Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười

Quang Vũ; Design: Linh Yoo, Theo Trí Thức Trẻ 15:30 01/10/2018

Trở lại với vai trò là đạo diễn kịch cho thiếu nhi sau 2 năm tạm dừng chân, nghệ sĩ Đình Toàn đã có những trải lòng về nghiệp sân khấu và món quà bất ngờ mà anh cũng như các nghệ sĩ gạo cội làng kịch Việt dành tặng các bé nhân dịp trung thu này.

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 1.

Được biết tên tuổi của anh cùng nhiều nghệ sĩ trong nhóm hài Líu Lo đã gắn liền với chương trình "Chuyện ngày xưa" (2001 – 2005) từng được các em thiếu nhi rất yêu thích. Gần 13 năm, vậy lý do gì khiến anh quyết định quay trở lại cùng vở kịch "Cuộc phiêu lưu của cậu bé Hạnh Phúc"?

"Chuyện ngày xưa" là một chương trình truyền hình đình đám được rất nhiều bạn thiếu nhi yêu thích ở thời điểm những năm 2000 và mọi người biết đến Đình Toàn nhiều hơn cũng từ đó. Lúc đầu anh chỉ tham gia chương trình như một diễn viên, nhưng dần dần trưởng thành cùng nghiệp diễn, anh thấy mình cần phải bước vào con đường chuyên nghiệp và bắt đầu bén duyên với nghiệp đạo diễn. Từ năm 2006 cho tới 2015, cứ cách 1 năm anh lại làm một vở cho chương trình "Ngày xửa ngày xưa" của sân khấu kịch Idecaf. 

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 2.

Tuy nhiên khoảng 2 năm gần đây, anh tạm gác việc làm đạo diễn, một phần vì bận rộn, nhưng quan trọng hơn là thời điểm đó tự nhiên mình cảm thấy không còn nhiều hứng thú nhiều nữa. Cho tới một ngày anh nhận được lời mời từ phía nhãn hàng P/S, làm một chương trình cho thiếu nhi vừa mang tính giáo dục vừa mang ý nghĩa cộng đồng. Cảm thấy đã đến lúc quay trở lại, anh đã nhận lời hợp tác với nhãn hàng và bắt tay dàn dựng "Cuộc phiêu lưu của cậu bé Hạnh Phúc".

Lần xuất hiện này của anh cùng với một số nghệ sĩ trong nhóm hài Líu Lo có gì khác so với "Chuyện ngày xưa" trước đây không? 

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 3.

Chắc chắn mỗi câu chuyện nó phải là một sự khác biệt. Anh không diễn lại câu chuyện cũ và bản thân câu chuyện này đã là sự đặc biệt rồi. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất so với tất cả các chương trình "Chuyện ngày xưa" trước đây, đó là sự đầu tư công phu bài bản, từ khâu chuẩn bị tới dàn dựng sân khấu, tạo hình nhân vật, diễn xuất,… Đặc biệt hơn cả là yếu tố nhạc được kết hợp nhuần nhuyễn trong vở kịch tạo nên điểm nhấn cho nội dung, kích thích sự hứng thú của các bạn nhỏ. 

Trở lại sân khấu lần này, anh mong muốn dàn dựng một câu chuyện mà ở đó, các em thiếu nhi sẽ thấy được cả thế giới của mình, thấy những điều thần tiên, những điều tốt đẹp và cả những bài học quý giá. Và các bậc phụ huynh khi ngồi coi với con sẽ thấy lại ký ức, cả tuổi thơ của mình ở trong đó, thấy những điều mà ngày trước ba mẹ không có được. Anh muốn rằng cả các em nhỏ và người lớn khi đến xem sẽ cảm nhận được cái mỹ, cái đẹp ở trên cả sân khấu về hình thức và cả nội dung, đẹp trong cả tâm hồn của các con khi các con trải qua những giờ phút cùng với một chương trình nghệ thuật.

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 4.

Khi nhắc đến trung thu thì người ta thường nghĩ đến chị Hằng, chú Cuội hay Thỏ Ngọc, cung trăng,… tại sao anh lại có ý định làm một vở kịch cho thiếu nhi với đề tài có vẻ như không liên quan đến trung thu cho lắm? 

Thực ra đó là may mắn chúng ta chọn một cái thời điểm lễ hội để dành tặng những món quà bất ngờ cho trẻ con. Nếu như chúng ta cứ kể mãi chị Hằng, Chú Cuội, Thỏ Ngọc, cung trăng,… thì các em sẽ vô cùng chán! Vậy thì hãy kể một câu chuyện khác cho các em vào mùa trung thu như một món quà ý nghĩa phù hợp với tuổi thơ của các em. Việc chúng ta làm là chọn một thời điểm thích hợp, thời điểm lễ hội để mình chọn, mình tặng một món quà cho con. Và "Cuộc phiêu lưu của cậu bé Hạnh Phúc chính là món quà mà chú Đình Toàn cùng với P/S tặng cho các con trong mùa trung thu này.

