"Chộp" ánh sáng và pha chế cocktail bằng máy đánh chữ

Ling Ling, Theo 12:00 11/01/2012
Chia sẻ

Từ máy ảnh chụp 1 nghìn tỉ khung hình trên giây đến người pha chế đồ uống nhờ... máy đánh chữ.

“Chộp” chuyển động của ánh sáng


Đã bao giờ bạn nghĩ về chuyện mình sẽ nắm bắt và quan sát được chuyển động của ánh sáng chưa? Tiến sĩ Ramesh Raskar và nhóm nghiên cứu của ông tại MIT Media Lab đã chế tạo ra máy ảnh có khả năng thu và chụp 1.000 tỉ khung hình mỗi giây đấy! Chiếc máy ảnh này có thể quay một đoạn video ghi lại hình ảnh ánh sáng được nhìn thấy rất chậm rãi và từ từ phủ qua từng vật thí nghiệm.



Ánh sáng ở đây là một xung laser kéo dài ít hơn 1.000 tỉ giây được sử dụng như đèn flash. Ánh sáng phản chiếu từ cảnh quay được thu thập bởi một máy ảnh có tỷ lệ tương đương với gần 1/2.000 tỉ khung hình mỗi giây. Tuy nhiên, do thời gian tiếp xúc rất ngắn (khoảng 2/1.000 tỉ giây) và một góc quay hẹp nên video chỉ được chụp trong khoảng vài phút bằng cách lặp đi lặp lại thí nghiệm trên.

Để hiểu rõ hơn, chúng mình cùng theo dõi clip sau đây nhé!



Pha chế đồ uống từ... máy đánh chữ


Các bạn có biết, nghệ sĩ người Nga Morskoiboy đã chế tạo ra một máy đánh chữ pha đồ uống với một hệ thống bàn phím thủy lực?



Video clip dưới sẽ cho ta thấy từng công đoạn chế tạo chiếc máy thú vị này, từ vật liệu cần chuẩn bị là những miếng nhựa trong suốt đến những phím bấm theo đúng bảng chữ cái.


Các teen mê làm bartender (người pha chế đồ uống) hãy thử nghiên cứu cơ chế hoạt động của chiếc máy pha đồ uống thú vị này xem nhé!

Rất nhiều ống dẫn dung dịch và một vài chai siro nhiều màu nối trực tiếp với các phím bấm thông qua các dây dẫn để làm ra thức uống bạn yêu thích. Cứ mỗi khi ấn vào 1 nút bất kì trên bàn phím, trên chiếc máy này lại hiện lên đúng chữ cái với màu dung dịch bạn đã lựa chọn ban đầu. Thật tuyệt phải không nào?


Khối hình biến hóa siêu ảo qua video stop motion


Chúng ta đã không còn lạ gì với loại hình video stop motion (thuật ngữ để chỉ những đoạn phim được tạo nên bởi hàng loạt những hình ảnh chụp tĩnh), bản chất của loại hình này là những tấm ảnh được chụp liên tiếp rồi xử lý trên bàn dựng chuyên dụng để tạo thành một đoạn phim.

Chung niềm yêu thích với các đạo diễn của loại stop motion, vừa qua, Steven Briand cùng ekip của mình đã tạo ra một video có tên gọi Protéigon trong thời gian 2 tháng.




Trong video này, bạn sẽ thấy bàn tay “xếp đi xếp lại” những hình khối đơn giản với 2 màu đen và trắng. Hãy để ý tới hiệu ứng âm thanh, ánh sáng cùng sự kết hợp mượt mà với hành động của anh chàng diễn viên này để cảm nhận trọn vẹn về ý tưởng tái tạo lịch sử tiến hóa của cảnh quan thế giới thông qua hình học.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày