Sau cái chết của chú cá voi ở Thái Lan vì nuốt hơn 80 túi nilon, làn sóng "anti-nilon" nổ ra mạnh mẽ hơn trên khắp thế giới. Tại Việt Nam, phong trào này vẫn lan tỏa lặng lẽ dưới sự kêu gọi của các nhóm bạn trẻ yêu môi trường, dù họ biết rằng thay đổi thói quen của người dân vẫn là một hành trình dài.
Nói không với túi nylon - Ảnh 1.
Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1. Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1. Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.
Nói không với túi nylon - Ảnh 3.
Nói không với túi nylon - Ảnh 4.
Nói không với túi nylon - Ảnh 5.

"Ô nhiễm trắng" là cụm từ được các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm cực nguy hại. Bên cạnh ô nhiễm nguồn nước, nguồn đất, ánh sáng hay không khí, thì những chiếc túi nilon khó phân huỷ cũng sẵn sàng để lại những hệ luỵ khôn lường. Đây chính là một "gánh nặng" cho môi trường, thậm chí, còn dẫn đến thảm họa mà các chuyên gia môi trường gọi là "ô nhiễm trắng".

Túi nilon từ lâu đã trở thành một vật dụng phải nói là "gần gũi" trong cuộc sống thường ngày. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng, giá thành lại thấp, những chiếc túi đủ màu sắc được sử dụng phổ biến và hầu như xuất hiện mọi nơi, mọi lúc. Từ những khu chợ truyền thống, các cửa hàng tiện lợi đến từng siêu thị lớn, túi nilon là sự lựa chọn gần như hoàn hảo.

Ở Việt Nam, theo nhiều thống kê, hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường hàng ngày. Nguy cơ về "ô nhiễm trắng" cũng theo đó đe doạ tính mạng con người nhiều hơn.

Nói không với túi nylon - Ảnh 6.

Ngày 2/6/2018, đoạn clip giải phẫu xác một chú cá voi ở Thái Lan được đăng tải lên mạng xã hội khiến cả thế giới chấn động. Sau nhiều nỗ lực, cuộc giải cứu cá voi đi tới thất bại. Khám nghiệm tử thi cho thấy dạ dày cá voi chứa hơn 80 túi nhựa nặng đến 8 kg, khiến nó không thể qua khỏi dù được cứu chữa.

Con cá voi hoa tiêu đực nhỏ đã trở thành nạn nhân mới nhất sau khi được tìm thấy hầu như không còn sống tại một con kênh gần biên giới với Malaysia. Nó đã nôn ra 5 chiếc túi trong suốt quá trình giải cứu trước khi qua đời.

Trước vấn đề này, ông Thon Thamrongnawasawat, nhà sinh vật biển, giảng viên tại Đại học Kasetsart, lý giải rằng những chiếc túi nhựa này đã khiến con cá voi không thể ăn bất cứ thứ thức ăn nào để có dinh dưỡng.

Nói không với túi nylon - Ảnh 7.

Nỗ lực của những tình nguyện viên và nhân viên chính phủ thuộc Bộ Tài nguyên Biển và Bờ biển Thái Lan nhằm giải cứu chú cá voi hoa tiêu tại miền nam Thái Lan gần biên giới Malaysia - Ảnh: AFP

"Nếu bạn có 80 chiếc túi nhựa trong dạ dày, chắc chắn bạn sẽ chết" - ông Thon nói.

Ông cho biết ít nhất 300 sinh vật biển bao gồm cá voi hoa tiêu, rùa biển và cá heo bị chết mỗi năm trong các vùng nước ở Thái Lan do nuốt phải rác thải nhựa. Thái Lan chính là một trong những quốc gia tiêu thụ túi nhựa nhiều nhất thế giới, giết chết hàng trăm sinh vật biển sống gần các bãi biển nổi tiếng của nước này mỗi năm. "Đó là một vấn đề lớn. Chúng tôi dùng rất nhiều nhựa" - ông Thon chia sẻ.

Năm 2014, Viện nghiên cứu phát triển Pháp (IRD) đã công bố một kết quả nghiên cứu cũng khiến nhiều người sửng sốt. Theo đó, mỗi năm có khoảng 1,5 triệu động vật trên biển chết vì ngộ độc do ăn phải rác thải nhựa hay chất dẻo. Lượng rác thải nhựa do con người thải ra nhiều đến mức IRD phải lên tiếng cảnh báo về mối nguy hại từ các "đảo rác", hay còn được biết đến như "Lục địa thứ bảy" - "Lục địa rác".