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 5.

Hiện nay, các bé thường thích đến rạp chiếu phim để xem những bộ phim siêu nhân, siêu anh hùng, phim hài thiếu nhi,… hơn là đi xem những vở nhạc kịch ở nhà hát, vậy lý do gì khiến anh vẫn quyết định thực hiện show diễn này?

Thực ra việc em đi đến rạp phim rất dễ dàng, mình mua vé phim cũng dễ, cái bộ phim đó được chiếu lâu dài hơn. Nhưng chẳng lẽ ngoài rạp chiếu phim thì chúng ta không có sự lựa chọn nào khác cho con cái của mình sao? Phải khẳng định phim ảnh nó vẫn là một cái kênh giải trí rất hấp dẫn cho trẻ em nhưng ngoài phim rạp, chúng ta còn rất nhiều hình thức giải trí khác, trong đó có sân khấu. Ở đó các con được nhìn các nghệ sĩ, nhìn những sự việc diễn ra trên sân khấu, được đối thoại một cách trực tiếp. Điều đó sẽ rèn luyện tư duy trực quan sinh động và nuôi dưỡng tâm hồn cho các bé. 

Theo anh, điều gì ở "Cuộc phiêu lưu của cậu bé Hạnh Phúc" sẽ gây được sự chú ý của các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi trong thời điểm có rất nhiều lựa chọn để vui chơi giải trí dịp trung thu cho các bé như hiện nay? 

Các chương trình dành cho thiếu nhi hiện nay hiếm vô cùng và đặc biệt tính đến thời điểm này, hầu như không có chương trình nào được đầu tư một cách quy mô, hoành tráng. Nếu có chăng sẽ là gần đến trung thu, sẽ là một sân khấu ca nhạc được dựng nên, một ngày hội cho các con tới đó mời ca sỹ tên tuổi đến hát và chúng ta sẽ nghe lại những bài hát về trung thu hoặc là chính các con sẽ hát, nhảy múa hay kể một câu chuyện gì đó ngắn ngắn,…. 

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 6.
Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 7.
Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 8.

"Cuộc phiêu lưu của cậu bé Hạnh Phúc" với sự góp mặt của rất nhiều nghệ sĩ gạo cội được các bạn nhỏ yêu thích: Hữu Châu, Thanh Thủy, Hoàng Trinh, Don Nguyễn,… là chương trình hiếm hoi được dàn dựng công phu dành cho các bé mùa trung thu này và nó được bảo chứng bởi tên tuổi của các nghệ sĩ tham gia vở diễn xuất cũng như đạo diễn dàn dựng vở kịch đó. 

Anh có thể tiết lộ đôi chút về nội dung câu chuyện "Cuộc phiêu lưu của cậu bé Hạnh Phúc"? 

Câu chuyện kể về hành trình của một cậu bé búp bê tên là Hạnh Phúc. Ba mẹ cậu bé đã đặt cái tên này với mong muốn cậu bé sẽ mang niềm vui cho bản thân mình và niềm vui cho tất cả mọi người. Thật ra đây cũng là cái mà anh Toàn muốn nói với các bé. Đôi khi con cái sẽ hỏi cha mẹ: "Mẹ ơi hạnh phúc là gì?" và chúng ta không làm cách nào giải thích cho con được. Câu chuyện này sẽ mang đến những câu trả lời cực kỳ đơn giản những cũng rất sâu sắc: "Hạnh phúc là khi con thấy vui và con làm cho tất cả mọi người vui". Rồi dần dần con sẽ nhận ra rằng, hạnh phúc còn được mở ra ở nhiều khía cạnh khác, như con có nhiều bạn bè, con được cha mẹ yêu thương,…

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 9.

Cậu bé trong câu chuyện muốn khám phá thế giới bên ngoài. Với một đứa trẻ, khi bạn cấm nó không được đi ra đường thì chắc chắn nó càng muốn đi ra đường hơn và thậm chí nó ngồi nó dòm thấy xe cộ ngoài kia, nó muốn bước ra để xem như thế nào. Câu chuyện của anh sẽ cho các bé thấy được những khám phá mới của cậu bé. Nhưng quan trọng cậu bé phải nhận ra: Nhà là nơi chúng ta phải trở về và là trẻ con thì phải luôn luôn nghe lời cha mẹ của mình vì họ luôn mang đến cho chúng ta những điều tốt nhất.

