100 năm toàn cảnh thảm họa Titanic qua ảnh

Tôm, Theo Mask Online 00:01 09/04/2012

Còn một tuần nữa, thế giới sẽ kỷ niệm 100 năm ngày diễn ra vụ đắm tàu Titanic. Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại những gì đã trải qua trong suốt 1 thế kỷ qua...

Sự kiện con tàu “không thể đắm” RMS Titanic bị... chìm gây ra cái chết của 1.517 trên tổng số 2.229 hành khách và thủy thủ đoàn được xem là một trong những thảm họa lớn nhất trong lịch sử hàng hải. Ít có vụ tai nạn nào lại có ảnh hưởng to lớn đến thế giới như vậy, thậm chí ngay sau đó, có rất nhiều quy định được thay đổi nhằm tránh xảy ra một thảm họa tương tự, chẳng hạn như số lượng hành khách được đi trong một chuyến tàu, số xuồng cứu sinh cần có… 

Một thế kỷ đã trôi qua đánh dấu rất nhiều sự thay đổi, nhưng Titanic sẽ mãi là một bài học đắt giá cho con người vì sự chủ quan của mình. Chúng ta hãy cùng nhau điểm lại những thời khắc đáng nhớ từ sau vụ tai nạn đó.

Hình ảnh khi Titanic rời cảng Southampton (Anh) để bắt đầu chuyến đi định mệnh của mình. Chuyến hành trình chỉ kéo dài được 4 ngày trước khi Titanic va phải một tảng băng và chìm xuống, khi hơn 1.000 hành khách vẫn còn trên boong tàu. Rất nhiều trong số những hành khách xấu số đó chết chỉ trong vòng một phút do không chịu đựng được cái lạnh âm độ của vùng biển gần Bắc Cực.


Hành khách trên tàu Titanic có đủ mọi tầng lớp con người, từ những triệu phú muốn đi du lịch cho đến những người chỉ muốn tìm cách đổi đời tại đất Mỹ. Nhưng rốt cuộc, không ai trong số họ tìm được đích đến. 


Những người công nhân của xưởng đóng tàu Harland & Wolff, nơi đã chế tạo ra con tàu Titanic. Con tàu được xem như biểu trưng của sức mạnh và sự tiến bộ khi được trang bị những công nghệ tiên tiến nhất cùng vật dụng sang trọng nhất thời bấy giờ.


Hình ảnh trên đây là phòng ăn dành cho các khách đi vé hạng sang. Ngoài ra, trên tàu còn có phòng gym, hồ bơi, thư viện…


Khi Titanic bị đắm, có rất nhiều giả thiết đặt ra lý giải vì sao một con tàu tiên tiến như thế lại có thể dễ dàng bị đánh đắm như vậy. Giả thiết được nhiều người tin tưởng nhất chính là những chiếc đinh tán được dùng để gắn các phần ở mũi tàu là loại đinh tán kém chất lượng.


Thuyển trưởng Edward John Smith của tàu Titanic. Con tàu của ông dài 269m, rộng 28m, chiều cao từ mặt nước lên đến boong tàu là 18m và có tải trọng là 46.328 tấn, được xem là con tàu lớn nhất thời đó.


Chỉ huy tàu William McMaster Murdoch được người dân ở Dalbeattie, Scotland xem như một người anh hùng. Tuy nhiên, trong siêu phẩm “Titanic”, ông lại được khắc họa như một kẻ hèn nhát.


Tảng băng này được cho là “thủ phạm” của thảm họa Titanic bởi theo những lời kể của các thủy thủ tàu Western Union (con tàu đầu tiên đến nơi Titanic bị đắm) thì đây là tảng băng duy nhất họ thấy ở khu vực xung quanh.


Khoảng 720 hành khách và thủy thủ đoàn sống sót được cứu bởi một con tàu mang tên Carpathia.


Người dân đứng ở bến cảng chờ tin tức từ tàu Carpathia.


Các ký giả vây quanh phỏng vấn những người sống sót sau thảm họa khi họ vừa rời khỏi tàu Carpathia. Titanic trở thành chủ đề nóng bỏng và tiêu tốn không biết bao nhiêu giấy mực vào thời đó.


Eva Hart (giữa) là một trong số rất ít những người còn đủ tỉnh táo đẻ kể lại tường tận thảm cảnh diễn ra . Khi ấy, bà chỉ là một cô bé bảy tuổi đi cùng cha mẹ trên tàu Titanic. Khi thảm họa xảy ra, chỉ có bà và mẹ thoát nạn. Bà mất ngày 14/02/1996, thọ 91 tuổi.


Các ký giả, công nhân và người dân đổ xô ra trước cổng công ty White Star Line - chủ sở hữu Titanic, để chờ đợi những thông tin mới nhất.


Toàn bộ ký giả của tờ New York Times đã phải làm việc cật lực để thu thập những tin tức đau lòng về chiếc tàu “xấu số”, thay vì những lời chào mừng và tán dương nếu tàu cập bến.


Một trong những chiếc vé cực hiếm hoi của hành khách tàu Titanic còn sót lại và được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá.


Bảng thực đơn dành cho bữa trưa trên tàu Titanic vừa được bán đấu giá ngày 1/4 vừa qua tại Anh, với giá 2,5 tỷ VNĐ.


Những gì còn sót lại của tàu Titanic được các nhà thám hiểm ghi lại từ năm 1998 tới 2010.


Kỷ niệm 100 năm thảm họa Titanic, một số phần thân tàu và những vật dụng còn sót lại được trục vớt để trưng bày hoặc bán đấu giá như một bộ sưu tập cá nhân.


Một chiếc đồng hồ bỏ túi mạ vàng thuộc về Carl Asplund được trưng bày trong cuộc đấu giá. Chiếc đồng hồ này hiện là một phần trong bộ sưu tập những kỷ vật của bà Lillian Asplund, nhân chứng cuối cùng của vụ chìm tàu Titanic.


Những bức ảnh hiếm hoi của gia đình Asplund. Bà Lillian khi đó mới 5 tuổi đã phải chứng kiến sự ra đi của cha và 3 người anh em trai của mình.


Những loại tiền giấy thu được từ xác tàu Titanic.


Những vật dụng khác được trưng bày trong một buổi triển lãm diễn ra vào năm 2003.


Mặt đồng hồ đo áp suất hơi nước cùng với vài lọ nước hoa nhỏ cũng nằm trong số những kỷ vật được trưng bày.


Hàng loạt những kỷ vật khác cũng được trưng bày và bán đấu giá trong dịp kỷ niệm tròn 100 năm kỷ niệm thảm họa Titanic.


Hình ảnh mới nhất trong năm 2012: một phần động cơ của tàu Titanic chìm dưới đáy biển sâu. Trước khi trở thành hoang phế dưới đáy biển, chúng từng là niềm tự hào của những người chế tạo loại động cơ đặc biệt cho một trong những chiếc tàu lớn nhất thế giới.


Click để xem phim TitanicGhosts Of The Abyss.