Báo cáo của Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho hay, rác thải chất dẻo như chai nhựa, túi nilon, hộp đựng đồ ăn... là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều loài sinh vật biển như rùa, cá heo và cá voi. UNEP ghi nhận, đã có nhiều báo cáo về việc sinh vật biển nuốt vào bụng các chất dẻo độc hại thường tồn tại dưới dạng các mảnh vỡ nhỏ có đường kính chưa tới 5mm. UNEP cảnh báo rằng rác thải nhựa trên đại dương đang gây tổn thất cho nền kinh tế thế giới ít nhất 13 tỷ USD mỗi năm, đe dọa đời sống sinh vật biển, ngành du lịch và nghề cá.

Nói không với túi nylon - Ảnh 8.

Bên trong dạ dày con cá voi chứa hơn 80 túi nhựa nặng đến 8 kg. Ảnh: Internet.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới, tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Chiếc túi nilon tuy bề ngoài trông nhỏ bé và mỏng manh vậy thôi, nhưng quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.

Còn chưa kể tới việc, túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Trong trường hợp, những chiếc túi bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ dẫn đến tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch. Thực tế nhiều loại túi nilon được làm từ dầu mỏ nguyên chất khi chôn lấp sẽ ảnh hưởng tới môi trường đất và nước, còn đốt chúng sẽ tạo ra khí thải có chất độc dioxin và furan gây ngộ độc, ảnh hưởng tuyến nội tiết, gây ung thư, giảm khả năng miễn dịch,…

Bên cạnh đó, việc dùng túi nilon đựng đồ ăn nóng sẽ sinh ra nhiều chất độc hại cho cơ thể. Những túi nilon nhuộm màu xanh, đỏ, chứa các kim loại như chì, cadimi, nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây hại cho sức khỏe con người.

Nói không với túi nylon - Ảnh 9.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 - 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ... Chỉ riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, trung bình một ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn nhựa và túi nilon. Mỗi ngày Hà Nội thải ra từ 4.000 đến 5.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm đến 7-8%. Đáng chú ý là lượng túi nilon này tăng theo từng năm.

Dạo quanh một vòng từ chợ truyền thống tới các siêu thị lớn ở Hà Nội, người dân chủ yếu sử dụng túi nilon là chính. Việc tìm được một ai đó mang theo chiếc túi tái chế mỗi khi đi mua sắm là rất hiếm, dù giá thành cũng rất rẻ chỉ 8.000 đồng/cái. Dù mua một kg đường, một mớ rau hay bất kể một thứ gì, người dân đều tiện tay vớ cái túi nilon ngay cạnh cửa hàng để đựng đồ. Ít ai nghĩ đến việc dùng túi giấy hay một loại bao bì dễ phân hủy thay thế. Song các bà nội trợ có nhiều cách lý giải khác nhau về thói quen xài túi nilon như đã thành thói quen này.

img
img
img
img
img

"Túi nilon chẳng phải rất tiện sao! Chỉ khi nào đồ nhiều và nặng mình mới dùng túi tái chế, còn với những túi hàng ít thì dùng túi nilon thôi. Trong tương laoi nếu có túi giấy thì tiện hơn túi nilon, vì nó còn tái sử dụng được"- chị Thuý (40 tuổi) thẳng thắn bày tỏ quan điểm.

Cô Lạc (60 tuổi) lụi hụi tay xách nách mang bước ra từ siêu thị. Hai tay cô đều là túi nilon đựng những món đồ cần thiết cho gia đình. Khi được hỏi liệu cô có sẵn sàng mua túi tái chế cho nhu cầu sử dụng không, cô Lạc khẳng định: "Mua, phải mua!". Nhưng vì sự tiện lợi trong cuộc sống, mua là một chuyện và dùng hay không lại là chuyện khác.

