"Zoom" vào nghề Tiếp viên hàng không

Nami; Ảnh: Andy Trần, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 16/08/2012

Một nghề "trong mơ" của rất nhiều teen: đi khắp nơi, thu nhập "khủng"...

Đối với nhiều người mà nói, tiếp viên hàng không luôn là một trong những nghề không bao giờ lỗi thời. Trong mắt teen cũng vậy, không ít bạn mơ ước được làm tiếp viên hàng không, bởi trông nó có vẻ khá nhàn rỗi, lại được ngồi máy bay thường xuyên vi vu khắp trong ngoài nước, quan trọng nhất chính là mức lương khá "khủng"! 

Thế nhưng, công việc này cũng có rất nhiều khó khăn chứ không hề "dễ nhai" như nhiều bạn lầm tưởng. Và lần này, chúng ta sẽ "zoom" cận cảnh vào công việc thú vị này qua những chia sẻ anh Vũ Hoàng, hiện đang làm việc tại hãng hàng không Vietnam Airlines. Với kinh nghiệm gần 2 năm trong nghề, các bạn sẽ được nghe tận tai những công việc thật sự của một tiếp viên hàng không đúng nghĩa.

Profile

Họ và tên: Vũ Hoàng

D.O.B: 17/04/1986

Cựu sinh viên: ĐH Quốc tế RMIT - cử nhân chuyên ngành Thương mại.

Hiện đang làm việc tại: Hàng không Vietnam Airlines .

- Kinh nghiệm 2 năm với khoảng 1.500 giờ bay.

- Chuyên bay các chuyến nội địa, châu Á và châu Âu.


zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

Vũ Hoàng, xuất thân từ trường đại học quốc tế RMIT, TP.HCM, cử nhân chuyên ngành Thương mại. Anh bắt đầu khởi nghiệp từ vô số công việc khác nhau, thậm chí từng mở công ty riêng. Nhưng cuối cùng, anh Hoàng lại chọn công việc của một tiếp viên hàng không để theo đuổi lâu dài mà chẳng liên quan gì với chuyên ngành từng học. 

Bởi theo anh: "Công việc này có một sức hút gì đó rất kì lạ. Các bạn chắc chắn sẽ cảm nhận được, nếu... bạn là một người thật sự yêu và duyên với nghề".

Để được vào nghề

Hiện nay, tại Việt Nam vẫn chưa có trường ĐH hay CĐ nào đào tạo tiếp viên hàng không một cách chính quy. Chỉ có một số học viện và các công ty hàng không tự mở, để hướng dẫn và đạo tạo khi các bạn mới bắt đầu làm việc. Điều này dẫn đến việc đa phần những ai trước khi vào nghề đều xuất thân từ các ngành học khác nhau. 

Một số tiêu chuẩn dành riêng cho tiếp viên hàng không

- Ngoại hình: Nữ 18 - 25 tuổi, cao 1,58 - 1,75m; nam 18 - 27 tuổi, cao 1,68 - 1,82m. 

- Trình độ ngoại ngữ: Tiêu chuẩn thấp nhất đó là thông tạo tiếng Anh

+ Xét điểm TOEIC từ 300 điểm, TOEFL từ 350 điểm hoặc IELTS từ 3.5 điểm trở lên. 


"Nhưng những bạn nào thông thạo thêm một loại ngoại ngữ nữa thì sẽ là một lợi thế vô cùng lớn. Đó sẽ là một "điểm sáng" để bạn có thể dễ dàng lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển dụng khi họ nhìn vào đống hồ sơ, mà cái nào cũng giống cái nào. 

Một yếu tố quan trọng không kém nữa đó chính sức khỏe. Cho dù bạn giỏi như thế nào, xinh đẹp ra sao mà sức khỏe không đạt chuẩn cũng có thể bị "out" ngay lập tức" - anh Vũ Hoàng chia sẻ.

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

Từng trải qua thời gian đi xin việc, nên anh Hoàng đã có được rất nhiều kinh nghiệm và bài học vô cùng bổ ích. Anh đúc kết được rằng: "Ở mỗi nhà tuyển dụng, họ sẽ có một cách nhìn ứng viên khác nhau. Khi đi phỏng vấn, họ sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề, có thể bạn thấy nó chẳng liên quan gì. Nhưng lời khuyên dành cho các bạn là hãy trả lời một cách khéo léo, thể hiện được chính con người của mình. Và còn phải ăn mặc chỉnh tề, gọn gàng và sạch sẽ. Các nhà tuyển dụng họ rất thích điểm này!"

Cho đến khi may mắn trúng tuyển, bạn sẽ bắt đầu được đào tạo trong vòng 3 - 6 tháng tại trung tâm huấn luyện bay. Với chương trình đào tạo chuyên môn sâu gồm khoảng 20 môn: tiếng Anh hàng không, An ninh hàng không, thông tin cơ bản về máy bay, võ thuật... để được cấp chứng chỉ. 

