Các tác phẩm của tiểu thuyết gia võ hiệp số 1 Trung Quốc - Kim Dung thu hút độc giả không chỉ bởi những trang anh hùng hảo hán với võ công cái thế hay những chiêu thức võ học thần bí. Những mỹ nhân với dung mạo "như hoa như ngọc" cùng võ công thâm hậu chẳng kém bậc nam nhi cũng khiến cho khán giả không thể nào rời mắt khỏi màn hình.
Thêm nữa, những tác phẩm của Kim Dung luôn là "nguyên liệu" rất được các nhà làm phim yêu thích. Vì vậy, số lượng các mỹ nhân trong phim kiếm hiệp của văn sĩ này quả thực khiến ta "hoa mắt chóng mặt". Trong "rừng" người đẹp ấy, liệu bạn đã chọn ra được "Đệ nhất mỹ nhân"?
Vương Ngữ Yên (Thiên long bát bộ)
Thể hiện ấn tượng: Lưu Diệc Phi
Nàng Vương Ngữ Yên tài sắc vẹn toàn Có thể nói,
Vương Ngữ Yên là một cô nương hoàn hảo từ dung mạo cho đến trí tuệ và lai lịch. Xuất thân từ gia đình hoàng tộc Đại Yên, nhan sắc của nàng làm cho anh chàng si tình
Đoàn Dự phải ngẩn ngơ ngay lần đầu gặp gỡ. Thậm chí, chàng ta còn hết lòng hy sinh vì nàng.
Vương Ngữ Yên lại được trời phú cho một trí tuệ thông minh mẫn tiệp hơn người, thuộc làu mọi kinh sách võ thuật trong thiên hạ, trở thành "quyển từ điển sống" về võ học. Khiếm khuyết duy nhất trong đời nàng chỉ là đã từng quá si mê người anh họ
Mộ Dung Phục.
"Thần tiên tỷ tỷ" Lưu Diệc Phi Khi vào vai
Vương Ngữ Yên,
Lưu Diệc Phi mới tròn 16 tuổi - đúng bằng tuổi nhân vật. Ở lứa tuổi trăng rằm ấy,
Lưu Diệc Phi đã mang vẻ đẹp lộng lẫy, giống như ánh hào quang rực rỡ. Nhưng nét đẹp rạng ngời ấy không giấu nổi nét ngây thơ, tươi trẻ và trong sáng của một thiếu nữ. Đôi mắt sáng, khuôn mặt thông minh có phần non nớt, không ai có thể phù hợp với vai tiểu thư họ
Vương hơn
Lưu Diệc Phi.
Đây cũng là vai diễn nổi bật đầu đời của Lưu Diệc Phi
Có thể nói, Vương Ngữ Yên chính là vai diễn đầu tiên khiến khán giả biết và nhớ tới một "công chúa pha lê" hay "mỹ nhân cổ trang" Lưu Diệc Phi. Lần đầu gặp cô, nhà văn Kim Dung đã ký lên cuốn Thiên long bát bộ mà cô mang tới: “Cô Diệc Phi, chỉ sau khi xem nhân vật Vương Ngữ Yên mà cô thể hiện, độc giả mới biết Kim Dung không hề nói quá”. Và Lưu Diệc Phi cũng "dính" cái danh xưng "Thần tiên tỷ tỷ" từ vai diễn cổ trang đầu đời này.
Vương Ngữ Yên phiên bản Đài Loan - Tống Võng Lăng (đài CTV - 1991)
Ngọc nữ Trần Ngọc Liên cũng từng 2 lần vào vai Vương Ngữ Yên:
Phiên bản điện ảnh 1982 và bản truyền hình của TVB cũng năm 1982
Người đẹp Lý Nhược Đồng cũng từng là "Thần tiên tỷ tỷ" trong bản TVB năm 1997
Song Nhi (Lộc Đỉnh Ký)Thể hiện ấn tượng: Hà Trác Ngôn
Vì sao mà cô gái bé nhỏ Song Nhi lại trở thành người vợ mà Vi Tiểu Bảo trân trọng nhất? Trong
Lộc đỉnh ký, mới thoạt nhìn thì
Song Nhi không phải cô vợ nổi bật nhất của
Vi Tiểu Bảo. Luận về vẻ bề ngoài, nhan sắc của
Song Nhi không thể sánh với
A Kha - con gái Đệ nhất danh kỹ
Trần Viên Viên. Về xuất thân, một nô tì của Tam thiếu phu nhân nhà họ
Trang làm sao bì được với Công chúa
Kiến Ninh cao quý? Vậy điều gì đã khiến cô gái bé nhỏ, tầm thường ấy trở thành người vợ được
Vi Tiểu Bảo trân trọng nhất?
Vẻ đẹp của
Song Nhi không phải là tầm thường. Ở bên trong cô gái bé nhỏ ấy là cả một nghị lực, sự nhẫn nại và lòng dũng cảm phi thường. Cô đi theo
Vi Tiểu Bảo như cái bóng, liều mình bảo vệ anh chàng họ
Vi mỗi khi gặp nguy hiểm. Cô chăm sóc con của
A Kha, Kiến Ninh, Tô Thuyên với tất cả sự dịu dàng, tận tâm.