"Nhưng vẫn phải dùng túi nilon chứ. Siêu thị dùng thì mình phải dùng thôi, nếu không thì ôm hết đồ vào người à? Biết làm cách nào được bây giờ, bây giờ đi ra chợ không có cái túi nilon thì chết. Nhiều khi ra chợ mua 1 thứ thôi chẳng hạn, thì túi bóng là tiện nhất rồi, sắm nhiều nhiều mới mang túi tái chế" - cô Lạc chia sẻ.

img
img
img
img
img

Bên cạnh túi giấy, người dân cũng đưa ra gợi ý về việc gói đồ bằng lá sen, lá chuối như ngày xưa. Nhưng thời bây giờ, muốn mua lá sen, lá chuối... cũng không phải dễ và không rẻ tiền. Bạn Phạm Trung Lâm (25 tuổi) thừa nhận, bản thân bạn rất ít sử dụng túi tái chế hay các vật liệu khác ngoài túi nilon khi đi chợ. Dù biết đến tác hại của túi nilon nhưng chẳng ai "cưỡng nổi" sự tiện dụng của nó. "Bọn mình biết tác hại của túi nilon nhưng hầu như không sử dụng túi tái chế thay thế. Bình thường đi chợ thì xài luôn túi nilon cho tiện, nếu thay bằng lá hoặc túi tái chế thì hay hơn" - Trung Lâm tâm sự. 

Nói không với túi nylon - Ảnh 12.

Một số siêu thị và cửa hàng tiện lợi ở Hà Nội luôn khuyến khích khách hàng dùng túi thân thiện môi trường. Tuy nhiên, các loại túi này khách hàng đều phải mua để đựng đồ thay vì được phát miễn phí như túi nilon nên lượng tiêu thụ khá thấp. Ở siêu thị, túi tái chế được bày bán đan xen giữa các mặt hàng để thu hút sự chú ý của khách hàng. Hầu hết ở các quầy hàng đều có sự xuất hiện của những chiếc túi có vẻ nhỏ nhắn nhưng sức chứa rất lớn này. Thậm chí ngay quầy thu ngân cũng bày bán chúng, song, với nhiều nỗ lực đánh vào thị giác của người tiêu dùng, chúng dường như vẫn bị "ghẻ lạnh".

Theo khảo sát mức giá hiện tại trên thị trường, túi nilon rẻ hơn túi giấy rất nhiều. Đây cũng là một trong những lý do mà các hộ kinh doanh, người buôn bán ưu tiên sử dụng túi nilon. Từ 25.000 đến 40.000 đồng, bạn đã có thể mua được hẳn 1kg túi bóng, nhưng túi thân thiện với môi trường, một chiếc vào giá khoảng 8.000 - 10.000 đồng.

img
img
img
img
img

Trong khi đó, ở các nước phát triển như Sigapore, Hong Kong, Nhật Bản… người dân vẫn thường sử dụng túi giấy để đựng thức ăn. Bởi nghịch lý tại các nước này, người dân sẽ phải bỏ ra một số tiền rất lớn mới mua được một chiếc túi nilon vì chúng rất đắt.

Chị N. (một thu ngân) chia sẻ con số đáng báo động về thực trạng sử dụng túi tái chế ở siêu thị chị đang làm. "Mỗi ngày tụi em chỉ bán được 5 túi tái chế thôi, chủ yếu là người nước ngoài mua. Người tiêu dùng đã có thói quen không mang túi khi đi siêu thị, đi chợ mua sắm nên túi này sau khi mua về không được tái sử dụng, rất lãng phí".

Giữa dòng người tay cầm từng túi nilon đi ra đi vào siêu thị, chúng tôi gặp được bác Nguyễn Văn Thành (62 tuổi, giáo viên về hưu). Bác Thành đi cùng cô cháu gái nhỏ, cả 2 cùng mang theo một chiếc túi tái chế lần trước đã mua ở siêu thị. Bác hồ hởi: "Đây, có xách túi đây rồi. Dù bình thường theo thói quen của người dân có gì thì xách theo nhưng tốt hơn hết nên dùng túi tái chế. Nói chung cái gì không tốt cho sức khoẻ thì không nên dùng, việc này phụ thuộc rất lớn vào ý thức của con người".

Nói không với túi nylon - Ảnh 14.

Giữa hàng trăm nhóm bảo vệ môi trường được lập nên rồi theo dòng thoái trào đi vào quên lãng, có một chiến dịch đã tồn tại được 2 năm, và cho đến bây giờ vẫn khát khao hướng đến những tiện ích xanh cho người dân. "Nói không với túi nilon" tập hợp một nhóm bạn trẻ, với thông điệp chỉ đơn giản là khuyến khích người tiêu dùng không sử dụng túi nilon, mà thay vào đó hãy mang theo túi của mình để dùng nhiều lần. Hành động tuy nhỏ nhưng sẽ nhắc nhở tất cả rằng, chúng ta đang đóng góp vào việc bảo vệ môi trường của mình!