Hoàn tất và đủ điểm để vượt qua, lúc đó... chúc mừng bạn đã trở thành Tiếp viên hàng không đạt chuẩn!

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

Một tiếp viên hàng không cần làm

Nhìn chung, nó không khác chi một công việc dịch vụ bình thường. Chỉ khác là môi trường làm việc của nó cao cấp và chuyên nghiệp hơn.

Các tiếp viên hàng không cần phải đến sân bay trước 2 tiếng so với giờ bay để chuẩn bị. Thời gian đó, mọi người sẽ tập trung tại trung tâm để lắng nghe các nội quy cơ bản và phân công công việc ở từng khoang. Người được phân phục vụ nước, thức ăn, hướng dẫn khách lên boong, sắp xếp hành lý hay chỉ dẫn các biện pháp xử lý khi gặp vấn đề trên máy bay. Và mọi người đều được luân phiên thay đổi công việc trong các chuyến bay khác nhau.

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

Nói về thu nhập hàng tháng trung bình của một tiếp viên hàng không, anh Hoàng cho biết, tất cả đều được tính dựa theo mỗi chuyến bay. Các chuyến bay tại châu Á sẽ thấp hơn châu Âu, hay các nơi khác cần nhiều thời gian bay hơn. Họ sẽ tính theo từng chuyến như thế trong tháng, trung bình sẽ là 1.000 USD/tháng (khoảng 21 triệu đồng) dành cho các tiếp viên hàng không. Muốn có nhiều hơn, bạn phải chăm chỉ "cày" như bao công việc khác.

Những cái được và mất

Những cái được! Đó chính là được học hỏi rất nhiều kiến thức, nâng cao khả năng giao tiếp, giúp bạn trở nên nhanh nhạy mỗi khi phải xử lý một tình huống nào đó, mà hoàn toàn không có trong sách vở hay chương trình học. Thế nhưng, đôi lúc cũng gặp phải không ít tình huống dở khóc dở cười, đặc biệt là các vị khách "không biết nhưng không chịu hỏi".

"Trong một chuyến bay nội địa, anh gặp phải một vị khách nhìn vẻ bề ngoài trông khá lịch sự, ăn mặc bảnh bao. Nhưng trong lúc anh đi kiểm tra hành khách trước khi máy bay hạ cánh. Anh bàng hoàng phát hiện ra vị khách ấy đang dùng buồng hệ thống làm... toilet của mình một cách "vô tư lự". Ngay lập tức, anh đã hỏi vị khách ấy vì sao không vào toilet mà lại dùng ở đây. Và ông ta chỉ bảo rằng: "Tôi không biết"! Nhưng ông ấy lại không chịu hỏi" - Anh Hoàng buồn thiu kể.

Bù lại, anh Hoàng lại được đi đó đi đây, từ châu Á cho tới châu Âu. Mọi thứ mới lạ cứ vậy hiện ra trước mắt mình, thế mới biết xung quanh ta có quá nhiều thứ để học hỏi và tiếp thu.

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong 
Từ châu Âu - Anh hay Pháp,...

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong
Đến châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản,... anh Vũ Hoàng đều đã ghé qua.

Những cái mất! Đó chính là mất thời gian, sức khỏe, các mối quan hệ gia đình hay bạn bè thân thiết là những điểm chính. 

"Anh nhớ cái hôm 30 Tết, mấy đứa bạn đứa nào cũng tranh thủ đi làm về sớm sum họp gia đình. Nhưng anh lại bị dính ca trực mà không được đổi, thế là 12 giờ đêm lủi thủi một mình với cái vali to đùng, leo lên taxi ra sân bay để làm việc. Trời ơi buồn trong lòng lắm mà không biết làm sao!"

Nhiều người nói, làm việc ở trên máy bay là tuyệt đối sạch và khá an toàn. Trái lại, môi trường trên máy bay thường có những loại khí hay virus độc hại, nhưng chúng lại không thể thoát ra ngoài. Còn các tiếp viên hàng không lại thường xuyên ở trên đấy và tiếp xúc với nó. 

Vì thế, những tiếp viên hàng không họ rất hay mắc một số bệnh như đau cổ và hay bị rụng tóc sớm. Có một đồng nghiệp của anh Hoàng mới 30 tuổi nhưng tóc đã rụng đi thấy rõ.

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

"Với lại mỗi khi bay các chuyến đường dài, mất từ một đến hai ngày mà mọi người lại chẳng được ngủ bao nhiêu. Lúc ngủ cũng không được nằm trên giường phẳng phiêu như ở nhà đâu! Có khi vừa chợp mắt một chút là có việc phải lồm cồm bò dậy. Thành ra mọi người bị mất sức kinh khủng mỗi khi làm các chuyến bay đường dài. 

Vì thế anh phải giữ sức khỏe rất kỹ, ăn uống cũng phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt. Đó là cách duy nhất để một tiếp viên hàng không có thể theo đuổi nghề lâu dài" - anh Hoàng chia sẻ.

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong

zoom-vao-nghe-tiep-vien-hang-khong