Như anh chia sẻ thì hành trình khám phá của cậu bé Hạnh Phúc rất giống với câu chuyện "Chú bé tí hon" của anh em nhà Grim đã chu du khắp thế giới. Liệu đây có phải là tác phẩm gợi hứng cho vở kịch không? 

May mắn là anh chưa biết đến câu chuyện đó và đây là một câu chuyện được sáng tác mới hoàn toàn. Thực ra truyện dân gian về những cuộc phiêu lưu nó chỉ có một mô típ thôi, giống như truyện kể cho thiếu nhi nó cũng chỉ có một mô típ: Hoàng tử gặp công Chúa, công chúa gặp bà phù thủy, bà phù thủy sẽ hại công chúa, Công Chúa trải qua bao nhiêu khó khăn cùng với sự trợ giúp của mọi người và cuối cùng hạnh phúc bên Hoàng tử (cười …). 

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 10.

Với trẻ con, mô tip quen thuộc sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ và tiếp nhận. Em đừng dắt nó đi vòng vòng qua 8 cái hẻm rồi quay ra đường lớn nó sẽ không biết đường đâu. Em hãy dắt nó đi một đường thẳng và chỉ cho nó thấy những dấu hiệu đơn giản để nhận biết. Đó chính là lý do vì sao những câu chuyện cổ tích luôn luôn có những mô típ quen thuộc. Và câu chuyện của anh cũng giống như thế. 

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 11.

Anh có thể cho biết ý nghĩa thông điệp mà nhóm hài Líu Lo cũng như nhãn hàng P/S gửi gắm qua vở kịch dễ thương dành cho thiếu nhi này không?

Bên cạnh việc dạy trẻ con phải nghe lời cha mẹ và những ý nghĩa nhân văn của câu chuyện thì bản thân anh cũng hứng thú với dự án cộng đồng của nhãn hàng P/S về việc giáo dục trẻ em bảo vệ răng miệng. Đây cũng là một trong những động lực để anh trở lại với nghề đạo diễn của mình. 

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 12.

Chúng ta dạy các bé phải đánh răng buổi sáng khi ngủ dậy, điều này người Việt Nam mình ai cũng biết, nhưng để đánh răng buổi tối trước khi đi ngủ thì không phải ai cũng làm. Bé có thể sẽ hỏi lại cha mẹ: "Ủa, buổi tối con đi ngủ mà, con đâu có nói chuyện với ai đâu, con đánh răng làm chi?". Thật ra nó cũng có cái lý của nó và người lớn mình cũng phải tôn trọng và đôi khi đến cả người lớn cũng không làm được chuyện đơn giản đó. Vậy thì, một thông điệp vô cùng gần gũi trong đối với các bé về bảo vệ răng miệng sẽ được lồng ghép vào trong câu chuyện để các bé hiểu rõ tại sao mình phải làm như vậy.

Dù là chú hề Lý Lắc hay đạo diễn sân khấu, tôi vẫn là nghệ sĩ “chuyên chở” nụ cười - Ảnh 13.

Một bài toán cho đạo diễn cũng như các nghệ sĩ, làm sao để người xem không có cảm giác mình đang xem một vở quảng cáo, vẫn giữ được mạch truyện và cảm xúc nguyên vẹn khi xem vở kịch. Đó là thách thức lớn nhất với anh khi anh thực hiện vở kịch này. Làm một vở kịch chỉ để quảng cáo, chắc chắn cả anh và nhãn hàng sẽ không muốn làm. Nhưng vở kịch này chính là một sự gặp gỡ giữa những ý nghĩa nhân văn của câu chuyện với việc giáo dục ý thức cho trẻ em trong việc vệ sinh răng miệng mỗi ngày, giữa yếu tố nghệ thuật với yếu tố thiết thực trong một dự án mang tính cộng đồng mà anh rất ủng hộ.

Quan điểm cũng như là những tôn chỉ của anh khi hoạt động nghệ thuật là gì? 

Sân khấu phải mang đến cái đẹp, đó là cái anh luôn luôn theo đuổi. Nó phải đẹp từ hình thức, cách thức truyền tải, cách tiếp nhận và cả những ngôn ngữ của những người lớn dành cho trẻ em. Chúng ta thấy có một số vở kịch dành cho trẻ em, thâm chí có những chương trình truyền hình cho cả gia đình nhưng có những thứ không thuộc về các con, nhưng nếu như bạn đã có ý định làm cái chương trình đó cho trẻ con thì hãy giữ sự hồn nhiên đó cho các em, cho các em cảm nhận những cái đẹp về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Tức là con đi con coi phải cảm nhận được cái đẹp, đẹp từ sự chăm chút khi tạo hình nhân vật của các nghệ sĩ, đẹp về cách thức, đẹp về cái nhìn của con và đẹp cả về thông điệp bạn gửi đến cho con.