Phim hoạt hình 3D “made in Việt Nam”
Cô bé bán diêm từng khiến dư luận dậy sóng khi mới tung ra trailer. Cho đến chiều qua, khi bản full chính thức được công bố trên Youtube thì làn sóng tranh cãi về nó lại càng thêm kịch tính.
Nếu như ban đầu, khán giả chỉ tranh cãi về kịch bản nước ngoài hay hình ảnh đẹp – xấu, giọng dẫn chuyện hay – dở… thì giờ đây, họ “nội soi” đến từng góc máy, từng không gian – thời gian trong mỗi cảnh một cách chuyên nghiệp hơn, “dữ dằn” hơn. Tuy nhiên, vẫn luôn có một bộ phận khán giả ủng hộ phim Việt và những nỗ lực của các nhà làm phim trong nước. Thế là một cuộc chiến đã bùng nổ trên trang Youtube của nhà làm phim cũng như tại các diễn đàn phim Việt.
Ngay sau khi được công bố trên Youtube, lượng like và comment khen ngợi dành cho phim tăng nhanh đáng kể.
Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn những dislike và comment phê bình.
Đặc biệt, công cụ tính lượt views của Youtube tạm bị đơ do được xem quá nhiều
- 1 việc chỉ xảy ra với các video cực hot.
Rút kinh nghiệm từ trailer, nhà sản xuất
Cô bé bán diêm đã bỏ hẳn phần dẫn chuyện “ghê rợn” trong bản chính thức. Nói đúng hơn, không có bất kỳ lời dẫn hay câu thoại nào trong tác phẩm. Xuyên suốt 5 phút phim chỉ có nhạc nền tuyệt vời do nhạc sĩ
Dương Khắc Linh thực hiện và những tiếng xuýt xoa vì lạnh của cô bé bán diêm, tiếng cười đùa vô tâm của cậu bé qua đường, tiếng sủa của chú chó nhỏ, tiếng vó ngựa trên đường… Tất cả đã thay thế cho mọi lời nói để dẫn dắt người xem vào câu chuyện trong đêm Giáng Sinh.
Câu chuyện trong đêm Giáng Sinh. Với kịch dựa trên câu chuyện cổ quen thuộc
Cô bé bán diêm, bộ phim không tạo ra bất kỳ đột phá nào về mặt nội dung mà chỉ đơn thuần muốn nhắc nhở khán giả bài học về tình thương giữa người với người – một điều tưởng chừng bình dị nhưng giữa xã hội hiện đại ngày nay lại vô cùng khan hiếm. Khán giả
Kim Thanh (18 tuổi) cảm thán:
“Thật ra tớ đã thuộc lòng câu chuyện cổ Andersen này. Nhưng khi xem nó được tái hiện sinh động bằng công nghệ 3D, hòa với âm nhạc sâu lắng thì cảm xúc mạnh mẽ hơn hẳn. Tớ đã rơm rớm nước mắt đấy!”. Hay bạn
Nhật Duy (19 tuổi - đại học Văn Lang) chia sẻ:
“Gần đây báo chí đăng đầy những tin tức khiến người ta giật mình về sự suy thoái nhân tính trong xã hội. Chọn Cô bé bán diêm chứ chẳng phải chuyện cổ tích hoàng tử - công chúa để remake thật sự là một việc đúng đắn”.Điều khiến khán giả tranh luận dữ dội nhất có lẽ là phần đồ họa – yếu tố quan trọng nhất của bất kỳ phim hoạt hình nào, đặc biệt là phim 3D. Có những người khen hình ảnh trong phim đã được cải thiện đáng kể so với những phim hoạt hình trước đây của Việt Nam và đặt viên gạch cho sự khởi sắc của hoạt hình 3D. Bối cảnh đường phố được đặc tả toát lên sự lạnh lẽo của trời đông và nét lung linh của một đêm Giáng Sinh, với nét vẽ hiện đại. Nhiều người tỏ ra hài lòng và kỳ vọng vào tương lai hoạt hình Việt.
Đường phố lung linh nhưng lạnh lẽo. Thế nhưng đã là tranh cãi thì có người khen, ắt phải có kẻ chê. Những ý kiến phê bình không chỉ dừng lại ở bề nổi xấu – đẹp, mà phân tích sâu vào kỹ thuật làm phim và cả… tấm lòng của nhà sản xuất với điện ảnh, thậm chí
Walt Disney từ tuốt tận trời Tây cũng bị lôi vào cuộc.
Những comment dài ngoằng trên Facebook Phim Việt Nam tranh luận về bộ phim.
Số đông các khán giả “dislike” phần đồ họa của
Cô bé bán diêm vì các cử động của nhân vật, tiêu biểu là động tác ném chai “đơ hơn cây cơ” của ông bố rượu chè.
Ông bố rượu chè "đơ hơn cây cơ". Mặt khác, họ chưa hài lòng với biểu cảm của cô bé bán diêm – gượng gạo và đôi khi hơi… ác ác.
Những khoảnh khắc bị cho là chưa đạt và hơi... ác của cô bé bán diêm. Ấy vậy nhưng bạn
Cho Ahnna (Facebook) lại cho rằng:
“Tớ rất thích biểu cảm của cô bé trong các cảnh quẹt diêm. Họa sĩ đã thể hiện rất khá gương mặt rạng rời của em trong những giấc mơ và vẻ thất vọng khi diêm tắt, quay về thực tại” .
Hạnh phúc trong giấc mơ...
...và nỗi thất vọng khi trở về thực tại.
Với những nhận xét trái chiều thế này, chắc chỉ có thể đổ lỗi cho “gu” của mỗi người mỗi khác mà thôi.
Điểm nhấn của câu chuyện: cảnh hai bà cháu đoàn tụ trong mơ. Với những gì mà nhà làm phim
Cô bé bán diêm đã thể hiện trong vỏn vẹn 5 phút, thật sự chưa thể đưa ra nhận xét chính xác về trình độ của họ, cũng như đánh đồng của một bộ phận nhà làm phim Việt trẻ rằng họ kém cỏi, cẩu thả hay tự mãn, không cầu tiến. Cái trước hết mà khán giả nên ghi nhận đó là sự cải thiện đáng kể chất lượng phim ảnh Việt Nam và khích lệ những người trẻ cống hiến hơn nữa cho môn nghệ thuật thứ bảy của nước nhà.
Cảnh chú chó nhỏ chạy đi tìm thức ăn cho cô bé được đánh giá cao, bởi nó phản ánh: đến con vật còn có tình thương, vậy mà con người lại lạnh lùng với nhau. Tất nhiên, để có được những bộ phim xuất sắc trong tương lai, bên cạnh khích lệ, khán giả còn phải tỉnh táo góp ý những điểm chưa tốt của phim Việt. Thế nhưng phê bình không có nghĩa là “dập te tua” những “mầm non” phim ảnh, khiến ngọn lửa đam mê của họ bị dập tắt ngay khi vừa nhen nhóm. Như thế thì lấy ai sẽ giúp phim Việt tiến bước nữa? Vậy nên hãy nhiệt tình chia sẻ quan điểm của bạn về phim Việt Nam với chúng tớ, nhưng đừng “vùi dập” chính phim ảnh nước mình, bạn nhé!