Đổ mồ hôi giúp làm mát thân nhiệt, giúp dưỡng ẩm da tự nhiên nhưng nếu có mùi lạ hãy dè chừng!

Quỳnh Trang, Theo Helino 19:51 08/01/2020

Chắc hẳn các bạn đã từng có cảm giác mồ hôi chảy vào miệng sẽ cảm thấy có vị mặn, vị càng mặn hơn sau khi tập thể dục cường độ cao. Trên thực tế, ngoài vị mặn, một số “mùi” mồ hôi có thể giúp chúng ta xác định một số bệnh hoặc tình trạng đặc biệt.

Để điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, cơ thể sẽ tiết ra nhiều mồ hôi. Mồ hôi được sản xuất bởi các tuyến ngoại tiết, chủ yếu ở nách, trán, lòng bàn chân, lòng bàn tay.

Đổ mồ hôi tốt cho sức khỏe cơ thể

Mặc dù đổ mồ hôi không phải lúc nào cũng khiến bạn thoải mái nhưng nó lại mang lại rất nhiều lợi ích.

Đầu tiên mồ hôi giúp làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn trong lỗ chân lông, loại bỏ những chất có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông.

Đổ mồ hôi giúp làm mát thân nhiệt, giúp dưỡng ẩm da tự nhiên nhưng mồ hôi có mùi lạ, hãy dè chừng! - Ảnh 1.

Lúc đổ mồ hôi thường xuyên bổ sung nước, protein và khoáng chất được tiết ra thông qua mồ hôi và nước tiểu, có thể làm giảm nguy cơ mắc sỏi thận.

Bên cạnh đó, đổ mồ hôi giúp loại bỏ nồng độ cao của các kim loại nặng, các hóa chất độc hại phổ biến trong nhựa và các đồ dùng hàng ngày như: polychlorinated biphenyls (PCB), bisphenol A (BPA).

Mồ hôi có mùi có thể là dấu hiệu của một số bệnh hoặc tình trạng sức khỏe bất bình thường

- Mồ hôi có mùi chua:

Nó có thể do chế độ ăn uống hoặc tập thể dục quá mức, gây ra tích tụ quá nhiều axit, cơ thể không thể điều hòa, gây ra tình trạng dư thừa axit.

Đổ mồ hôi giúp làm mát thân nhiệt, giúp dưỡng ẩm da tự nhiên nhưng mồ hôi có mùi lạ, hãy dè chừng! - Ảnh 2.

- Mồ hôi có mùi hôi:

Do tuyến mồ hôi apocrine nằm ở một số khu vực nhỏ của cơ thể như nách hoạt động quá mức. Chúng thường giải phóng protein và chất béo gây ra mùi hôi. Tuyến apocrine tiết ra nhiều hơn nếu bạn lo lắng và căng thẳng, khi đó mùi hôi cũng càng đậm đặc, khó chịu hơn.

Bên cạnh đó, nguyên nhân có thể do chế độ ăn uống của bạn: thường xuyên ăn thịt đỏ hoặc uống bia rượu.

- Mồ hôi có vị mặn:

Mồ hôi có vị mặn là do trong thành phần có natri, việc tiết natri qua mồ hôi có thể giúp cân bằng natri trong cơ thể bạn.

Ngoài ra, mồ hôi có vị mặn có thể bị ảnh hưởng do chế độ ăn uống và cường độ tập luyện. Ăn nhiều muối sẽ khiến mồ hôi mặn hơn, tập thể dục cường độ cao mồ hôi sẽ được tiết ra nhiều hơn. Cơ thể lúc này đang báo động với tình trạng thừa muối.

Đổ mồ hôi giúp làm mát thân nhiệt, giúp dưỡng ẩm da tự nhiên nhưng mồ hôi có mùi lạ, hãy dè chừng! - Ảnh 3.

- Mồ hôi có mùi tanh, mùi nước tiểu:

Mồ hôi tiết ra có mùi cá là triệu chứng của hội chứng Trimethylaminuria (TMAU) (tạm dịch: hội chứng mùi cá). Trường hợp này khá hiếm gặp.

Đây là một dạng rối loạn do cơ thể không chuyển hóa được trimethylamine có trong thực phẩm mùi tanh, làm cho hóa chất tích tụ lại, nhất là ở gan rồi sau đó được bài tiết ra theo đường mồ hôi, nước tiểu và hơi thở.

Người mắc phải hội chứng này cơ thể luôn toát ra mùi hôi tanh, “bốc mùi” kinh khủng kể cả khi đã tắm rửa, lau chùi nhiều lần. Hiện nay, y học hiện đại vẫn chưa tìm ra được phương pháp đặc trị cho hội chứng này.

Nguồn: Sohu