Chị Nguyễn Hoàng Thảo (SN 1985, Giảng viên khoa tiếng Nhật, Trường ĐH Hà Nội) là một trong những người sáng lập "Nói không với túi nilon". Một trong những lý do nhóm của Thảo chọn cái tên này, là bởi cụm từ "Nói không với túi nilon" xuất hiện rất nhiều, tạo cảm giác dễ gần và thân thiện với người dân. Tuy nhiên những hoạt động, chiến dịch bảo vệ môi trường mở lên rồi tắt ngấm rất dễ.

img
img

Hoàng Thảo - một trong những người sáng lập nhóm "Nói không với túi nylon". 

"Vấn đề là chúng ta sử dụng túi nilon, đồ nhựa một lần rất là nhiều, rất quen thuộc và coi là điều đương nhiên trong cuộc. Ở thời đại mà tác hại của nhựa được cả thế giới công nhận, nhiều nước đã áp dụng luật cấm sử dụng nhựa dùng một lần, chúng ta lại vẫn đang sống ở nơi mọi người mua nước đóng chai, đi chợ dùng túi nhựa, ra đường đi chơi uống trà sữa và vẫn ăn đồ ăn đựng trong những hộp xốp độc hại. Nhiều người vẫn cứ nghĩ rằng những mảnh nhựa được sử dụng đó cứ vứt đúng vào nơi quy định là được, vẫn cứ tin tưởng vào những dấu hiệu "tái chế" trên những chiếc cốc, chai nước họ dùng.

Nhóm của mình muốn thay đổi cách nhìn, nhận thức của người Việt, dù biết là khó khăn và gian nan" - Thảo chia sẻ.

Từ khi thành lập nhóm, mục đích của Thảo cũng như các thành viên đều mong muốn tạo một cộng đồng quan tâm, yêu và biết hành động vì môi trường. Thực chất, cốt lõi của vấn đề nằm ở chỗ, mọi người không hề biết đến các tác hại của túi nilon hay đồ nhựa, hoặc nếu có biết thì lại ngại thay đổi. Đại loại như: "Ôi túi nilon quen quá rồi, mình bỏ dùng thì người ta vẫn sử dụng đấy thôi".

"Bởi thế để mọi người thay đổi hành động thì phải thay đổi nhận thức trước. Nhóm của chúng mình thường xuyên đăng tải những đoạn clip, những bài viết về môi trường và thời gian gần đây nhận được sự quan tâm rất lớn từ cộng đồng. Ngoài ra nhóm cũng tổ chức workshop về môi trường. Bản thân mình khi vào các siêu thị đều mang theo túi vải, gấp gọn để vào ví hoặc túi áo quần. Nếu ai hỏi thì mình giải thích là mang theo túi này để không phải dùng túi nilon của siêu thị thôi, chưa bao giờ có vấn đề gì cả".

img
img
img
img
img
img

"Nói không với túi nilon" hạn chế việc sản xuất, nói đúng hơn là cố gắng không sản xuất bất cứ sản phẩm nào. Bởi lẽ, bất kì hoạt động sản xuất nào cũng sinh ra chất thải vào môi trường. Việc tái chế cũng kéo theo sử dụng một số vật liệu khác. Bởi thế, tốt nhất là nên hạn chế sử dụng túi nilon và các sản phẩm nhựa dùng 1 lần. Dù rằng hoạt động tuyên truyền, định hướng người dân rất khó!

"Nếu mọi người cùng có 1 tư duy như thế thì mọi thứ đã tốt hơn. Dù biết là khó, nhưng phải có những ng bắt đầu, khó vẫn phải làm. Phải một tháng đầu mới tạo page, con số like, follow rất ì ạch. Nhưng quá trình trước mắt còn dài, mình cần kiên trì với nó. Chúng ta có đủ kiến thức, thì có thể định hướng lại mọi thứ. Tương lai sẽ đi được bao lâu thì mình vẫn chưa rõ, nhưng tụi mình đang đi từng bước để thay đổi hành động của mọi người".

