Bespoke không chỉ đơn thuần là thời trang, đó còn là văn hóa

A.D, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 10/01/2018

Nếu là một tín đồ của những đồ dùng mang dấu ấn riêng của từng cá nhân, bạn không thể không biết tới khái niệm Bespoke. Để nói về dòng chảy Bespoke trong văn hóa thời trang, chỉ có thể gói gọn bằng 2 từ “độc bản”.

Thời trang là điều mà các nhà thiết kế đem lại cho bạn 4 lần mỗi năm. Còn phong cách là thứ mà bạn lựa chọn.” - Lauren Hutton.

Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực ra việc xây dựng phong cách cá nhân không hề dễ dàng. Nếu đổ thật nhiều tiền mua sắm những bộ cánh đắt tiền, bạn có thể được coi là một người hợp thời trang, nhưng để được gọi là người có gu, có lẽ là chưa đủ. Phong cách của mỗi cá nhân đòi hỏi sự dấn thân, sự trải nghiệm từ chính cái tôi của họ. Trong thế giới thời trang, nếu phụ nữ có chiếc “little black dress” kinh điển, thì nam giới có bộ suit đi vào huyền thoại. Bộ suit là “tạo vật” đặc trưng cho phái mạnh, cho những gì sang trọng và uy quyền nhất một người đàn ông có thể trưng diện. Và trong vô vàn những dòng chảy thời trang suit, đỉnh cao có lẽ là những bộ Bespoke suit với giá trị mang tính “độc nhất vô nhị”.

Có một dòng chảy thời trang, mang tên Bespoke

Trong quá khứ, từ thuở sơ khai của ngành may mặc, quần áo chỉ đơn thuần là vật che thân, bảo vệ cơ thể. Chỉ tới thời kỳ Phục Hưng, thế giới văn hóa và nghệ thuật bắt đầu thay đổi, nhận thức của con người về trang phục cũng chuyển biến theo. Quần áo không chỉ là vật dụng thiết thực, mà còn là cách để thể hiện bản thân.

Bespoke không chỉ đơn thuần là thời trang, đó còn là văn hóa - Ảnh 2.

Hình ảnh thường thấy ở con phố Saville Row xa hoa.

Bespoke thực sự trở thành một thuật ngữ riêng trong làng thời trang từ cuối thế kỉ 19. Lịch sử của Bespoke suit gắn liền với con phố thời trang Saville Row - một con phố may mặc cho nhà giàu nổi tiếng bậc nhất nước Anh, với ý nghĩa “mỗi súc vải một khách hàng”. Đó là những loại vải vô cùng quý hiếm, thậm chí có một không hai. Khi đặt may Bespoke, mỗi khách hàng sẽ được một người thợ bậc thầy thực hiện không dưới 35 phép đo và đưa ra hơn 400.000 thay đổi trên trang phục. Kỳ công như vậy, nên khi nhắc tới thời trang Bespoke suit, là ta nhắc đến những trang phục sống động, đẹp và lịch lãm nhất dành cho phái mạnh, những bộ cánh được ví như “biết nói”. Chúng tôn vinh vẻ đẹp rất riêng và không hoàn toàn cân đối của người đàn ông, mang dấu ấn độc nhất của từng cá nhân.

Bespoke không chỉ đơn thuần là thời trang, đó còn là văn hóa - Ảnh 3.

Bespoke mang dấu ấn riêng độc nhất của từng cá nhân (Ảnh: Nhà may Cao Minh).

Sự khác biệt của Bespoke, nhất là Bespoke suit, với các khái niệm may mặc trong ngành thời trang khác, như Ready-to-wear, Made-to-measure còn rõ ràng hơn khi ta đem lên bàn cân. Đầu tiên, Ready-to-wear tất nhiên là những bộ trang phục may sẵn được bày bán trong cửa hàng, với những số đo tiêu chuẩn theo các size tức kích cỡ, phom người phổ biến. Còn việc so sánh giữa Made-to-measure suit và Bespoke suit lại có những tiêu chí chi tiết phức tạp thú vị khác nhau nhưng lại rất đáng kể.

Ví dụ, bạn có thể hình dung, bước tạo mẫu rập (có thể tạm hiểu giống như khuôn “đúc” quần áo vậy) là một trong những bước quan trọng nhất hình thành nên bộ suit đẹp. Các sản phẩm Made-to-measure được may theo các mẫu rập và size có sẵn, khung áo và các bộ phận tay, cổ, lưng… đã được làm sẵn và đánh theo size, ví dụ 40, 41, 42... Sau khi có số đo của khách hàng, nhà may sẽ chọn size gần với số đo đó nhất để ráp vào hợp lý nhất có thể. Tất nhiên, khách không có nhiều lựa chọn về chất liệu vải và tùy chỉnh cũng rất hạn chế chỉ gói gọn trong danh sách có sẵn của nhà may. Vì thế, Made to measure suit sẽ không tốn nhiều công và tiết kiệm thời gian, chỉ mất từ 1 tới 2 ngày là có thể may xong.

Nhưng, không có bộ Bespoke suit nào chỉ cần 1-2 ngày để hoàn thành cả, thời gian hoàn thành Bespoke suit ít nhất từ 2-4 tuần, phụ thuộc cả vào số lần thử, thậm chí thời gian tính theo tháng, nửa năm hoặc hơn nữa nếu thực sự cần thiết, vì tất cả bắt đầu với những tấm vải.

Bespoke không chỉ đơn thuần là thời trang, đó còn là văn hóa - Ảnh 4.

Với Bespoke suit, mỗi khách hàng sẽ có các bộ rập được bảo quản riêng (Ảnh: Nhà may Cao Minh).

Nếu người tiếp bạn khi may suit Made-to-measure là nhân viên bán hàng, hay thợ có kiến thức đo tốt thì đối với Bespoke cần thiết là một nghệ nhân may đo lành nghề và có kinh nghiệm cao. Đối với nghệ nhân lâu năm, họ chỉ mất ít thời gian quan sát từ dáng đứng, sự cân đối cơ thể, cách bạn đi đứng để biết cần tinh chỉnh ở những điểm nào cho bộ suit phù hợp nhất. Mỗi khách hàng sẽ có một bộ rập mẫu riêng được đo và cắt tỉ mỉ, chi tiết, vừa vặn cho một mình họ, giống như dấu vân tay hay hộ chiếu nhận dạng riêng vậy. Những mẫu rập này sẽ được nhà may Bespoke bảo quản như hồ sơ riêng của khách hàng và được sử dụng cho những lần may sau.

Bespoke không chỉ đơn thuần là thời trang, đó còn là văn hóa - Ảnh 5.

Hàng chục nghìn bộ rập của khách hàng được Cao Minh lưu giữ hàng năm.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể tùy chỉnh tất cả từ chất liệu vải, màu sắc, vải lót, kiểu túi tròn hay vuông, cổ hiện đại hay trang trọng, khuy nút theo màu yêu thích, đường đột theo ve áo... Chưa kể đến việc phải khâu bằng tay để bộ sản phẩm vừa khít và tôn lên cơ thể bạn, số lần thử khi lên mẫu sẽ nhiều hơn may một bộ suit thông thường. Việc chọn mẫu vải hay dáng vóc phù hợp cho bộ Bespoke suit cũng lại cần dấu ấn kinh nghiệm lâu năm rất quan trọng của nghệ nhân may thấu hiểu về văn hóa, con người, khí hậu thời tiết thổ nhưỡng của vùng đất đó, để có thể xác định dáng và số đo vừa vặn, thích hợp nhất.

Bởi vậy, phải tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh nghiệm để tạo nên một bộ suit Bespoke hoàn toàn mang giá trị cá nhân. Đó cũng là lý do khi đầu tư vào bộ Bespoke suit, người ta thường chỉ đặt niềm tin vào những nhà may lâu năm, có nhiều thời gian nghiên cứu, với giá trị lịch sử và quá trình phát triển bền vững để gửi gắm.

Bespoke không chỉ đơn thuần là thời trang, đó còn là văn hóa - Ảnh 6.

Một trong những công đoạn nghiêm ngặt trong Bespoke suit là kiểm tra từng mảnh vải trước khi đưa vào cắt may (Ảnh: Nhà may Cao Minh).

Theo thời gian, nhờ quy trình sản xuất hàng loạt, đồ may sẵn có giá thành ngày càng thấp, trở nên phổ biến hơn và là sự lựa chọn của nhiều người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhược điểm của đồ may sẵn là không ai trong chúng ta có số đo chuẩn như người mẫu, và thực ra cũng chẳng ai giống ai, với những nhu cầu khác nhau, bởi thế không có gì tuyệt vời hơn việc sở hữu một bộ Bespoke được tạo riêng ra cho từng người. Những bộ suit biết nói theo nguyên tắc “xấu che, đẹp khoe” mà chẳng phải sản phẩm của thương hiệu đắt tiền nào có thể làm được. Đối với nhiều quý ông, họ vẫn luôn quan niệm Bespoke suit mới phù hợp và thể hiện được đẳng cấp tương xứng. Vì lẽ đó, trong dòng chảy thời trang, có một dòng chảy mang tên Bespoke đã len lỏi giữa tầng lớp quý tộc Anh, Pháp, Ý... thế kỷ 19 như một thú chơi sành điệu tới tận bây giờ.

