Cô gái năm ấy bạn hẹn hò thường không phải là người mà bạn lấy làm vợ, và có đến 6 lý do khiến điều đó xảy ra

J.D, Theo Helino 00:10 02/10/2019

Đôi khi chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng không phải mối tình nào kéo dài cũng có cái kết đẹp.

Có lẽ đã không ít lần chúng ta nghe đến chuyện một cặp đôi yêu nhau, hẹn hò trong thời gian rất dài, để rồi một ngày đẹp trời hay tin họ chia tay và người đàn ông ấy cưới một cô gái khác sau đó.

Bỏ qua khả năng "mọc sừng" với "Tuesday", thì đây là một hiện tượng đã được các nhà tâm lý học ghi nhận. Như hoàng tử Harry của Vương Quốc Anh đã từng có một mối tình kéo dài tới 7 năm với Chelsy Davy - một nữ doanh nhân người Zimbabwe từ năm 2004. Và giờ, vợ của ngài là Meghan Markle.

Dĩ nhiên không phải cặp đôi nào yêu lâu cũng tan nát, nhưng quả thực đây là một hiện tượng phổ biến. Câu hỏi là tại sao chiếc nhẫn cầu hôn không thuộc cô gái đã bên người sau ngần ấy năm, mà lại đến với cô nàng tiếp theo chỉ sau vài lần gặp gỡ? Thực ra là có lý do cả đấy.

1. Không có "đúng người", chỉ có "đúng thời điểm"

Cô gái năm ấy bạn hẹn hò thường không phải là người mà bạn lấy làm vợ, và có đến 6 lý do khiến điều đó xảy ra - Ảnh 1.

Đã từng có người nêu ra ý kiến rằng đàn ông lập gia đình không phải là khi họ gặp được cô gái của đời mình, mà là lúc họ đã sẵn sàng để làm điều đó.

Cảm thấy khá hứng thú trước giả thuyết này, Toni Tone - một Twitter influencer nổi tiếng đã quyết định đăng nó lên để cư dân mạng bình luận. Và ngạc nhiên thay, đa số nam giới đã vào thừa nhận rằng họ từng có những mối tình phải kết thúc trong tiếc nuối, nhưng rốt cục cũng lập gia đình cùng một cô gái khác.

Trên thực tế, các chuyên gia tâm lý học cho biết có nhiều lý do khiến đàn ông muốn lấy vợ. Có thể là người con gái họ theo đuổi từ lâu bỗng lập gia đình, và họ cũng muốn lập gia đình. Khi không có cơ hội với "người trong mộng", họ theo đuổi những mục tiêu, lựa chọn phù hợp và sẵn có trong hoàn cảnh. Và với trường hợp này, cánh đàn ông không hề đợi chờ người phụ nữ phù hợp, mà là một cô gái đã sẵn sàng cùng họ lập gia đình. Đúng người, đúng thời điểm là vậy đấy.

Khoa học thống kê rằng độ tuổi phù hợp nhất để lập gia đình rơi vào giai đoạn 28 - 32. Sau độ tuổi này, tỉ lệ nam giới muốn lấy vợ cũng giảm dần, và sau 42 thì gần như không còn. Họ có thể muốn yêu, nhưng mong muốn lập gia đình gần như bằng 0 (trừ phi tình thế bắt buộc).

2. Ảnh hưởng từ gia đình và bạn bè

Cô gái năm ấy bạn hẹn hò thường không phải là người mà bạn lấy làm vợ, và có đến 6 lý do khiến điều đó xảy ra - Ảnh 2.

Dù một người đàn ông có tỏ ra độc lập như thế nào, thì việc anh ta chọn bạn đời của mình cũng sẽ chịu tác động từ những người xung quanh. Đó là lý do vì sao bạn bè có vai trò khá quan trọng để một mối quan hệ được bắt đầu và tình yêu nảy nở nhanh hơn.

Ý kiến từ gia đình cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Đơn giản là vì đa số các ông bố bà mẹ - đặc biệt là tại các nền văn hóa Á Đông - thường có kỳ vọng lớn đối với người sẽ trở thành con dâu của gia đình.

3. Phụ nữ không nói thẳng

Phụ nữ chỉ "tỏ ra là mình ổn", còn bên trong thì mong muốn cùng người đàn ông của mình bước vào lễ đường.

Dù vậy, phụ nữ thường có nhược điểm là không chịu nói thẳng, khiến người đàn ông của họ phải tự đoán, mà cánh đàn ông lại khá tệ trong khoản này. Họ giỏi đưa ra kết luận hơn, nên nếu phụ nữ chịu không nổi mà nói lời chia tay, các anh sẽ nhanh chóng rút kinh nghiệm và khi gặp một cô gái khác, họ sẽ có quyết định "chốt hạ" nhanh hơn.

