Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận "Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn"

Gail - Ảnh: Thế Anh, clip: Việt Anh, Theo Trí Thức Trẻ 10:03 29/04/2016

Buổi tọa đàm mới nhất của sinh viên ĐH Ngoại Thương – Hà Nội đã diễn ra với một chủ đề khá nhạy cảm - "đi thầy".

"Đi thầy" là gì? Điều này thì chắc chắn những ai đã và đang là sinh viên không cần giải nghĩa cũng hiểu. Chưa cần đợi tới lúc thi, mà ngay từ lúc mới bắt đầu học kỳ, sinh viên đã bắt đầu truyền tai nhau xem môn này có "đi" được không, thầy cô này có "dễ" đi không rồi! Mà những thông tin này cũng được các anh chị khoá trên, hay những lớp từng học qua thầy cô này truyền đạt lại cho chứ đâu. Nghe tin thầy cô dễ thì thở phào, xem như kỳ này không cần quá lo lắng; nhưng tin đồn thầy cô không cho "đi" ập đến một cái thì cả lớp chỉ có méo mặt (song cũng chẳng mấy ai tập trung học hành hơn là bao)

Rồi cứ thế, "đi thầy" trở thành một quy luật ngầm trong một bộ phận sinh viên. Cứ gần tới kỳ thi, muốn dễ dàng đạt điểm cao hay qua môn, hoặc có khi chỉ là để... yên tâm hơn, thì chắc ăn nhất vẫn là "đi thầy". Thấy bạn đi, mình cũng lo lắng, sợ bị "đì" mà đi theo. Và thế là câu chuyện "đi thầy" cứ trở nên rộn ràng, được nói qua nói lại, truyền tai nhau như cơm bữa hàng ngày giữa các sinh viên trên giảng đường, vào cuối kỳ thì lại càng rôm rả. Tuy nhiên, chuyện này lại chưa bao giờ được mang ra để trao đổi một cách công khai và thẳng thắn, đặc biệt là giữa thầy và trò.

Và mới đây, các bạn sinh viên Đại học Ngoại Thương - Hà Nội đã cùng nhau tham gia một buổi tọa đàm với tên gọi "Đường "đi thầy", tôi đi xuôi hay ngược?". Đây là sự kiện được tổ chức bởi câu lạc bộ kỹ năng sống, với tên viết tắt là LSC của trường Ngoại Thương.

Đóng vai trò diễn giả trong buổi tọa đàm là Phó GS. TS Nguyễn Hoàng Ánh, cô Vũ Mai Phương và thầy Trịnh Văn Nam. Thường ngày, họ là những nhà giáo, còn trong buổi tọa đàm này, họ đóng vai trò là những diễn giả, nêu lên quan điểm và cá nhân của mình về chính hiện tượng liên quan đến nghề nghiệp. Thế nên không khí buổi giao lưu trở nên cởi mở và thân thiện hơn bao giờ hết.

Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn - Ảnh 2.

Tại đây, lần lượt các diễn ra đều kể về những câu chuyện của cá nhân mình hay bạn bè, người thân mà họ nghe được, qua đó làm toát lên các quan điểm dưới góc nhìn đa chiều về việc học sinh thể hiện lòng tri ân với thầy cô, suy nghĩ về việc "đi thầy" dưới tư cách là một phụ huynh và tư cách là một nhà giáo, cùng phân tích hậu quả và đưa ra hướng giải quyết.

Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn - Ảnh 3.

Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn - Ảnh 4.

Câu chuyện ví dụ được một diễn giả đưa ra là khi học trò lớp mình chủ nhiệm tâm sự thật lòng về môn học của giáo viên "khét tiếng" phụ trách, rằng nếu không "đi thầy" môn này thì sẽ vì lý do này khác mà đánh trượt hết. Dù là đồng nghiệp nhưng cô cũng không tiện nói với người giáo viên ấy, phần vì biết có nói cũng vậy thôi. Kết quả không gây nhiều bất ngờ khi hơn một nửa số sinh viên đã phải học lại môn. 

Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đó. Đến đợt bầu cử nhà giáo ưu tú, đã không có lá phiếu nào được hội đồng dành cho người giáo viên "khét tiếng" ấy. Câu kết luận của cô khiến cả hội trường tâm phục khẩu phục: "Nếu chúng ta buộc phải thua trước những cái xấu, thì cũng không có nghĩa rằng cái xấu đó sẽ thắng!".

Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn - Ảnh 5.

Hay như quan điểm của một diễn giả khác, rằng việc thật sự thể hiện tấm lòng, sự biết ơn với thầy cô bằng những món quà vật chất trong điều kiện cho phép của sinh viên là hoàn toàn không sai trái. Nhưng nó chỉ đẹp nếu món quà ấy không mang ý nghĩa vụ lợi, xin nâng điểm, xin qua môn, và quan trọng là được trao tặng vào những dịp phù hợp (ngày nhà giáo Việt Nam, 8/3…). Còn nếu món quà hiện vật hay phong bì ấy là mong chờ một thứ lợi lộc về điểm số, thì cái giá phải trả là cái nhìn tôn trọng từ sinh viên và đồng nghiệp dành cho mình, là hoàn toàn không xứng đáng.

Buổi tọa đàm sẽ không thể sôi nổi nếu thiếu các ý kiến đóng góp, phản biện hay thắc mắc đến từ chính sinh viên – đối tượng mà cũng ý thức được tính không-đúng-lắm của việc "đi thầy", nhưng vẫn thường tặc lưỡi cho qua bởi cái lợi ích nho nhỏ trước mắt. Không ít những câu hỏi về các tình huống dở khóc dở cười mà chỉ có sinh viên mới hiểu đã được đưa ra. Có lẽ hiếm có dịp nào mà "nỗi lòng" sinh viên lại được chia sẻ thẳng thắn trước các thầy cô như vậy, nhất là về một chủ đề đầy nhạy cảm thế này.

Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn - Ảnh 9.

Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn - Ảnh 10.

Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn - Ảnh 11.

Buổi toạ đàm diễn ra khá sôi nổi.

Những tràng pháo tay giòn giã và những nụ cười mãn nguyện phía cuối chương trình đã khẳng định sự thành công của buổi tọa đàm. Dù chỉ là buổi giao lưu đầu tiên nhưng ai cũng gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới CLB kỹ năng sống của trường Ngoại Thương bởi đã dũng cảm mang một chủ đề tế nhị ra bàn luận.

Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn - Ảnh 12.

Clip: SV Ngoại Thương hào hứng tranh luận Không đi thầy, thì đừng nghĩ đến chuyện qua môn - Ảnh 13.

Câu trả lời cuối cùng cô Nguyễn Hoàng Ánh , rằng cuộc đời vốn dĩ như một tấm gương phản chiếu chính mình, muốn người ta nhìn mình đẹp thì hãy làm những hành động đẹp, đã như một cái kết cực kỳ tuyệt cho buổi tọa đàm.