Cảnh tượng thú vị: Nhật thực toàn phần trên Sao Hỏa

J, Theo Trí Thức Trẻ 10:50 20/08/2013

Hiện tượng kỳ thú này diễn ra trên Sao Hỏa đã được tàu thăm dò Curiosity của NASA ghi lại.

Mới đây, tàu thăm dò Curiosity của Cơ quan vũ trụ Mỹ - NASA đã ghi lại được chuỗi hình ảnh hấp dẫn được lấy từ bề mặt của Hành tinh Đỏ hôm 1/8 vừa qua. Đó là hiện tượng nhật thực của Mặt trăng trên Sao Hỏa giữa Phobos và Deimos. 

Cảnh tượng thú vị: Nhật thực toàn phần trên Sao Hỏa 1
Hình ảnh Mặt trăng Phobos đang tiến gần tới Deimos.

Qua 41 hình ảnh mà tàu thăm dò Curiosity gửi về Trái đất, các nhà khoa học làm việc tại phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA đã "khâu" chúng lại để tạo ra đoạn video dài 30 giây, đưa đến cho người xem cái nhìn cận cảnh Mặt trăng Phobos đi ngang qua Mặt trăng Deimos.

Cảnh tượng thú vị: Nhật thực toàn phần trên Sao Hỏa 2
Cảnh 2 Mặt trăng nhìn từ bề mặt Sao Hỏa.

Phobos là Mặt trăng lớn và ở sát bề mặt hành tinh nhất trong số hai Mặt trăng của Sao Hỏa. Mặt trăng còn lại trên Sao Hỏa có tên gọi là Deimos.

Trong các bức ảnh, Mặt trăng Phobos trông lớn hơn rất nhiều so với Deimos và che khuất Deimos. Trên thực tế, Mặt trăng Phobos to gấp đôi Deimos nhưng khoảng cách từ Phobos đến Sao Hỏa gần hơn nhiều so với Deimos. Do đó, Phobos trong ảnh trông lớn hơn.

Cảnh tượng thú vị: Nhật thực toàn phần trên Sao Hỏa 3
Phải mất 1 tuần, những hình ảnh này mới được tàu thăm dò Curiosity gửi về Trái đất.

Qua nghiên cứu, các chuyên gia của NASA nhận thấy, quỹ đạo của Mặt trăng Phobos di chuyển đang tiến gần hơn về phía hành tinh Đỏ, cách bề mặt Sao Hỏa khoảng 5.954km. Còn Mặt trăng Deimos lại đang di chuyển xa dần phía Sao Hỏa. 

Theo tiến sĩ Lemmon cùng đồng nghiệp tại NASA, video sẽ cho phép các nhà khoa học tìm hiểu thêm về Mặt trăng, qua đó đưa ra một bức tranh chính xác hơn về quỹ đạo, quá trình vận động của Mặt trăng Phobos và Deimos.

Cùng theo dõi video dưới đây để có cái nhìn rõ hơn về hiện tượng kỳ lạ này.


(Nguồn tham khảo: Livescience)