Điểm danh 5 di sản thiên nhiên mới của thế mới nào!

MX, Theo 00:01 07/08/2010

Cùng ngó xem 5 "thành viên mới" này ra sao nào. <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Kì họp lần thứ 34 của UNESSCO tại Brazil để chọn ra các di sản thế giới mới đã kết thúc vào ngày 2/8 vừa qua. Kết quả có 21 di sản mới được chọn. Trong số đó là 5 di sản thiên nhiên mới đẹp ngất ngây luôn.
 
Núi Đan Hà (Danxia), Trung Quốc
 
Núi Đan Hà là một khu vực cảnh quan nổi tiếng ở thành phố Thiều Quan, phía bắc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
 

 
Được tạo nên từ sa thạch màu đỏ, nó bị bào mòn theo thời gian nên có nhiều hình thù kỳ lạ. Đan Hà có nhiều khe núi, cột đá, thác nước, rừng xanh tự nhiên. Địa hình, hoang dã, lởm chởm khiến nó trở thành nơi sinh sống của vô số loài thực vật, động vật. Trong đó có khoảng 400 loài thuộc diện quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng.
 
 
Nhìn màu xanh này thật thích!
 
 
Đảo Reunion, Pháp
 
Đảo Reunion (tiếng Pháp: Reunion hay chính thức là La Réunion) là một hòn đảo nhỏ nằm trong Ấn Độ Dương, cách Mauritius 200 km về phía tây nam. Reunion có chiều dài là 63 km, rộng 45 km và diện tích khoảng 2.517 km² là và lãnh thổ hải ngoại của Pháp.
 
Hình dáng của hòn đảo này.
 
Reunion có diện tích tương đương với đảo Hawaii và cả hai đều nằm trên những điểm nóng của vỏ trái đất. Chính vì thế, di sản thiên nhiên này có hai ngọn núi lửa cao vút kèm những bức tường đá khổng lồ, ba vách đá hình vòng cung, những hẻm núi phủ đầy cây cối, vùng lòng chảo.
 
 
 
 
Piton de la Fournaise, một khiên núi lửa ở cực đông của đảo, nhô cao hơn mực nước biển 2.631 mét và thỉnh thoảng được ví như họ hàng với các núi lửa trên đảo Hawaii bởi những nét tương đồng về bản chất kiến tạo.
 

Vị trí của Piton de la Fournaise từ vệ tinh này.
 
... và cả lúc phun trào.
.
Núi lửa thứ hai tên là Piton des Neiges có độ cao 3.070m, là điểm cao nhất của Reunion, nằm về phía tây bắc. Mặc dù tên gọi của ngọn núi trọng tiếng Pháp có nghĩa "ngọn núi tuyết" nhưng tuyết chẳng bao giờ xuất hiện trên đỉnh của ngọn núi này. Trên các sườn của cả hai núi lửa này là những thảm thực vật dày đặc.
 
Đỉnh Piton des Neiges đây!
 
Một điểm thú vị: Reunion chính là hòn đảo nơi hai Vua của Việt NamThành TháiDuy Tân bị thực dân Pháp đưa đi đày vào tháng 11 năm 1916 do có những hành động nổi dậy chống lại ách thống trị của chúng.
 
Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng, Kiribati
 
Khu bảo tồn đảo Phượng Hoàng (Phoenix Island) nằm trên 8 đảo thuộc nhóm đảo Phượng hoàng ở phía nam Thái Bình Dương do nước cộng hòa Kiribati (một hòn đảo nằm ở Thái Bình Dương, trước là thuộc địa của Anh) quản lý.
 
 

 
Với tổng diện tích 408.205 km2 (bao gồm cả diện tích mặt nước), đây là khu bảo tồn sinh vật biển lớn nhất thế giới. Khoảng 800 loài động vật - trong đó có 200 loài san hô, 500 loài cá, 18 động vật biển có vú và 44 loài chim - đang sống trong khu bảo tồn Đảo Phượng hoàng. Đây cũng là lần đầu tiên Kiribati “đóng góp” di sản cho UNESSCO.
 
 
 

 
Cao nguyên Putonara, Siberia
 
Nằm ở giữa vùng Siberia thuộc Nga và cách Bắc Cực chừng 100 km, cao nguyên Putorana (Putorana Plateau) được tạo nên bởi hoạt động của núi lửa.
 
 
Putorana như một dãy núi biệt lập thuộc cao nguyên sở hữu nhiều hệ sinh thái vùng cực và cận cực - như rừng thông taiga nguyên sinh, lãnh nguyên, hoang mạc.
 
 
 
Putorana rộng khoảng 2 triệu hec-ta, đồi núi đá bazal hoàn toàn nguyên sơ, không có dân cư và chưa hề qua sử dụng. Putorana đúng là một cao nguyên độc đáo. Có những kiến tạo đứt gãy chia nhỏ cao nguyên thành những mảng riêng. Putorana là địa bàn có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vô số thung lũng, khe núi, 1.500  thác và 25.000 hồ nước khiến cho cao nguyên càng trở nên ngoạn mục.
 

 
Hệ thực vật và động vật ở đây vô cùng phong phú. Nói chung, ở đây có cả những cánh đồng rêu, taiga và núi cao. Ở cao nguyên này tập trung nhiều quần thể hươu phương Bắc hoang dại. Ngoài ra còn có cừu tuyết - loài động vật đã được đưa vào Sách Đỏ.
 

 
Cao nguyên Trung tâm (Central Highlands), Sri Lanka:
 
Cao nguyên Trung tâm nằm giữa miền trung và miền nam đảo quốc Sri Lanka. Ở đây có tới ba khu bảo tồn thiên nhiên. Những khu rừng trên núi thuộc cao nguyên có hệ sinh thái vô cùng phong phú, trong đó bao gồm nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như báo Sri Lanka.
 
 
 
 
Báo Sri Lanka nằm trong sách đỏ đấy nhé!
 
Đây được coi là nơi có mức độ đa dạng sinh học cực cao. Ban đầu cao nguyên này được đề cử cho vị trí di sản hỗn hợp văn hoá và tự nhiên, nhưng UNESSCO chỉ công nhận giá trị tự nhiên của nó mà thôi, vị trí hỗn hợp thuộc lại về quần đảo Papahanaumokuakea Mỹ.