Bí ẩn quanh số phận chim gõ kiến mỏ ngà

Cảnh Hiếu, Theo 00:02 03/09/2010

Vẫn còn nhiều điều phải bàn về sự tồn tại của chú chim này! <img src='/Images/EmoticonOng/09.png'>

Chắc hẳn tuổi thơ của các bạn đều gắn liền với những bộ phim hoạt hình vui nhộn, thú vị. Ngoài Tom & Jerry, chuột Mickey, vịt Donald thì còn có một nhân vật rất đặc biệt, đó là chú chim gõ kiến Woody Woodpecker với tiếng cười độc đáo, cùng những trò nghịch ngợm nhắng nhít khiến chúng mình phải cười lăn cười bò!
 
 
Ít ai biết rằng, nhân vật hoạt hình tinh nghịch này chính là hình tượng cách điệu của loài chim gõ kiến mỏ ngà thuộc dạng "siêu" quý hiếm trên thế giới! Chiếc mỏ đặc trưng màu ngà đã được "biến tấu" thành màu vàng để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
 
Hình tượng gốc của chim gõ kiến Woody
 
Chim gõ kiến mỏ ngà (ivory-billed woodpecker) là loại chim gõ kiến lớn nhất nước Mỹ và lớn thứ ba trên thế giới.
 
Loài này từng bị cho là đã tuyệt chủng cho đến khi người ta nhìn thấy một con ở bang Arkansas vào năm 2004. Sau đó thì chim gõ kiến ngà còn xuất hiện thêm một vài lần ít ỏi ở Cuba nữa.
 
 
Mặc dù vậy vẫn chưa có những bằng chứng xác đáng nhất để chứng minh loài gõ kiến quý hiếm này vẫn còn tồn tại vì chưa thấy những tấm hình, video hay bất cứ thứ gì đại loại như thế về những chú gõ kiến mỏ ngà từ sau năm 2006, sau khi một nhóm nghiên cứu sinh đến từ đại học Auburn báo cáo chính xác sự sống sót của chúng tại sông Choctawhatchee, phía bắc bang Florida.
 
 
Một con trưởng thành có thể cao tới 50cm, nặng 570gram, sải cánh rộng 75cm. Chúng có những dải màu xanh đậm với đốm trắng ở lông phía cổ và phần lưng. Con đực rất dễ nhận ra với chiếc mào đỏ rực kéo từ đỉnh đầu cho đến gáy.
 
Rất dễ để phân biệt con đực với con cái!
 
Nơi sinh sống của loài này thường là những khu rừng nằm ở đầm lầy, nơi nhiều cây cối bị mục rữa. Chiếc mỏ ngà “phi thường” có nhiệm vụ đục vào thân cây, giúp nó tìm kiếm thức ăn là những loài sâu, bọ, côn trung cư trú trong thân cây mục.
 
"Mỏ" thức ăn của gõ kiến mỏ ngà là đây!
 
Mùa đẻ trứng thường vào giữa tháng 1 và tháng 5. Con cái đẻ từ 2 đến 5 quả trứng. Cả chim bố và chim mẹ thay phiên nhau trông nom, ấp trứng. Chim bố thường làm nhiệm vụ này vào buổi đêm. Khi trứng nở, cả hai vị phụ huynh lại có nhiệm vụ chăm sóc các chú gõ kiến non.
 
Loài gõ kiến này đã từng xuất hiện tại miền Nam nước Mỹ cho tới Cuba nhưng tiếc là nạn chặt phá rừng, đào hầm mỏ đã làm môi trường sống của chúng bị thu hẹp đến mức nghiêm trọng. Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên cũng đã tổ chức tìm kiếm sự sống sót của gõ kiến mỏ ngà ở các khu vực núi phía Nam Cuba và ở hai bang nước Mỹ là Arkansas và Florida.
 
Từ tháng 4 năm 2009, một phần thưởng trị giá lên tới 50.000 USD trao thưởng cho những khám phá, tìm kiếm về sự sống của gõ kiến mỏ ngà. Bất cứ phát hiện nào về tổ, môi trường sống cho thấy sự tồn tại của loài này sẽ được tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế biến thành cơ hội để đưa ra những dự án “tái tạo”, bảo vệ và nhân giống chim gõ kiến mỏ ngà.
 
 
Những phát hiện trong quá khứ
 
Ngày 11 tháng 3 năm 1967, có bằng chứng về gõ kiến mỏ ngà ở miền Đông bang Texas.
 
Ngày 27 tháng 1 năm 2002, một nhóm chuyên gia trong quá trình tìm kiếm đã nghe thấy tiếng mổ liên tục vào thân cây ở khu vực sông Pearl, phía Nam bang Louissiana. Họ đã ghi âm lại âm thanh này. Nhưng "âm thanh này nghe như tiếng súng “shotgun” hơn là tiếng chim gõ kiến mỏ ngà đục thân cây", theo như các nhận định.
 
Ngày 25 tháng 4 năm 2004, ở Arkansas, người ta đã quay được cảnh một con chim gõ kiến với cái mào đỏ đang bay nhưng các cảnh quay khá là mờ ảo nên cũng không có gì là chắc chắn cả.
 
Từ năm 2006, sau phát hiệm hiếm hoi của nhóm nghiên cứ từ đại học Auburn, lúc này công nghệ đã có những bước tiến nhất định, các nhà khoa học đã thiết lập hẳn những hệ thống robot gắn máy quay, đặt ở những nơi “nghi ngờ” nhất với hy vọng “chộp” được hình ảnh của chú chim gõ kiến mỏ ngà. Đến tháng 8 năm 2007, hàng trăm loài chim đã được ghi hình nhưng thật đáng tiếc là chẳng con nào trong số ấy là đối tượng cần tìm.
 
 
Bạn đã bao giờ nhìn thấy loài gõ kiến này chưa? Nhưng coi chừng nhầm với loài gõ kiến pileated nhé, loài này trông giống với gõ kiến mỏ ngà lắm đấy (tất nhiên là gõ kiến pileated có “địa bàn” phân bố rộng hơn rồi!)
 
Rất dễ nhầm với loài pileated này đấy nhé!
 
Cuối cùng thì mời mọi người relax tí xíu với một bộ phim của chú chim gõ kiến Woody nhé!