Nguồn gốc của hội chứng "không biết sợ hãi"

Gabby, Theo Mask Online 12:01 10/02/2013

Sẽ ra sao nếu một ngày, dây thần kinh sợ hãi của bạn không làm việc…

Sợ hãi, hoảng loạn là một trong những phản ứng cơ bản của con người. Khoa học đã chứng minh được nỗi sợ hãi được điều khiển bởi hệ thống trung ương thần kinh. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn tự đặt câu hỏi: Nếu cơ chế kiểm soát này không hoạt động, liệu chúng ta sẽ không bao giờ biết sợ?

Hạch thần kinh sợ hãi...

Nguồn gốc của hội chứng "không biết sợ hãi" 1

Trong vài năm trở lại đây, sau rất nhiều các thí nghiệm khoa học được tiến hành, giới chuyên gia tin tưởng, có một cơ chế kiểm soát nỗi sợ hãi của con người nằm bên trong não bộ.

Tất cả những cảm giác hoang mang, lo lắng, hoảng sợ của chúng ta đều xuất phát từ hoạt động và phản ứng của cơ chế trên.

Nguồn gốc của hội chứng "không biết sợ hãi" 2

Vùng não ấy được gọi là amygdala - một cấu trúc hình quả hạnh, nằm phía sau tuyến yên. Hoạt động của amygdala gắn liền với quá trình học tập, thu nạp cảm xúc khác nhau của con người.

Khi sợ hãi, vùng này tiết ra các hormone giúp điều chỉnh hành vi của con người tùy thuộc vào mức độ cảm xúc. Càng sợ nhiều, hormone được tiết ra càng nhiều.

Nguồn gốc của hội chứng "không biết sợ hãi" 3

Phần lớn các hormone tiết ra đều nhằm kích thích sức chiến đấu bản năng của chúng ta. Điển hình như norepinephrine làm tăng nhịp tim, lưu lượng máu đến các cơ, xương; cortisol đẩy nhanh quá trình trao đổi chất… Đó là lý do vì sao khi đối mặt với nỗi sợ hãi, nguy hiểm, con người trở nên tỉnh táo, tập trung và khỏe hơn một cách bất thường.

Nếu một ngày, amygdala không hoạt động, phải chăng con người sẽ không bao giờ biết sợ?

Nguồn gốc của hội chứng "không biết sợ hãi" 4

Nhà nghiên cứu Justin Feinstein cùng các đồng nghiệp tại ĐH Iowa, Mỹ đã tiến hành các thử nghiệm để tìm lời giải đáp cho câu hỏi trên. Họ tiến hành khảo sát trên bệnh nhân được chẩn đoán amygdala bị cứng lại và không hoạt động.

Kết quả cho thấy, khi tiếp xúc với rắn, nhện, các bộ phim kinh dị… những bệnh nhân này chẳng hề mảy may sợ hãi. Có vẻ như nhận định ban đầu của các nhà khoa học là chính xác.

Nguồn gốc của hội chứng "không biết sợ hãi" 5

Nhóm của Feinstein tiếp tục có cuộc khảo sát thứ hai. Lần này là những tình nguyện viên khỏe mạnh nhưng bị tổn thương amygdala, họ được hít không khí chứa 35% CO2. Với nồng độ này, người bình thường sẽ trở nên sợ hãi do CO2  vào cơ thể làm nồng độ axit trong máu tăng cao, nguy cơ gây ra nghẹt thở.

Kết quả lần này thật đáng kinh ngạc: kể cả những người bị tổn thương hạch hạnh nhân cũng có cảm giác sợ hãi, thậm chí còn mãnh liệt hơn so với người thường.
 
Lý giải của khoa học...

Nguồn gốc của hội chứng "không biết sợ hãi" 6

Thí nghiêm thứ hai của nhóm Feinstein đã chứng minh rằng: amygdala không phải là cơ quan duy nhất điều khiển sự sợ hãi. Nói cách khác, nếu hạch thần kinh sợ hãi có bị hỏng thì vẫn có lúc người ta cảm nhận được nỗi sợ.

Nguồn gốc của hội chứng "không biết sợ hãi" 7

Justin Feinstein lý giải vấn đề nằm ở sự khác nhau trong cơ chế phản ứng. Amygdala kiểm soát cảm giác sợ hãi tới từ các kích thích bên ngoài, chẳng hạn như việc sợ ma, quỷ, rắn, rết… Còn bản thân cơ thể vẫn còn các cơ chế khác để phản ứng với các tác nhân tấn công trực tiếp vào hệ thống sinh lý như nồng độ CO2 vào máu trong thí nghiệm trên.

Giả thuyết trên nhận được nhiều sự ủng hộ của phần đông giới khoa học. Tuy nhiên, sẽ cần thêm nhiều thời gian để chúng ta khám phá rõ vấn đề này…


Bạn có thể xem thêm: