Nào ta cùng… ướp xác

Mèo Lợn, Theo 00:01 01/11/2010

Ướp xác dường như là một thứ “mốt”, một điều đặc trưng và phải có trong thời Ai Cập cổ đại khi người ta ướp cả thức ăn lẫn… vàng mã. <img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

Người Ai Cập vốn nổi tiếng với các xác ướp của Pharaoh hay các nhân vật quyền cao chức trọng. Tuy nhiên, họ còn ướp xác cả các loài động vật và để chúng vào những hầm mộ âm u bí hiểm của mình. Cùng ngó nghiêng bộ sưu tập xác ướp của họ tại viện bảo tàng Ai Cập tại thủ đô Cairo nhé!
 
 
Một con linh dương được hoàng hậu Ai Cập cổ nuôi làm cảnh. Sau khi chủ nhân qua đời, nó cũng được chuẩn bị để bước vào cuộc sống vĩnh hằng với các nghi thức giống hệt các thành viên hoàng gia. Được bọc kín bằng vải sọc xanh và đặt trong cỗ quan tài làm thủ công, con linh dương "hộ tống" vị nữ hoàng xuống lăng mộ khoảng năm 945 trước Công nguyên.
 
 
Các miếng “thịt xác ướp” được trưng bày tại bảo tàng Cairo. Chúng được chuẩn bị cho một buổi dã ngoại của hoàng gia nơi kiếp sau. Vịt, chân bò, sườn, thịt nướng và thậm chí cả đuôi bò để nấu súp đều được ướp và đặt trong mộ Nữ hoàng. Bà ấy có lẽ chẳng bao giờ phải lo đói bụng với số lượng thức ăn như thế này.
 
 
Các xác ướp nhằm bày tỏ niềm tôn kính với thần linh như thế này cũng có mặt trong lăng mộ. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chúng là đồ thật mà chỉ là một dạng “vàng mã”. Con cá sấu này chỉ là lớp vỏ rỗng ruột mà thôi!
 
 
Một xác ướp con chim ăn thịt với phần mặt được trang trí cầu kỳ nhưng thực chất chỉ chứa vài cái xương nhỏ ở phía dưới lớp vải này.
 
 
Một con cừu đực linh thiêng đến từ đảo Elephantine được bọc cẩn thận trong lớp vàng thật và sơn. Chỉ có 7 xác ướp như thế này tồn tại qua bão cát thời gian cũng như sự tấn công của bọn trộm đồ cổ để ngày nay góp mặt trong bảo tàng.
 
Những con cừu như thế này được xem là hiện thân của vị thần sáng tạo Khnum và được các thầy tư tế nuôi cẩn thận tại các khu đền cho đến khi chúng “hy sinh” vì các nguyên nhân tự nhiên. Con cừu này chết vào khoảng thế kỷ thứ 2 – 3.  
 
 
Con cò này được đặt trong một lớp vỏ rất đặc biệt. Người ta đã tái tạo lại phần mỏ và đầu của nó với mắt là hai viên thủy tinh. Ở hai bên sườn của lớp vỏ là hàng loạt chữ tượng hình và cả hình vẽ các vị thần.
 
 
Tại khu di tích Tuna el-Gebel, các thầy tư tế đã đặt xác ướp của các con khỉ đầu chó vào mỗi hộc tường. Người ta đã tìm ra hàng ngàn xác ướp như thế và dự đoán vẫn còn rất nhiều nằm quanh quẩn đâu đó chờ ngày bước ra ánh sáng.
 
 
Một cái hộp đá với phần nắp được tạo hình cầu kỳ. Bên trong chiếc hộp chính là con vật được tạc hình trên nắp.
 
 
Đây lại là một con linh dương được bọc rất sơ sài, không giống con linh dương của hoàng hậu. Nó được bó trong lớp vải lanh và sợi cói vốn được dùng để làm giấy của người Ai Cập.
 
 
Một xác ướp con chó săn của Pharaoh. Các chi tiết trên mặt và phần lông của nó vẫn được lưu giữ qua hàng ngàn năm. Đáng tiếc là lớp vỏ bọc ngoài và lớp vải quấn đã không còn được bảo tồn. Con chó này có một ngôi mộ riêng, được "trang hoàng" đặc biệt nằm trong Thung lũng của các vị vua, nơi tập trung nhiều Kim Tự Tháp Ai Cập. Có lẽ đây là thú cưng của một vị Pharaoh nào đó.
 
 
Con khỉ này là bạn đồng hành của con chó săn ở hình trên. Nó cũng là một con thú cưng của nhà vua và thậm chí đã bị nhổ răng nanh để tránh làm bị thương đấng quân thượng. Hai con vật đã làm bầu bạn với trong cùng một ngôi mộ trong hàng ngàn năm.
 
 
Ảnh chụp X-quang cho thấy xác ướp của một chú mèo con nằm trong một loại "quan tài" bằng gỗ cũng có hình một chú mèo luôn.