"Đi dạo" với quái vật thời tiền sử (Phần 2)

Mèo Ú, Theo 00:00 23/02/2011

Đây là thời đại xuất hiện loài kiến ăn thịt lớn nhất trong lịch sử. <img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

 
Loài săn mồi nguy hiểm nhất được nhắc đến ở kỳ trước chính là kiến ăn thịt khổng lồ, có tên khoa học là Formicium.
 
Khi trưởng thành, những chú kiến thợ có kích thước lên đến 3cm và con kiến chúa dài đến 5cm. Chúng luôn đi theo đàn với số lượng lên tới hàng triệu con và tiêu diệt con mồi chỉ trong nháy mắt.
 
 
Ngày nay, Formicium đã bị tuyệt chủng nhưng con cháu của chúng vẫn còn những loài tàn phá mọi nơi từng đi qua. Ở Malaysia có loài kiến độc Occophyla, càng sắc, cắn thủng thịt và có nọc độc đốt rất buốt. Kinh khủng hơn là loài kiến Dorillin, dù nhỏ bé nhưng chúng có thể “hô biến” một chú voi trở thành bộ xương chỉ trong vòng 15 phút.
 
Quay trở lại với kỷ Eocene, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hình hài đầu tiên của loài cá voi hiện nay. Ban đầu là động vật sống trên cạn, song để thích nghi với cuộc sống khắc nghiệt, chúng đã tiến hóa thành loài lưỡng cư. Ambulocetus có thể đi lại trên cạn, nhưng chúng dành thời gian chủ yếu ở dưới nước để săn mồi và được gọi với cái tên “cá voi biết đi”.
 
"Tiền thân" của cá voi cực kì dữ dằn
 
Theo các nhà khoa học, sau khoảng 10 triệu năm tiến hóa, tứ chi của chúng sẽ biến thành chân chèo và trở thành loài cá voi sống hoàn toàn dưới nước như thời nay.

Kỳ tới, chúng ta sẽ đi tới 15 triệu năm tiếp theo, tới thời điểm những con cháu của loài Ambulocetus trở thành những vị vua thật sự dưới biển cả. Mời các bạn đón xem vào 0h, thứ Bảy ngày 26/02/2011.