Các thí nghiệm khoa học "vừa làm vừa ăn" dành riêng cho trẻ em

DG, Theo Trí Thức Trẻ 00:06 01/06/2014

Cùng tạo ra nhiều thí nghiệm thú vị như nam châm hút ngũ cốc, hóa thạch gelatin... để giúp các em hiểu hơn về kiến thức khoa học.

Nhiều người cho rằng, việc nấu nướng hàng ngày thường không liên quan tới bộ môn hóa học, sinh học hay toán học. Tuy nhiên, những thí nghiệm vui tưởng chừng như "cao siêu" về khoa học thực ra đã có sẵn trong đời sống thường ngày.

Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, hãy cùng thực hành các thí nghiệm "dễ như ăn kẹo" làm bạn cảm thấy "ngon miệng" dưới đây.


1. Hốc tinh thể kẹo cứng

Thí nghiệm hốc tinh thể kẹo cứng có thể đem đến bài giảng kết hợp giữa kiến thức hóa học và địa chất mà chúng ta đã biết từ khi còn học tiểu học. 

Hiểu một cách đơn giản, kẹo cứng được hình thành bởi lượng đường còn dư không thể hòa tan khi cho vào cùng nước.



Khi nước bay hơi, đường sẽ kết tủa và các tinh thể đường bám vào nhau cho tới khi tạo thành hốc tinh thể. Trong tự nhiên, sự kết tinh xảy ra cũng theo nguyên tắc tương tự.

Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn cách chế tạo hốc tinh thể kẹo cứng này:


2. Hóa thạch hổ phách gelatin

Một trong những chủ đề được nhiều học sinh yêu thích đó là tìm hiểu về thế giới thời tiền sử với khủng long, hóa thạch và những sinh vật tới nay đã bị tuyệt chủng.

Các nhà khoa học sử dụng hóa thạch tìm được làm “manh mối” để thu thập thông tin về thời tiền sử. Một trong những loại hóa thạch phổ biến nhất đó là hóa thạch từ nhựa cây. 



Khi sinh vật vô tình bị nhựa cây rơi trúng, sinh vật đó sẽ mắc kẹt lại và được bảo tồn. Ngày nay, những loại hóa thạch này được gọi là “hổ phách”, qua đó giúp các nhà khoa học có cái nhìn rõ nét và sinh động hơn về sinh vật thời tiền sử.

Để có thể mô phỏng sự cấu thành nên "hổ phách", chúng ta hoàn toàn có thể mô phỏng lại thế giới tự nhiên theo một cách hoàn toàn mới bằng cách sử dụng thạch gelatin.

Đầu tiên hòa gelatin với nước, thêm giọt phẩm màu rồi khuấy đều. Sau đó, rót vào từng khay cho tới khi đầy 3/4 thì dừng lại, đặt khay vào trong tủ lạnh. Khi bề mặt bắt đầu se lại, bạn cẩn thận đặt kẹo dẻo hình thú vào rồi ấn sâu xuống. Sau đó cho tiếp vào tủ lạnh và đợi vài giờ để gelatin đông cứng hoàn toàn. 

"Hóa thạch" mô phỏng được làm từ gelatin.

Cách hóa thạch được hình thành cũng giống như cách rau câu được đông đặc theo hình dáng của khay. 

Những loài sinh vật bị mắc kẹt trong nhựa cây sẽ ở trạng thái lơ lửng tại vị trí trung tâm của hổ phách và được bảo vệ. Điều này cũng giống như miếng kẹo dẻo hình thú ở trong rau câu vẫn giữ nguyên hình dạng sau khi rau câu đã đông cứng. 

Bên cạnh đó, hổ phách cũng gần như trong suốt giống gelatin, giúp chúng ta thấy rõ được sinh vật thời tiền sử bên trong. Theo thời gian, hổ phách càng cứng cáp và có thể bảo vệ được sinh vật qua hàng nghìn năm.

3. Tự làm bơ và whipping cream

Có thể chúng ta không để ý, nhưng có một điều thú vị rằng, bạn có thể tạo ra bơ hoặc whipping cream (kem tươi) từ kem nhờ ứng dụng vật lý đơn giản.



Đầu tiên, chia nửa lượng kem, một phần cho vào máy trộn, phần còn lại cho vào lọ có nắp đậy chặt. Phần được máy trộn đều sẽ trở thành whipping cream vì nhờ dùng máy, bạn có thể đánh tơi rất nhiều bọt khí vào bên trong kem. 


Việc làm này sẽ khiến chất béo dính vào nhau, tạo thành lớp bảo vệ bé xíu bao quanh bọt khí. Vì vậy, cấu tạo của kem bị thay đổi và khiến kem trở nên phồng và xốp hơn. 


Tuy nhiên, khi không “trộn” đủ bột khí vào kem và chỉ có chất béo kết dính với nhau, chúng sẽ tạo thành bơ. Bạn hãy đậy chặt nắp lọ kem rồi lắc đều. Chất béo trong kem sẽ va đập và kết dính lại với nhau. Khoảng 15 phút sau, một tảng bơ to sẽ xuất hiện trong lọ.

Cùng xem video dưới đây để hiểu hơn về thí nghiệm thú vị này.


4. Thí nghiệm bỏng ngô

Thông thường chúng ta sẽ cho ngô vào túi và nổ trong lò vi sóng. Nhưng bạn đã bao giờ thử để cả bắp ngô còn lõi vào túi rồi nổ trong lò vi sóng chưa? Hẳn đây sẽ là một trải nghiệm hoàn toàn mới và vô cùng thú vị. 

Tuy nhiên, không phải bắp ngô nào cũng có thể nổ được bởi chỉ có loại ngô với lớp vỏ có độ dày phù hợp mới đủ tiêu chuẩn để nổ mà thôi.



Để thực hiện, đầu tiên, bạn cho một bắp ngô vào túi giấy, gập kín đầu, hoặc có thể để nguyên bắp ngô. Sử dụng chế độ dành cho bắp rang và đặt khoảng 2,5 - 3 phút. Lúc này, bạn sẽ cùng trải nghiệm cảm giác xem bắp ngô “nổ” trong lò vi sóng.



Hạt ngô nổ là bởi bên trong hạt ngô có nước. Khi đưa vào lò vi sóng, lượng nhiệt tỏa ra sẽ "đun sôi" giọt nước đó, áp lực của nước sôi sẽ tách vỏ hạt và bơm phồng phần tinh bột bên trong, tạo thành bỏng ngô.

Video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn thí nghiệm thú vị này:


* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Mentafloss, Elliemoon, Wikipedia...

Bạn có thể xem thêm: