Những thí nghiệm y học "quá đà" trong lịch sử

G.P, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 15/06/2013

Sáng chế dầu "trường sinh bất tử" từ máu và xương động vật; hồi sinh xác chết, ghép chó hai đầu... là những phương pháp thí nghiệm mang tính "điên rồ" của các nhà khoa học.

Trong lịch sử y học và khoa học có không ít những bác sĩ, nhà nghiên cứu đam mê thí nghiệm quá mức, đôi khi tạo ra những thử nghiệm đáng sợ trong lịch sử. Cùng điểm lại một vài thí nghiệm "quá đà" của các bác sĩ "điên khùng" qua danh sách dưới đây.

1. Sáng chế loại dầu trường sinh bất tử

Johann Conrad Dippel (1673 - 1734) được coi là một trong những bác sĩ điên khùng nhất trong lịch sử. Ông được sinh ra ở lâu đài Frankenstein, gần Darmstadt ở Đức. 

Những thí nghiệm y học "quá đà"  trong lịch sử  1

Sau nhiều nghiên cứu về triết học, thần học... Dippel cho rằng, mình có thể sáng chế ra một loại dầu có tác dụng giúp người dùng trường sinh bất tử. 

Loài dầu kỳ diệu này được chiết xuất từ xương, máu, da thịt của động vật và một số tạp chất khác. Tất cả nguyên liệu sẽ được nấu trong một chiếc thùng to, cùng với nước sôi. Những nguyên liệu này sẽ được ninh nhừ, bởi ông cho rằng, sau khi ra sản phẩm, uống "thuốc" này, con người như được hồi sinh một lần nữa. 

Những thí nghiệm y học "quá đà"  trong lịch sử  2
(Ảnh minh họa)

Không dừng lại ở đó, vị bác sĩ này còn thử tiến hành thí nghiệm hoán đổi linh hồn của người này sang người khác với những công cụ vô cùng đặc biệt, đó là chiếc phễu, ống.. và không thể thiếu được loại dầu trường sinh bất tử có 1-0-2 này. Và tất nhiên, các thí nghiệm này đều thất bại.

2. Hồi sinh xác chết

Nhà hóa học, bác sĩ Andrew Ure (1778-1857) ở Scotland đã có rất nhiều thành tựu lớn. Nhưng nổi tiếng nhất trong số đó là 4 thí nghiệm với xác của Matthew Clydesdale - một thợ dệt trong lúc say rượu đã giết chết một người. Mathew đã bị xét xử bằng cách treo cổ. Xác của Mathew được bàn giao để phục vụ cho công việc nghiên cứu giải phẫu.

Những thí nghiệm y học "quá đà"  trong lịch sử  3
Nhà hóa học, bác sĩ Andrew Ure.

Bác sĩ Andrew Ure đã được chỉ định để giải phẫu tử thi này. Vào ngày 4/11/1818, Andrew Ure bắt đầu mổ tử thi bằng việc rạch đường ở gáy và cắt đi một phần đốt sống của xác chết. Sau đó, ông khám nghiệm đùi phải và gót chân. Ông muốn thử nghiệm với dòng điện nên hai dây dẫn điện được nối vào cổ, đùi và gót chân của xác chết, hành động này đã gây nên những cơn co giật không thể kiểm soát.

Ure cho rằng, máu của Mathew đã không bị đông lại và cổ của anh ta không bị gẫy khi bị treo cổ. Lúc này, ông quả quyết, mình có thể làm cho xác của Mathew sống lại được.

Những thí nghiệm y học "quá đà"  trong lịch sử  4

Tiếp tục rạch một đường trên trán xác của Mathew, một phản ứng kỳ lạ đã xảy ra. Khi dây dẫn điện được nối với mặt Mathew, bỗng nhiên, gương mặt của Mathew biểu hiện cảm xúc, sự tức giận, sợ hãi, tuyệt vọng và nụ cười méo mó. Biểu hiện của gương mặt đã làm những người xem giải phẫu ngạc nhiên tột độ. Họ bỗng tin rằng, xác chết sống lại.

Ở bước cuối cùng, khi Mathew bị dẫn nguồn điện vào ngón tay đã được rạch, Mathew lập tức giơ tay lên chỉ về hướng những người đang theo dõi cuộc giải phẫu. Điều này đã khiến mọi người sợ hãi và giải tán bởi họ sợ rằng, xác chết này sẽ đe dọa tính mạng họ.

Nhưng rốt cuộc, dòng điện mới chính là nguyên nhân khiến xác chết "động đậy" chứ bản thân xác chết Mathew không thể hồi sinh.

3. Uống chất dịch mang virus bệnh sốt vàng da để thử tính lây nhiễm

Đầu thế kỷ XIX, bác sĩ Stubbins Ffirth (1784-1820) ở Philadelphia đã đưa ra một giả thuyết, bệnh sốt vàng da không phải là bệnh truyền nhiễm và ông đã tiến hành thử nghiệm trên chính bản thân mình. 

Những thí nghiệm y học "quá đà"  trong lịch sử  5

Đầu tiên, Stubbins Ffirth đã bắt bệnh nhân bị bệnh sốt vàng da nôn, ợ ra chất dịch trong cơ thể. Sau đó, ông dùng dung dịch này đổ lên một vết thương hở miệng của mình, không những vậy, ông còn uống chất dịch đó. 

Những thí nghiệm y học "quá đà"  trong lịch sử  6

Sau một vài hôm, không thấy triệu chứng bất thường gì xảy ra, nhà khoa học đã chứng minh được rằng, bệnh sốt vàng da này không truyền nhiễm. Nó chỉ lan truyền khi virus được truyền trực tiếp vào máu như khi truyền máu hoặc bị muỗi đốt mà thôi. 

Tuy nhiên, phải 6 thập niên sau, mọi người mới hoàn toàn tin rằng, bệnh sốt vàng da này không phải bệnh truyền nhiễm. 

4. Ghép chó hai đầu

Bác sĩ phẫu thuật Liên Xô cũ - Vladimir Demikhov (1916 - 1998) là một nhà khoa học thực nghiệm rất nổi tiếng trên thế giới, người đã sáng lập ra chuyên ngành cấy ghép.

Những thí nghiệm y học "quá đà"  trong lịch sử  7

Năm 1954, ông đã trình diễn trước công chúng một kiệt tác của mình: chú chó có hai đầu. Ông đã ghép đầu, cổ và hai chân trước của một con chó bình thường vào một con chó Berger của Đức. Cái đầu của chú chó thứ hai này có thể uống sữa, nhận được chất dinh dưỡng nhưng sữa lại chảy qua ống thực quản khiến chó khá vất vả khi ăn uống. 

Những thí nghiệm y học "quá đà"  trong lịch sử  8

Mặc dù chú chó Berger hai đầu ấy sống không được lâu nhưng sau đó, bác sĩ Demikhov thực hiện 19 thí nghiệm ghép đầu cho chó trong 15 năm.

* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Weird Worm, Oddee, Wikipedia...


Bạn có thể xem thêm: