24 huyền thoại bí ẩn của làng máy tính (Phần 2)

Lê Vũ Lâm, Theo 08:00 18/08/2011

Bạn có thể không biết đến họ, nhưng mỗi món đồ công nghệ đều ghi dấu ấn của những con người này đấy.

Tiếp tục câu chuyện về 24 huyền thoại bí ẩn của làng máy tính, chúng mình hãy cùng điểm qua những tên tuổi vĩ đại song lại rất kín tiếng sau đây nào!
 
 
John Draper: Người đàn ông tài năng thường được biết đến cùng bí danh “Cap'n Crunch”. Nguyên nhân bởi chú ấy đã sử dụng chiếc còi tặng kèm trong hộp ngũ cốc “Cap'n Crunch” để hack đường dây điện thoại và thoải mái thực hiện hàng loạt cuộc gọi miễn phí. 
 
Cũng từ đây, thuật ngữ “Phreaking” xuất hiện nhằm ám chỉ những vụ tấn công vào mạng điện thoại. Ngoài ra, Draper cũng được “trái táo khuyết” tuyển mộ và hoàn thành bộ phần mềm EasyWriter - ứng dụng xử lý văn bản đầu tiên trên Apple II.
 
 
Lee Felsenstein: Một trong những thành viên đầu tiên tại câu lạc bộ máy tính Homebrew và trở thành nhà thiết kế Osborne I – chiếc máy tính cá nhân đầu tiên được sản xuất hàng loạt và thu được rất nhiều thành công về mặt thương mại.
 
 
John McCarthy: Phát minh đáng chú ý nhất của McCarthy có tên gọi Lisp – ngôn ngữ lập trình cấp cao lâu đời thứ 2 trong lịch sử và hiện vẫn được sử dụng ngày nay. Chính John McCarthy cũng góp phần đưa những thuật toán logic vào trí tuệ nhân tạo và giúp máy tính ngày càng hoàn hảo hơn.
 
 
Ed Roberts: Nhân vật đã sáng lập Micro Instrumentation and Telemetry Systems để bán những bộ công cụ điện tử vào năm 1970. Tuy nhiên, Roberts được nhớ đến nhiều hơn khi trở thành tác giả của Altair 8800 – chiếc máy tính cách mạng vào thời bấy giờ và ghi nhận kết quả kinh doanh cực ấn tượng. Thậm chí, Roberts còn được thừa nhận rộng rãi như “cha đẻ của máy tính cá nhân”.
 
 
Richard Greenblatt: Thêm một “cha đẻ” khác trong thế giới công nghệ bởi Greenblatt được coi người khởi xướng cộng đồng hacker. Với niềm đam mê cờ vua và lập trình, ông đã viết ra Mac Hack – phần mềm chơi cờ đầu tiên trên thế giới. Khi ấy, chuyên gia về trí tuệ nhận tạo Hubert Dreyfus lớn tiếng hoài nghi khả năng chơi cờ của máy tính, kết quả thì vị này đã bị thua tơi bời.
 
 
Doug Engelbart: Phát minh đáng chú ý nhất của Engelbart là chuột máy tính vào những năm 1960, nhưng ông còn nhiều đóng góp lớn khác trong lĩnh vực 2-Tek. Cụ thể, Hubert Dreyfus đã xây dựng giao diện người dùng đồ họa và nằm trong nhóm phát triển siêu văn bản (hyper text) rất phổ biến ngày nay.
 
 
Ivan Sutheland: Vào năm 1988, Sutheland đón nhận giải thưởng danh giá Turing cho phát minh Sketchpad – tiền thân giao diện người dùng đồ họa mà chúng ta sử dụng phổ biến hiện tại.
 
 
Tim Paterson: Huyền thoại đã phát triển hệ điều hành QDOS cho Bill Gates vào năm 1980. Sau đó, Bill Gates đổi tên hệ thống thành MS-DOS, bán cho khách hàng trên khắp thế giới và trở thành 1 trong những người giàu nhất hành tinh.
 
 
Dan Bricklin: Được ví như “cha đẻ của những bảng tính” khi vào năm 1979, lúc còn làm việc cùng Bob Frankston, Bricklin đã tạo ra VisiCalc – tiền thân của Microsoft Excel. Nghe đâu, VisiCalc còn trở thành “ứng dụng sát thủ” của mọi thời đại vì người ta sẵn sàng mua cả chiếc máy tính chỉ để chạy mỗi ứng dụng này thôi í!
 
 
Bob Kahn và Vint Cerf: Bộ đoi khai sinh mạng internet khi cùng nhau xây dựng giao thức Transmission Control Protocol và Internet Protocol (còn được biết đến với tên gọi TCP/IP). Chúng đều là những công nghệ truyền thông cơ bản nhất trong thế giới internet đấy teen ạ.
 
 
Niklaus Wirth: Tác giả của khá nhiều ngôn ngữ lập trình, song cái tên đình đám nhất phải kể đến Pascal. Được biết, Niklaus Wirth cũng giành giải thưởng Turing vào năm 1984 vì đã “phát triển hàng loạt ngôn ngữ máy tính đầy sáng tạo”.