Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc

J, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 03/03/2016

Bạn sẽ rất bất ngờ khi thấy Mẹ thiên nhiên kỳ diệu đến mức nào.

Nhắc đến sứa, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ đến một sinh vật với vẻ ngoài khá huyền ảo, nhưng không kém phần đáng sợ. Đơn giản cũng vì sứa nào cũng có nọc độc, mà đôi khi là nọc độc chết người.

Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc - Ảnh 1.

Cảnh tượng thảm khốc này trong Finding Nemo chắc nhiều người vẫn còn nhớ...

Nêu vậy để thấy rằng sứa dường như là loài vật... không thể chơi cùng. Ngay như con sứa dưới đây cũng vậy - đó là một con sứa có phần "ô dù" khổng lồ, thuộc nhóm sứa Rhizostomae. 

Dù không gây độc cho con người, chúng vẫn có các tế bào chứa độc tốt thần kinh đủ để gây cảm giác bỏng rát cho bất kỳ loài thủy sinh nào lảng vảng quanh đó.

Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc - Ảnh 2.

Tuy nhiên, bạn sẽ rất bất ngờ khi biết những gì đang ẩn chứa bên trong "con quái vật lồng bàn" này nếu xem video dưới đây.

Đoạn video này được ghi lại tại một vùng biển thuộc Thái Lan. Và bạn thấy đấy, loài vật tưởng như không ai có thể chơi cùng này lại trở thành nơi trú ẩn cực kỳ an toàn cho loài cá dóc (shrimp scad), tránh bị kẻ thù là cá trumpet xử đẹp.

Nhưng bằng cách nào cá dóc dám liều mạng "núp bóng ông lớn"? Nguyên nhân cũng bởi không phải bộ phận nào của sứa cũng có độc. Các loài sứa bình thường cũng chỉ có độc tố tại xúc tu, trong khi loài sứa này thậm chí còn không có nổi một cái xúc tu nào.

Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc - Ảnh 4.

Chính vì thế, sau khi né tránh một cách tài tình bộ phận có độc tố, cá dóc cứ an nhiên thưởng thức các sinh vật phù du do sứa mang lại, mặc kệ các anh giai cá trumpet đang gào rú gầm thét ở bên ngoài.

Các nhà khoa học đến nay vẫn chưa biết được đây có phải là quá trình cộng sinh hay không, vì không rõ loài sứa có được lợi gì trong chuyện này. 

Chỉ biết là đến khi trưởng thành đủ lông đủ cánh để sống sót ngoài thiên nhiên, cá dóc sẽ rời xa mái nhà yên ấm và mặc kệ người đã từng cưu mang chúng mà thôi.

Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc - Ảnh 5.

Nhưng cá dóc cũng không phải là loài duy nhất "chơi lầy" với sứa. Các nhà khoa học cho biết đã có một số trường hợp các loài cua, tôm, thậm chí cả rùa... lợi dụng kẻ "chẳng ai chơi cùng" để né tránh những kẻ săn mồi.

Vậy đó, bạn đã thấy loài sứa bị đối xử bất công thế nào chưa. Và dưới đây sẽ là một số sự thật vui về sinh vật mang tiếng nhất quả đất này.

1. Nhiều loài sứa có thể phát sáng trong đêm

Đúng hơn là rất nhiều loài có cơ quan phát quang, cho phép chúng phát ra ánh sáng. Sứa sử dụng ánh sáng này để thu hút con mồi, hoặc để phân tán sự chú ý của kẻ thù.

Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc - Ảnh 6.

2. Sứa có thể... phân thân

Khi cắt một con sứa ra làm hai, thậm chí là nhiều mẩu, chúng có khả năng tái hồi sinh và tạo thành các cơ thể hoàn toàn mới.

Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc - Ảnh 7.

Đây là một hình thức sinh sản vô tính. Do đó nếu bị thương, khả năng sứa sẽ tạo thành hàng trăm phân thân là điều rất dễ xảy ra.

3. Có loài sứa không bao giờ chết

Quá trình phát triển của sứa có 2 giai đoạn: giai đoạn ổn định và lặng lẽ gọi là polyp, và giai đoạn "tăng động" với cái tên khá ghê rợn: medusa. Sứa sẽ phát triển từ polyp lên medusa, và đây mới là lúc chúng mang cái tên sứa.

Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc - Ảnh 8.

 Giai đoạn polyp của sứa

Tuy nhiên, loài sứa Turritopsis nutricula có thể quay ngược trở lại giai đoạn polyp khi gặp căng thẳng hoặc môi trường nguy hiểm. Do đó về cơ bản, chúng bất tử.

Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc - Ảnh 9.

 Turritopsis nutricula còn được mệnh danh là sứa bất tử

4. Sứa rất... ngốc

Những gì ẩn giấu bên dưới con sứa này sẽ làm bạn kinh ngạc - Ảnh 10.

Thực ra ta nói như vậy là bởi sứa không có não thôi. Thay vào đó, chúng có một hệ thống dây thần kinh dàn đều cơ thể, giúp sứa hoạt động nhịp nhàng.

Nguồn: Jelly Fact, Tree Hugger, Viralnova, Earthtouch