Cô gái năm ấy bạn hẹn hò thường không phải là người mà bạn lấy làm vợ, và có đến 6 lý do khiến điều đó xảy ra - Ảnh 3.

Nghiên cứu trên tạp chí Society for Personality and Social Psychology chứng minh rằng phụ nữ chọn cách im lặng, không nói ra những gì mình muốn trong tình yêu thường hiếm khi có kết thúc êm đẹp với mối tình đó. Đó cũng là lý do vì sao những cặp đôi ít cãi cọ thường cũng không có kết thúc êm đẹp.

Ít nhất, 73% các trường hợp trong nghiên cứu cho kết quả như vậy.

4. Sống thử trước hôn nhân làm giảm tỉ lệ cưới nhau tới 50%

Cô gái năm ấy bạn hẹn hò thường không phải là người mà bạn lấy làm vợ, và có đến 6 lý do khiến điều đó xảy ra - Ảnh 4.

Nghiên cứu trên Psychology Today năm 2017 chỉ ra rằng phụ nữ cần thật cẩn thận khi quyết định sống chung cùng ai đó trước hôn nhân. Thông thường, hầu hết nam giới sẽ nói lời cầu hôn sau khoảng 22 tháng hẹn hò, nhưng sau giai đoạn này sẽ giảm tỷ lệ xuống 20%. Và sau 3 năm, tỷ lệ giảm tới 50%.

Sau 7 năm, tỷ lệ đám cưới gần như bằng 0.

Dù vậy, tỉ lệ này đôi khi là do sự khác biệt trong suy nghĩ. Phụ nữ thường nghĩ rằng việc chung sống là bước đầu tiên trước khi kết hôn. Còn đàn ông, họ quên luôn những bước cần thiết của một cuộc hôn nhân, tự xác định luôn là bản thân đã có gia đình.

5. Người phụ nữ bên anh lúc khó khăn chưa chắc đã là vợ anh

Cô gái năm ấy bạn hẹn hò thường không phải là người mà bạn lấy làm vợ, và có đến 6 lý do khiến điều đó xảy ra - Ảnh 5.

Nam giới thường không muốn lập gia đình trước khi họ đạt được điều gì đó cho sự nghiệp: thăng chức, mua nhà, mua xe... Giai đoạn khó khăn này, chẳng ai muốn phải cô đơn mà mong mỏi một người con gái ở bên, hỗ trợ mình vượt qua.

Tuy nhiên đôi khi, chỉ là đôi khi thôi, người con gái ấy lại không phải là người cùng anh đi đến cuối con đường.

Lý do là vì người con gái ấy cũng đồng thời lại quá dễ dàng để có được. Cô gái ấy khá dễ tính, không mang lại thách thức cho cuộc sống của anh ta, điều mà khi thành đạt anh ta luôn muốn nó xuất hiện. Vậy là cuộc tình khi đó sẽ chấm dứt.

6. Sau tất cả, phải hiểu rằng không phải mối tình nào cũng có cái kết đẹp

Cô gái năm ấy bạn hẹn hò thường không phải là người mà bạn lấy làm vợ, và có đến 6 lý do khiến điều đó xảy ra - Ảnh 6.

Hồi còn nhỏ, chúng ta vẫn nghĩ tình yêu là một thứ gì đó rất thiêng liêng. 2 người đến với nhau, yêu nhau, rồi kết thúc bằng một đám cưới.

Khi lớn lên, quan niệm ấy vô tình trở thành một áp lực. Khi công khai một mối quan hệ, một thời gian sau bạn sẽ nhận được câu hỏi: Khi nào cưới? Ban đầu chỉ là vui thôi, nhưng càng yêu lâu, câu hỏi ấy càng trở nên nghiêm trọng, tạo thành một ý niệm là yêu lâu thì cái kết phải là lập gia đình.

Có điều với đàn ông, quan niệm ấy với họ gần như không có. Sự khác biệt về quan niệm, rốt cục khiến mối quan hệ tan vỡ.

Sự thực là đôi khi đàn ông ở cùng một người chỉ là bởi họ cảm thấy cần phải điều đó, chứ không phải vì họ muốn thế. Và đôi khi trong một mối quan hệ, người đàn ông có thể cảm thấy sợ phải thừa nhận rằng cô gái họ đang yêu không phải là người họ muốn lấy làm vợ.

*Lời kết: Nhưng dù sao đi nữa thì cũng cần phải nhớ rằng không phải mối tình nào cũng giống mối tình nào. Có những cặp đôi ở bên nhau cả chục năm, để rồi vẫn kết thúc viên mãn bằng một đám cưới và sống bên nhau thực sự hạnh phúc.

Tham khảo: BS, VT.co

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày