Những động vật tham gia chiến tranh thay con người

Sơn Hải, Theo Mask Online 12:01 25/02/2013
Chia sẻ

"Biệt đội cá heo", gấu binh nhì, chó cảm tử...

Nhiều loài động vật với khả năng đặc biệt của mình đã được huấn luyện, ứng dụng tham gia vào các cuộc chiến khốc liệt, tạo ra những đơn vị quân chủng hay vũ khí cực kỳ độc đáo…

1. Gấu binh nhì

Vào năm 1942, các binh sĩ của Ba Lan thuộc trung đội pháo binh 22 đóng quân ở biên giới Iran đã cứu sống một chú gấu nâu từ con buôn địa phương.

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 1

Từ đó, với tên Wojtek, chú gấu trở thành một thành viên không thể thiếu của trung đội. Họ coi Wojtek như một người em trong nhà, cưng chiều hết mức, được uống sữa, ăn mật ong...

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 2

Đổi lại, gấu Wojtek sẽ phải góp một phần sức lực vào việc vận tải đạn dược, giúp quân Ba Lan đập tan Đức Quốc xã ở Iran.

Sau chiến tranh, chú được mọi người ngợi ca, coi như một thần tượng đương thời, được chăm sóc, bảo vệ như linh vật của đất nước. Mọi người ngưỡng mộ gọi gấu là binh nhì Wojtek.

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 3

Vào năm 2010, một bức tượng trị giá 312.000 USD (khoảng 6,4 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại) được dựng lên để tưởng nhớ tới một anh hùng, người đồng chí thực sự của con người và động vật trong những lúc gian khó nhất.

2. Biệt đội cá heo

Vào thập niên 30 của thế kỷ XX, quân đội Hoa Kỳ đã sử dụng cá heo nhằm tạo ra bước đột biến trong hoạt động của thủy quân lục chiến.

Tham vọng của quân đội Mỹ là muốn biến những chú cá heo thông minh, hiền lành thành những "người lính" siêu hạng dưới nước.

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 4

Cá heo bảo vệ an toàn quanh phạm vi bơi, hay trông coi các tàu ngầm tránh bị phá hoại. Các chuyên gia quân sự sử dụng thiết bị bắn tự động dính vào mũi cá heo.

Bộ phận phát hỏa sẽ làm việc khi cá heo lắc chiếc vòng treo cứng và bắn vào kẻ phá hoại. Ngoài ra khi cần thiết, các chú cá heo có thể tham gia dò tìm tài nguyên đại dương đồng thời giải cứu người trên biển.

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 5

Trong thập niên 1990, quân đội Mỹ đã mời rất nhiều nhà hải dương học, bác sĩ thú y, nhà khoa học hàng đầu tham gia huấn luyện cá heo. Chương trình có ngân sách hoạt động hàng năm khoảng 20 triệu USD (khoảng 41,6 tỷ VND theo tỷ giá hiện tại), đào tạo 75 con cá heo Thái Bình Dương có khả năng theo dõi tốt hơn bất kỳ một thiết bị nhân tạo nào.

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 6

"Biệt đội cá heo" là lực lượng thông minh và cực kỳ thiện chiến. Chúng có sức chịu đựng cao, khả năng hoạt động trong phạm vi nhiệt độ cao và môi trường khắc nghiệt.

Khi có biến cố xảy ra, những "người lính" này sẽ được tập hợp trên máy bay chiến đấu C-130, hoặc tàu chiến hiện đại vận chuyển đến nơi cần thực hiện nhiệm vụ trong vòng 72h.

Chúng đã được sử dụng thử nghiệm trong các bài tập của quân đội Mỹ từ Alaska đến Hawaii, hoạt động trong phạm vi nhiệt độ cao và môi trường khá rộng.

3. Chó cảm tử

Trong Thế chiến thứ II, quân đội Liên Xô đã nghĩ ra và bắt tay vào dự án huấn luyện chó đánh bom tấn công xe tăng. Những chú chó này được huấn luyện tìm thức ăn dưới gầm xe tăng. Trước khi chiến dịch bắt đầu, chúng sẽ bị bỏ đói sau đó thả vào chiến trường để tìm đến gầm xe tăng đối phương.

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 7

"Chó cảm tử" khoác lên mình những áo có túi, bên trong đó là thuốc nổ với chiếc cầu chì cảm ứng. Khi được thả ra chiến trường chúng sẽ tìm đến các gầm xe tăng và chui vào, lúc này, cầu chì sẽ tiếp xúc với gầm xe và kích hoạt khối thuốc nổ.

Theo những báo cáo của Liên Xô, "chó cảm tử" đã tiêu diệt hơn 300 xe tăng Đức. Chúng trở thành nỗi khiếp sợ tới mức các sĩ quan chỉ huy Đức ra lệnh cho binh lính bắn tất cả những chú chó xuất hiện trong tầm nhìn.

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 8

Sau một thời gian, quân Liên Xô nhận thấy "chó cảm tử" không phân biệt chính xác xe tăng quân ta và quân địch. Hơn nữa, tiếng súng đạn và bom đã khiến nhiều chú chó sợ hãi quay đầu chạy mặc kệ cơn đói hoành hành. Chính vì những nguyên nhân trên cùng với sự hi sinh quá nhiều của những chú chó mà quân Liên Xô đã quyết định kết thúc chương trình này.

4. Chim cắt bắt cóc

Trước khi mạng lưới thông tin liên lạc đường dài được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả, chim bồ câu đưa thư được sử dụng để làm phương tiện liên lạc và truyền tin.

Trong Chiến tranh Thế giới II, theo ước tính, mạng lưới thông tin liên lạc và truyền tin của quân đội Anh sử dụng khoảng 250.000 chim bồ câu đưa thư trên khắp các chiến trường. Những chú chim truyền tin này tỏ ra rất hữu ích trong nhiều trường hợp không thể sử dụng radio.

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 9

Một chú chim bồ câu đưa thư được huấn luyện tốt có khả năng bay xa hơn 1.800 km với khả năng tới đích chính xác mà không tạo ra bất cứ dấu hiệu nào khiến quân địch nghi ngờ và lần ra dấu vết.

Tuy nhiên, công nghệ chim bồ câu đưa thư không phải độc quyền của bất cứ đội quân nào. Tương tự Anh, quân đội Đức cũng tích cực sử dụng những chú bồ câu đưa tin hữu dụng này.

Những động vật tham gia chiến tranh thay con người 10

Vì vậy để đối phó, quân đội Anh đã đưa ra ý tưởng huấn luyện chim cắt để tuần tra bờ biển và bắt bồ câu đưa thư của quân Đức. Họ đã huấn luyện một đội quân chim cắt nhỏ.

Kế hoạch ít nhiều thành công khi đã có hai chú chim bồ câu đưa thư của địch đã bị bắt sống và  thông tin lấy được từ chúng vô cùng quan trọng. Mọi người khi ấy còn gọi đùa hai chú bồ câu tội nghiệp là “tù nhân chiến tranh”.


Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày