Những sinh vật biển kỳ lạ của Nhật Bản

Cảnh Hiếu, Theo 10:23 25/10/2010

Có những loài ngộ nghĩnh giống hệt các nhân vật trong phim hoạt hình Nhật Bản nhưng có những loài nhìn thật sởn gai ốc! <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Với thang nhiệt độ nước rất đa dạng, từ lạnh lẽo tới mức đóng băng cho đến ôn hòa, ấm áp, kéo theo sinh vật biển Nhật Bản cũng đa dạng luôn!
 
 
Đang trên đường đi săn tìm thức ăn là những sinh vật phù du, một đàn cá nầu (spadefish – một loại cá phổ biến ở Đại Tây Dương, thuộc họ Ephippidae) tập trung ở gần bờ bờ hòn đảo cận nhiệt đới Bonin.
 
Màu sắc xanh lam tuyệt đẹp của đàn cá nầu như tăng thêm phần rực sáng cho màu nước biển vốn đang ở thời điểm xế chiều.
 
 
Còn đây là hình ảnh người hỗ trợ nhiếp ảnh gia đang bị rất nhiều tảng băng “bao vây”. Băng ở vùng nước biển Shiretoko có thể dày tới gần 8m cơ đấy!
 
 
Dưới đáy biển Izu, một chú cá bống nhỏ màu vàng đang trú mình vào trong một lon nước. Khuôn mặt lộ rõ vẻ sợ sệt và có nét gì đó “rất hoạt hình” . Chú cá bống này sợ hãi cũng phải khi mà phía trên kia có tới 127 triệu người đang xả rác xuống biển không thương tiếc.
 
 
Cách vùng biển Tokyo 70 dặm về phía tây nam, một con cá chình đang trườn qua rặng san hô mềm ở vịnh Suruga. Vịnh Suruga vốn nổi tiếng hẹp và sâu (gần 2,5 km!).
 
 
Lại thêm một chú cá bống nữa kìa! Lần này là một chú có màu hồng trùng luôn với màu của rặng san hô. Loài cá này sống ở vùng nước ôn hòa ở biển Izu.
 
 
Tại rặng san hô ở đảo Bonin, một con cua mượn hồn “mượn” luôn một cái tổ sâu biển để làm nhà. Vì thế, khác với các anh em cua thường di chuyển để kiếm thức ăn, con cua này phải ngồi im một chỗ và chờ cắp lấy thức ăn là các sinh vật phù du trôi nổi.
 
 
Rất thích hợp với cái tên Thiên thần biển, sinh vật trong suốt này thực chất là một loài ốc sên với chân lướt biến dạng thành “đôi cánh”. Dài khoảng 3cm, Thiên thần biển là loại mồi rất quan trọng cho cá voi và các loài cá ở vùng nước lạnh lẽo phía bắc biển Nhật Bản.
 
 
Bên dưới lớp băng lạnh tê tái, loài cua gai vẫn thật “phong độ”. Đây là một trong những loài giáp xác có sức sống mãnh liệt nhất đấy nhé!
 
 
Hình ảnh thuộc vịnh Suruga, một nhành san hô là nơi trú ngụ của 2 con tôm ngụy trang. Hoa văn trên người chúng giống y xì đúc những xúc tu của nhánh san hô. Con đực là con bé hơn đấy!
 
 
Tại khu vực đảo Bonin, một con cá mập hổ đang mang bầu. Sau chín tháng mang thai, thật nghiệt ngã là con cá mập mẹ sẽ... xơi thịt luôn một vài đứa con mới đẻ để tự bồi bổ cho bản thân.
 
 
Một con cá gai cái với cái mũi dài giống như Buratino đang hòa mình vào cơn mưa cát tại vùng biển Hokkaido. Đối với loài cá này, chỉ có con cái mới được "đặc quyền" chiếc mũi dài thôi đấy!
 
 
Một con cá thằn lằn đang thưởng thức bữa ăn tại tầng biển cát ở vịnh Suruga. Cả phần mồm và lưỡi của loài cá này đều được “trang bị” những chiếc răng nhỏ li ti, giúp giữ con mồi một cách chắc chắn, “không cho chúng nó thoát”.
 
 
Đây là tập hợp của động vật túi nang đang “lọc” nước để tìm thức ăn. Loài động vật thân mềm ngộ nghĩnh này không có tên khoa học và sinh sống chủ yếu ở các tảng đá trong hang tại đảo Chichi-shima.
 
 
Một con cá thuộc họ Labridae đang làm vệ sinh cho một chú cá bướm sắt (thực chất là nó đang ăn các sinh vật phù du nhỏ bám trên mình con cá kia). Cá Bướm Sắt có vẻ ngoài thật hoành tráng, gợi nhớ đến bộ áo giáp của các samurai.
 
 
Lặn ngụp dưới nước lâu rồi, chúng mình ngoi lên để thở tí nhé! Đôi mắt cực tinh tường của đại bàng biển Steller đang truy tìm những con cá trích náu mình giữa những tảng băng ở biển Shiretoko!
 
 
Đám dây rợ lằng nhằng này thực chất là rừng san hô ở vịnh Suruga. Mỗi xúc tu dài kia có nhiệm vụ hút lấy các động vật phù du làm thức ăn.