Khai quật hóa thạch tổ tiên loài voi

Ái Nhi, Theo 00:01 31/03/2011

Chúng có niên đại hơn 2 triệu năm rồi cơ đấy! <img src='/Images/EmoticonOng/06.png'>

Mới đây, một hộp sọ và đôi ngà của một con voi nguyên thủy khổng lồ đã chết hơn 2 triệu năm đã được phát hiện bởi các nhà xây dựng ở Chile. Các bằng chứng cho thấy kích thước của nó tương đương với voi hiện đại.
 
Có thể nó đã lang thang khắp các khu rừng và vùng đồng bằng trước khi sa vào một đầm lầy và chết tại đây. Chính đầm lầy đó đã bảo quản bộ xương của nó cho đến tận ngày nay.
 
Việc tìm thấy bộ hóa thạch bên cạnh một dòng sông có thể cho các nhà khoa học nhiều mảng thông tin liên kết với nhau về DNA có liên quan đến các loài cùng huyết thống như voi ma mút. Nó cũng có thể làm sáng tỏ hơn về nguồn gốc của loài voi.
 
Phát hiện đôi ngà voi cùng hộp sọ tại một thủy điện đang xây dựng ở Chile.
 
Các nhân viên xây dựng thủy điện đã tìm thấy chúng bên cạnh một dòng sông ở Padre, gần thủ đô Santiago của Chile. Khi đào xuống đất, họ nhận thấy đầu tiên là mảnh cuối của đoạn ngà dài khoảng 1,2 mét. Các nhà cổ sinh vật học đã được cử đến và sau khi khai quật, họ phát hiện thêm một hộp sọ của voi răng mấu. Giám đốc Rafael Labarca của viện PDI Chile phát biểu trên tờ báo La Tercera: “Trong quá trình khai quật, chúng tôi đã nhận thấy bộ xương vẫn còn vùi ở dưới. Thực tế toàn bộ hộp sọ hoàn chỉnh và ở điều kiện hoàn hảo, với 4 răng hàm cùng với 2 ngà và gần đủ 4 chân. Ngoài ra, bên trong hộp sọ là một phần xương cột sống.”
 
Hộp sọ gần như hoàn thiện.
 
Voi răng mấu có cùng kích thước như voi hiện đại nhưng có cơ bắp nhiều hơn và có lớp lông dày để bảo vệ chúng khỏi giá rét. Tổ tiên của loài voi là chủ đề khám phá thu hút nhiều nhà sinh vật học. Bằng chứng hóa thạch cho thấy nó đã bắt đầu ở châu Phi khoảng 50 đến 60 triệu năm trước cùng với loài Moeritheres, sinh vật giống lợn với vòi dài. Những giống voi tiền sử phát triển thành một số loài khác, nhiều trong số chúng lớn hơn nhiều và sống rải rác trên toàn cầu, sống ở mọi châu lục ngoại trừ Australia và Nam Cực.
 
Cận cảnh hàm răng khổng lồ.
 
Loài Trilophodon xuất hiện 26 triệu năm trước đây và kéo dài đến 2 triệu năm trước ở Âu Á, châu Phi và Bắc Mỹ. Con người hiện đại, trái lại, phát triển chỉ trong khoảng 200.000 năm trước.
 
Nhà sinh vật học Consuelo Huidobro đang chùi răng cho xương voi khổng lồ.
 
Loài lớn nhất trong các loài ma mút khổng lồ mà thích nghi với cái lạnh ở Âu Á, châu Phi và Bắc Mỹ trong kỷ nguyên Pleistocene 2 triệu năm trước. Người ta tin rằng chúng là những loài gần gũi nhất với loài voi. Không giống như Mastadon ăn cành và lá, voi ma mút chỉ ăn cỏ. Cả hai loài này dường như đã sống sót cho đến khi một vài ngàn năm trước khi con người trở nên quen thuộc với chúng.
 
Chiều cao của con voi nguyên thủy với người cao 1,8 m.
 
Người ta tin rằng sự tiến hóa và tuyệt chủng của nhiều loài voi hiện đại có thể được gắn chặt với sự lan rộng của loài người. Hầu hết các cuộc khai quật của voi răng mấu đã được thực hiện ở Bắc Mỹ.
 
Một bộ xương hoàn thiện của voi răng mấu.
 
Rất ít được phát hiện ở phần phía nam của lục địa. Trước đây, chỉ có thể tìm thấy chúng ở Chile. Một trong những phát hiện lớn nhất đã được thực hiện vào năm 1993 tại hồ Diamond Valley bên ngoài Hemet, California. Nó mang lại cho chúng ta một địa danh khảo cổ mới, được gọi là “Thung lũng của voi răng vẩu.”
 
 
 
Hiện tại nhiều khai quật đã diễn ra hàng năm tại khu vực Hiscock ở Byron, New York. Trong tháng 7/2007, đôi ngà voi răng vẩu dài nhất thế giới 4,8 mét và mỗi ngà nặng một tấn được phát hiện tại Milia, phía bắc Athens.