Vi Tiểu Bảo vốn coi phụ nữ như món đồ chơi nhưng chưa bao giờ, hắn dám có suy nghĩ coi thường
Song Nhi.
Vẻ đẹp tâm hồn đã khiến Song Nhi trở nên nổi bật Chính vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của
Song Nhi đã trở thành một món trang sức vô giá, tô điểm cho cô gái nhỏ này trở thành mỹ nhân số 1 của
Lộc Đỉnh Ký.
Song Nhi vượt lên trên một
Trần A Kha có dung mạo như hoa nhưng rỗng tuếch, chỉ biết mê đắm đến ngu muội tên tiểu nhân
Trịnh Khắc Sảng. Cô không chỉ được
Vi Tiểu Bảo trân trọng mà còn nhận được sự yêu mến của đông đảo những ai từng thưởng thức
Lộc đỉnh ký.
Hà Trác Ngôn được yêu thích qua vai diễn Song Nhi Trong số các nữ diễn viên từng thể hiện vai diễn
Song Nhi,
Hà Trác Ngôn được coi là
Song Nhi xuất sắc nhất. Vào thời điểm những bức ảnh đầu tiên được công bố, tất cả đều choáng ngợp trước nhan sắc của
A Kha và tạo hình "khủng" của
Kiến Ninh mà không chú ý đến một
Hà Trác Ngôn trẻ tuổi, non nớt. Nhưng khi
Tân Lộc Đỉnh Ký 2006 phát sóng,
Song Nhi của
Hà Trác Ngôn mới chính là nhân vật nhận được phản hồi tích cực nhất. Sự tươi trẻ, dễ thương và ngọt ngào của cô đã chinh phục tất thảy người xem. Nếu như
A Kha là cô vợ mà
Vi Tiểu Bảo si mê nhất thì
Song Nhi -
Hà Trác Ngôn lại là người gây được ấn tượng và thiện cảm nhiều nhất với khán giả.
Song Nhi - Châu Tú Lan (1984) xinh đẹp nhưng có phần sắc sảo
Bối Tâm Dụ - Song Nhi phiên bản Đài Loan
Trần Thiếu Hà thủ vai Song Nhi trong phiên bản TVB 1998
"Song Nhi" Ngô Thần Quân sánh vai cùng "Tiểu Bảo" Trương Vệ Kiện
Tiểu Long Nữ (Thần điêu đại hiệp)Thể hiện ấn tượng: Lý Nhược Đồng
Cô Cô với vẻ đẹp băng thanh ngọc khiết
Trong số các nhân vật nữ mà
Kim Dung lão gia từng hạ bút họa dung nhan, có lẽ
Cô Cô chính là mỹ nữ được nhiều người ái mộ nhất. Xuất hiện với thân phận bí ẩn, mỹ nhân họ
Long trong sáng, thuần khiết như một viên ngọc, lãnh đạm trước mọi thói xô bồ của cuộc sống trần tục. Về nhan sắc của nàng thì không ai dám phủ nhận. Dường như, không một nữ nhân nào trong tiểu thuyết võ hiệp
Kim Dung có thể xứng với danh hiệu
"Đệ nhất mỹ nhân võ lâm" hơn nàng.
Không chỉ có dung mạo đáng ngưỡng mộ, nhân phẩm và bản lĩnh của
Cô Cô cũng là điều khiến nhiều người phải nể phục. Đem lòng yêu đệ tử
Dương Quá, nàng bị cả giới võ lâm một mực lên án, chế nhạo việc làm mà họ cho là
"trái luân thường đạo lý". Hết lần này đến lần khác, vì nghĩ cho học trò, đồng thời cũng là người mình thương yêu,
Tiểu Long Nữ lẳng lặng bỏ đi, nhận phần thiệt thòi về mình.
Lý Nhược Đồng hội đủ cả 2 yếu tố
cho vai diễn Tiểu Long Nữ: Ngoại hình và diễn xuất
Tiểu Long Nữ chuyên mặc một màu áo trắng, ăn nói giản dị, không vòng vo. Một cô gái cốt cách như thần tiên, trong sáng như gương, dịu dàng như ngọc. Những nữ diễn viên từng nhận vai
Tiểu Long Nữ đều rất xứng đáng được xếp vào hàng đại mỹ nhân. Trong số đó, vẻ đẹp hư ảo, như mơ như thực cộng với diễn xuất tuyệt vời của
Lý Nhược Đồng đã khiến cô được khán giả xem như một
Tiểu Long Nữ băng thanh ngọc khiết bằng xương bằng thịt bước ra từ tiểu thuyết.
Trần Ngọc Liên (1983) cũng là một Tiểu Long Nữ kinh điển
Phan Nghinh Tử đem đến một Tiểu Long Nữ
với vẻ đẹp pha lê song lại quá rườm rà về phục sức
"Tiểu Long Nữ" Ngô Thanh Liên gây tranh cãi bởi trang phục đen tuyền
Phạm Văn Phương - Tiểu Long Nữ phiên bản Singapore
cũng gây được thiện cảm với khán giả
Lưu Diệc Phi được khen về ngoại hình như tiên nữ song diễn xuất vẫn còn hơi non tay