ở bất cứ đối tượng thiên văn nào.
 
Các nghiên cứu trước đây cho thấy hai ngôi sao kỳ lạ khác có một lượng cao các nguyên tố hóa học (điều này không thường thấy đối với các ngôi sao) bao gồm Niken, SắtVanađi. Jeffery và các đồng nghiệp có những suy đoán riêng nhưng nhìn chung, họ tin rằng những ngôi sao như thế này là rất bất thường.
 
Có khả năng còn một số ít những ngôi sao như vậy trong thiên hà của chúng ta, nhưng chúng quá mờ để có thể thấy”, Jeffery nói. “Hiện nay chúng tôi đang tìm kiếm những ngôi sao có lượng Ziriconi lớn hơn, với những kính viễn vọng lớn hơn”.