Có thể bạn không tin, cha đẻ của Dota 2 - Nhà phát hành Valve "hốt rất nhiều bạc" mà không hề có bộ phận marketing

prino, Theo Trí Thức Trẻ 13:15 11/01/2020

Liệu đây có phải là lý do khiến người chơi Dota 2 sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây?

Chắc hẳn Valve là một công ty không còn quá xa lạ gì với cộng đồng game thủ. Từ những tựa game của tuổi thơ như Half Life hay những tựa game eSports nổi tiếng khắp toàn cầu như Dota 2 hay Counter Strike: Global Offensive đều là những sản phẩm của nhà phát hành này. Cùng với Blizzard, đây là 2 nhà phát đặt nền móng cho nền thể thao điện tử đương đại của thế giới. Tuy nhiên khác với Blizzard và những nhà phát hành khác như Riot Games hay Epic Games, Valve không hề có đội ngũ marketing hay quản lý cộng đồng trong công ty của họ. Tại sao lại có điều kỳ lạ này?

Bạn có biết cha đẻ của Dota 2, nhà phát hành Valve không hề có bộ phận marketing - Ảnh 1.

Half Life 2, một sản phẩm rất nổi tiếng của Valve

Hiếm một công ty nào như Valve khi họ tung một sản phẩm ra thị trường vẫn đạt được thành công dù không cần phải quảng cáo. Kể cả với Dota 2 và CS:GO, Valve muốn những người chơi tựa game này sẽ tăng lên một cách từ từ và bền vững thay vì tăng trưởng một cách đột biến. Họ cho rằng bộ phận marketing sẽ không vận hành theo đúng cái mà khách hàng mong muốn vì theo quan điểm kinh tế của Valve thì một trò chơi miễn phí nào đó phát triển bền vững sẽ hình thành một thói quen duy trì như một nền văn hóa là mọi người sẽ mua những vật phẩm dùng để tham gia vào quá trình phát triển eSports cho chính trò chơi này.

Đó là quan điểm mà Valve, cha đẻ của những tựa game eSports đình đám nói về việc quảng cáo trò chơi. Chưa thể đánh giá được những điều mà Valve làm có đưa họ đi lên trong ngành công nghiệp eSports đang bành trướng một cách nhanh chóng hay không nhưng đây chắc chắn là một con dao 2 lưỡi của họ khi thành công chỉ đến với họ trong nháy mắt còn thất bại thì lại về dồn dập. Dota 2 có thể coi là một thành công của họ nhưng lượng người chơi lại đang sụt giảm liên tục trong thời gian gần đây. Đó là chưa kể những bom xịt liên tục như Underlords hay Artifact cũng đang kìm hãm sự phát triển của họ.

Bạn có biết cha đẻ của Dota 2, nhà phát hành Valve không hề có bộ phận marketing - Ảnh 2.

Bom xịt siêu to khổng lồ của Valve - Artifact với số lượt chơi chỉ vọn vẹn 3 con số mỗi tháng

Tuy nhiên, với những tựa game đòi hỏi phải tìm hiểu nhiều quá mức như Dota 2 hay CS:GO, việc marketing game sẽ trở nên thừa thãi vì những người chơi mới sẽ rất dễ nản khi vừa bước vào trò chơi đã ăn hành ngập ngụa. Với đặc thù của những sản phẩm "hardcore", có lẽ đây cũng là một bài toán nan giải với nhà phát hành triệu đô này khi họ vừa muốn một sản phẩm thu hút, mà vừa đề cao đặc tính của trò chơi. Quảng bá một tựa game đồng nghĩa với việc bạn phải lên một kế hoạch dài hạn cho người chơi, tuy nhiên không phải ai cũng muốn gắn bó với chúng, đôi khi chỉ là muốn thử.

Nhìn chung thì với chính sách rất ưu ái cho những người chơi gắn bó, Valve vẫn đang có những thành công nhất định ở Dota 2 và CS:GO cho dù thị trường có biến động như thế nào. Rất khó để khẳng định liệu đường lối của họ có là đúng đắn hay không nhưng Dota 2 cùng CS:GO vẫn là những ông lớn của eSports và mang về hàng triệu USD mỗi năm cho họ.

Bạn có biết cha đẻ của Dota 2, nhà phát hành Valve không hề có bộ phận marketing - Ảnh 3.