Bespoke còn là văn hoá mang phong cách độc bản

Chơi Bespoke cũng cần nghệ thuật, và người chơi Bespoke thực sự là những nghệ sĩ. Bao lâu nay, văn hoá Bespoke đã hình thành trong tầng lớp nhà giàu, quý tộc thời Phục Hưng, như một thú chơi đẳng cấp khó trộn lẫn. Bespoke không chỉ đơn thuần là một hình thức may đo trang phục, mà nó còn là một nét văn hoá đầy tinh tế, một trải nghiệm thực sự đáng giá.

Bespoke không chỉ đơn thuần là thời trang, đó còn là văn hóa - Ảnh 7.

Nhan Phúc Vinh trong một thiết kế Bespoke suit của Cao Minh, một trong những nhà may nổi tiếng và lâu đời nhất Việt Nam, hoạt động từ 1948.

Độc bản làm nên tinh thần bất tử của Bespoke, vì vậy, nó nhanh chóng được giới thời thượng khao khát. Khởi nguồn từ con phố Saville Row quyền quý, Bespoke suit đã lan toả đến những vùng đất mới, không chỉ là những đường may trên áo mà còn là mặt số tuyệt tác của đồng hồ, những món đồ trang sức cầu kỳ, những chiếc xe hơi hào nhoáng... để rồi trở thành một văn hoá mang phong cách độc tôn.

Ngày nay ở Việt Nam, dòng chảy Bespoke suit vẫn tồn tại mạnh mẽ trong giới thượng lưu thành đạt. Xã hội phát triển, đàn ông cũng biết cách ăn mặc lịch lãm hơn, không chỉ để thể hiện dấu ấn cá nhân mà còn thể hiện sự văn minh và kiến thức xã hội. Với một người đàn ông, phong cách của anh ta giúp chứng tỏ địa vị xã hội, gu thẩm mỹ, hình mẫu mà anh đang theo đuổi. Có người từng nói, bộ suit là áo giáp của đàn ông, là trang phục tự tin và đẹp nhất dành riêng cho phái mạnh. Những quý ông Việt trong lịch sử phát triển thời trang cận đại khá nhất quán chọn suit là bạn đồng hành khi gặp gỡ đối tác, bạn bè, khách hàng. Và Bespoke chính là đỉnh cao của suit, của những gì tinh tuý, trân trọng nhất mà một người đàn ông có thể khoác lên cơ thể mình.

Bespoke không chỉ đơn thuần là thời trang, đó còn là văn hóa - Ảnh 8.

Một thiết kế Bespoke suit khác của Cao Minh, nhà may có 70 năm kinh nghiệm, phát triển bền vững đến ngày hôm nay.

Những người tìm đến Bespoke là những cá nhân thành đạt, có vị trí trong xã hội và yêu thích sự độc bản. Họ trân trọng thành quả lao động của từng đường kim mũi chỉ, từng chiếc ve áo, ly quần thẳng thớm. Bespoke sẽ còn là một văn hoá thời trang mang tính lịch sử, trường tồn mãi với thời gian, dù để cầm trên tay một bộ Bespoke suit phải mất công, chi phí đến như thế nào, vì đơn giản, có những thứ phải “chậm mà chắc”.

Tại Việt Nam, nếu nhắc đến Bespoke suit thì Cao Minh có lẽ là một trong những thương hiệu may đo cao cấp với bề dày lịch sử lâu đời nhất. Bắt đầu hoạt động từ năm 1948, với 70 năm đam mê và sự cống hiến hết mình vì nghề, người sáng lập - ông Lý Minh cũng đã được Nhà Nước Việt Nam phong tặng danh hiệu danh giá trong làng nghệ thuật may mặc - "Nghệ Nhân Ngành May".

Khách hàng tìm tới Cao Minh là những cá nhân thành đạt, có vị trí trong xã hội và yêu thích sự độc bản. Họ trân trọng thành quả lao động của từng đường kim mũi chỉ, từng chiếc ve áo, ly quần thẳng thớm được làm một cách tỉ mỉ từ nghệ nhân may đo. Tính tới nay, đã trải qua 3 đời phát triển, Cao Minh đã tạo được một vị thế vững chắc trong ngành may đo thủ công cao cấp.