Cứ ngoan cố tiếp tục làm điều này khi trời khô hanh đi, bạn sẽ hối hận cho xem!

Ken, Theo Trí Thức Trẻ 23:11 23/10/2017

Liếm môi là thói quen khó bỏ của nhiều người mỗi khi thấy môi mình khô. Nhưng bạn sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề nếu vẫn tiếp tục làm như vậy đấy!

Trong tiết trời hanh khô, thời tiết thất thường thế này sẽ khiến cho làn da của chúng ta luôn ở trong trạng thái bị khô... Và dường như làn môi sẽ là "nạn nhân" đầu tiên của sự nứt nẻ, khó chịu này nếu như cơ thể không cấp nước đủ đầy.

Tuy nhiên, những người bị nẻ môi lại thường có 1 thói quen cực xấu - dù vô tình hay cố ý - đó là liếm môi. Và kết quả là, môi càng liếm càng trở nên nứt nẻ, khô cong, nứt toác, đôi khi bật cả máu nữa.

Cứ ngoan cố tiếp tục làm điều này khi trời khô hanh đi, bạn sẽ hối hận cho xem! - Ảnh 1.

Nhưng lúc này, cảm giác khô lại kích thích bạn càng liếm môi nhiều hơn. Nó tạo ra cái vòng luẩn quẩn - liếm môi - môi khô - liếm môi... Cuối cùng thì đôi môi bạn thô ráp, sưng vù nữa chứ. Mà theo các nhà khoa học thì hiện tượng này có tên gọi là viêm da môi.

Nhưng vì sao liếm môi lại khiến cho môi khô càng khô? Không phải nước bọt sẽ cấp ẩm cho môi hay sao?

Cứ ngoan cố tiếp tục làm điều này khi trời khô hanh đi, bạn sẽ hối hận cho xem! - Ảnh 2.

Càng liếm môi trong tiết trời hanh khô, môi càng bong tróc đáng sợ.

Xin thưa không phải vậy đâu. Bởi theo bác sĩ Whitney Martin thuộc bệnh viện da liễu New York, động tác liếm môi sẽ khiến da khô càng trở nên nứt nẻ và gây viêm hơn. 

Bởi trong nước bọt của chúng ta chứa enzyme, muối vô cơ, protein, amylase (một loại men tinh bột) - mỗi loại đều đóng vai trò lớn trong quá trình tiêu hóa carbonhydrate, chất béo... có trong thực phẩm.

Cứ ngoan cố tiếp tục làm điều này khi trời khô hanh đi, bạn sẽ hối hận cho xem! - Ảnh 3.

Liếm môi, bạn đã phủ 1 lớp hồ mỏng từ chất amylase lên bờ môi. Lúc đầu bạn sẽ cảm thấy môi mình dường như mềm hơn nhưng cùng với gió, độ ẩm thấp, nước trong dung dịch sẽ bay hơi, để lại amylase dính trên bề mặt môi. Chất này làm cho môi bị co lại, khô ráp hơn trước.

Không chỉ liếm trong bờ môi, nhiều bạn còn có thói quen liếm ở cả ngoài vùng rìa môi. Hãy nhớ rằng, các enzyme có trong nước bọt khá mạnh, chúng có tác dụng nhất định lên làn da môi rất mỏng cũng như vùng da bao quanh miệng.

Cứ ngoan cố tiếp tục làm điều này khi trời khô hanh đi, bạn sẽ hối hận cho xem! - Ảnh 4.

Môi khô căng quá sẽ nứt nẻ, sưng vù...

Khi môi quá căng chúng sẽ có hiện tượng nứt toác, bật máu. Lúc này, nếu bạn vẫn tiếp tục thói quen - liếm môi của mình, khả năng bạn bị bệnh nhiễm trùng tăng cao hơn. 

Lý do là bởi môi nứt nẻ, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào môi khiến môi đỏ ửng, sưng tấy. Nếu không may, vi khuẩn lạ sẽ len lỏi vào cơ thể qua những vết thương hở này khiến môi bệnh nặng hơn. Mà bạn biết đấy, đến 1 vết xước nhỏ thôi cũng có thể gây nhiễm trùng máu cơ mà, huống chi 1 vết thương trên môi thế này.

Đặc biệt các bạn nữ cần phải lưu ý từ bỏ thỏi quen này bởi liếm môi đồng nghĩa với việc bạn đang "ăn son" đấy!

Cứ ngoan cố tiếp tục làm điều này khi trời khô hanh đi, bạn sẽ hối hận cho xem! - Ảnh 5.

Mà trong son có chứa khá nhiều chất hóa học, hoặc là chất chì - rất có hại cho sức khỏe. Từng ngày qua, bạn liếm môi, những chất này sẽ tích tụ dần vào cơ thể - gây ra bệnh lý nghiêm trọng cho cơ thể. 

Nguồn: Future Derm, The Huffington Post