Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ"

Việt Anh, Theo Mask Online 00:00 21/10/2014

Đơn giản nhưng đặc biệt, đó là những nhận xét mà các chuyên gia y tế dành để miêu tả loại virus Ebola đang hoành hành trên thế giới hiện nay…

Đại dịch Ebola năm 2014 được coi là một trong những dịch bệnh lớn nhất mà loài người phải đối mặt trong nhiều năm trở lại đây. Mặc dù đã được phát hiện từ rất sớm và có những biện pháp đề phòng song cho tới ngày 18/10, số người chết vì Ebola đã lên tới 4.555 nạn nhân.

Nguy hiểm hơn, ngay cả các quốc gia vốn nổi tiếng với nền y học phát triển và công nghệ cao như ở Mỹ, Đức cũng đã có trường hợp bị lây nhiễm virus này. Vậy điều gì đã làm nên sự khác biệt và nguy hiểm tới vậy của Ebola? Hãy cùng tìm hiểu qua chùm ảnh dưới đây.

Sự nguy hiểm của virus Ebola tới từ chính cấu tạo đơn giản… quá mức của chúng

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 1
Hình ảnh virus Ebola dưới kính hiển vi

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 2
Cấu tạo bên trong của virus Ebola

Trên thực tế, Ebola thuộc họ filovirus với cấu tạo một sợi nhỏ protein mang theo ARN (chứa 7 mã gene dùng cho việc tái tạo virus và chống lại hệ miễn dịch của vật chủ). 

Với cấu tạo này, virus Ebola dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua việc tiếp xúc với các chất dịch của người bệnh như phân, nước tiểu, nước bọt…


Xét về khả năng lây nhiễm, Ebola không hẳn là một virus lây lan quá nhanh

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 3
Bất chấp những biện pháp ngăn chặn từ rất sớm, dịch Ebola vẫn không ngừng lan rộng.

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 4
Virus sởi có thể phức tạp và lây nhiễm nhanh hơn, song nếu so sánh về mức độ nguy hiểm, chúng vẫn kém Ebola một bậc.

So với sởi hay đậu mùa, tốc độ lây lan của Ebola chỉ ở mức trung bình (sởi mất 23 ngày để gây bệnh trên 100 người, trong khi Ebola mất tới 75 ngày). 

Tuy nhiên, chính điều này khiến virus Ebola trở nên nguy hiểm vì khiến không ít người chủ quan. Họ không biết rằng, phần lớn các bệnh nhân mắc Ebola chỉ sống được tối đa vài tuần (khoảng 18 - 21 ngày) trước khi qua đời. Nếu so sánh với những người có H sống được hàng chục năm, Ebola thực sự nguy hiểm. 


Cách thức tấn công của virus Ebola "thông minh" nhất trong thế giới virus

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 5
Quá trình virus Ebola tấn công tế bào trong cơ thể người

Sau khi xâm nhập cơ thể, đối tượng tấn công của Ebola là hợp chất có tên interferon. Interferon có tác dụng thông báo tới hệ miễn dịch sự xuất hiện của bất cứ tác nhân nào khác xâm nhập cơ thể. 

Các chuyên gia y tế hiện nay đánh giá cách thức tấn công này biến Ebola lọt vào top các virus “thông minh” nhất thế giới.


Ở một khía cạnh khác, sự nguy hiểm không-giống-ai của Ebola còn thể hiện trong khả năng ủ bệnh đáng kinh ngạc

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 6
Cách thức virus Ebola xâm nhập tế bào và sinh trưởng

Khi xâm nhập cơ thể, virus Ebola gắn một protein cồng kềnh vào interferon khi hợp chất này truyền tín hiệu tới hệ miễn dịch. 

Protein của Ebola bóp méo tín hiệu, khiến chúng không thể tới được các tế bào miễn dịch.


Ebola khiến con người không nhận ra thời gian ủ bệnh

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 7
Bệnh nhân chỉ thực sự biết mình mắc bệnh khi các triệu chứng lộ rõ ra bên ngoài. Nhưng đó là khi mọi chuyện đã quá muộn!

Hậu quả là hệ miễn dịch của cơ thể hầu như không hề nhận biết được sự có mặt của Ebola, giúp virus này thoải mái tiếp cận các tế bào thông thường. Trong suốt thời gian này, người nhiễm vẫn sẽ chưa có biểu hiện gì của việc mắc bệnh. 


Virus Ebola khiến tế bào trong cơ thể nổ tung

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 8
Số lượng virus Ebola khổng lồ tấn công một tế bào của cơ thể

Thường sau khoảng một tuần nhiễm bệnh, các tế bào trong cơ thể bị virus Ebola phá vỡ. Chúng nổ tung và vô hình chung đưa virus Ebola vào máu. Khi đó, hệ miễn dịch của cơ thể mới phát hiện sự có mặt của loại virus quái ác nhưng đã quá muộn. 

Các protein được hệ miễn dịch tiết ra thậm chí còn gây viêm ở các mạch máu, làm bệnh tình trầm trọng hơn. 


70% nạn nhân nhiễm Ebola tử vong

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 9

Những ngày tiếp theo, bệnh nhân gần như suy sụp hoàn toàn. Tốc độ tấn công của virus Ebola nhanh tới mức chúng gây nên sự sụp đổ toàn hệ thống cơ thể, từ não, thận, gan cho tới phổi, tụy, ruột… 

Hiện nay, có đến 70% bệnh nhân nhiễm Ebola tử vong, nhiều hơn bất cứ đại dịch nào con người từng đối mặt (tỉ lệ tử vong của bệnh đậu mùa chỉ là 30%, sởi là 28% và SARS là 11%).


Ebola có khả năng sống dai trong điều kiện môi trường khắc nghiệt

Những đặc điểm biến Ebola trở thành "virus ác quỷ" 10
Một nạn nhân tội nghiệp của virus Ebola với cái chết đã định trước

Sự nguy hiểm có 1-0-2 của virus Ebola còn nằm ở khả năng sống… “dai hơn đỉa”. Giống như virus cảm lạnh, Ebola cũng tồn tại được trên các bề mặt khô như tay nắm cửa. 

Với nhiệt độ phòng, Ebola có thể sống được tới sáu giờ đồng hồ trong các dịch cơ thể. Đáng sợ hơn ở chỗ, Ebola còn tồn tại rất lâu trong cơ thể vật chủ. Người ta từng phát hiện, virus Ebola vẫn sống rất khỏe trong tinh dịch của một người đàn ông sau khi anh ta bình phục tận 3 tháng. 

Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được vắc – xin hay phác đồ điều trị dứt điểm cho bệnh nhân nhiễm Ebola. Để phòng tránh sự tấn công của loại virus chết người này, hãy làm theo những chỉ dẫn dưới đây: 

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng thuốc sát khuẩn đường mũi họng

- Không ăn hay giết mổ động vật có nghi ngờ nhiễm bệnh, nấu chín thức ăn.

- Hạn chế đi du lịch tới các vùng có dịch bệnh

- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc người bệnh

- Nếu phát hiện có triệu chứng như sốt, đau cơ, cần tới ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán.


(Nguồn: Business Insider, Wired, Wikipedia, Washington Post, Reuters, MOH)