Rất thú vị khi gần đây nhất, nhóm "Nói không với túi nilon" đăng tải một đoạn clip và nhận về nhiều phản ứng khá bất ngờ từ người xem. Trong clip, món cơm cuộn ngoài những nguyên liệu thông thường, còn được thêm vào một công thức đặc biệt: chính là túi nilon!!! Những người dừng chân thử món cơm cuộn đều rất bất ngờ, thậm chí phản ứng tiêu cực, "nổi đoá" và vô cùng tức giận khi lôi từ trong miệng ra một đoạn nilon.

img
img
img
img
img

"Túi nilon không phải là thức ăn nhé em. Không ăn được!!! Nhỡ nó mắc vào cổ chúng tôi thì sao? Cô làm như vậy là giết người đó" - những vị khách không may đã thực sự bực mình và gay gắt đáp trả cô gái bán cơm cuộn. Họ cho rằng, tính mạng của mình đang không được tôn trọng khi dùng túi nilon để trêu đùa như vậy.

"Có những bạn sau khi xem xong clip đã rất bực bội, thậm chí chửi bới nhóm tụi mình. Nhưng đấy là một trong những mục đích của nhóm, để mọi người cảm thấy ức chế, tức giận khi mình là nạn nhân. Trong khi đó động vật biển bị như thế từ nhiều năm nay, có ai phản ứng hay lên tiếng bảo vệ nó không? Người ta thường không cảm thấy gì cho tới khi chuyện đó xảy ra với chính họ...".

"Nhưng liệu so sánh tính mạng con người và động vật có khập khiễng hay không?" - chúng tôi thắc mắc.

"Hoàn toàn không! Chúng ta ở trong hệ sinh thái, con người là một bộ phận của hệ sinh thái, không phải nhóm đứng đầu. Con người phải sống dựa vào thiên nhiên. Nếu bàn quan, làm ngơ thì phải gánh chịu hành động của mình. Không còn cách nào khác, chỉ có tiết chế, thay thế và ngưng sử dụng đồ nhựa mà thôi. Bớt một cái thì cũng là bớt".

Nói không với túi nylon - Ảnh 18.
Nói không với túi nylon - Ảnh 19.

Người trẻ với làn sóng bảo vệ môi trường. Ảnh chụp màn hình.

Có vẻ như những năm trở lại đây, người trẻ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề bảo vệ môi trường. Lối sống tích cực, đơn giản, thân thiện và gần gũi với môi trường đang là điều mà nhiều bạn theo đuổi. Nếu bạn vẫn nghĩ bảo vệ môi trường là một việc làm mang tầm vĩ mô thì có lẽ những hành động đơn giản dưới đây sẽ khiến bạn thay đổi suy nghĩ. Chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ môi trường thông qua việc thay đổi thói quen sử dụng những sản phẩm từ nhựa khó phân huỷ mỗi ngày.

Thay vì vào cửa hàng sử dụng cốc nhựa và vòi hút ở quán, bạn có thể tự mang theo chai hoặc cốc của mình mà!

Thay vì sử dụng túi nilon để đựng hàng hoá ở siêu thị, tại sao bạn không mang theo những chiếc túi vải nhỏ gọn như Thảo đã chia sẻ phía trên.

Thậm chí bạn cũng có thể từ chối dùng ống hút nhựa ở cửa hàng, và quay sang làm quen với những chiếc ống hút tre. Thực tế, mỗi ngày bạn sử dụng ống hút nhựa để uống nước cũng nhiều không thua gì túi nilon! Ống hút nhựa không thể tái sử dụng và cũng mất rất nhiều thời gian để phân huỷ. Trong khi đó, ống hút tre có thể tái sử dụng nhiều lần và được sản xuất hoàn toàn tự nhiên. Chỉ khoảng 10-15.000 đồng cho một chiếc ống hút tre là bạn đã có thể góp phần bảo vệ môi trường và cả bảo vệ sức khoẻ bản thân.

Nói không với túi nylon - Ảnh 20.

Thay vì sử dụng cốc ở quán, bạn có thể mang theo chai của mình mà. Ảnh: Thuỳ Minh.

Thêm nữa, hãy nói tạm biệt những hộp cơm bằng xốp hay nhựa vì thực sự chúng không hề tốt cho sức khoẻ của chính bạn và cho môi trường. Thay vào đó, hộp cơm làm từ bã mía là một giải pháp tuyệt vời vừa tiện dụng, lại vừa thân thiện với môi trường. Bã mía là nguyên liệu bỏ đi sau quá trình làm đường vì vậy, tận dụng nó để làm thành hộp cơm là một ý tưởng rất có ích cho môi trường. Vừa tiết kiệm lại rất hữu ích.

img
img
img
img
img

Điều đặc biệt, hộp cơm làm từ bã mía có thể phân huỷ thành phân bón hữu cơ sau 180 ngày. Hộp cơm này cũng rất an toàn nếu bạn dùng để dựng thức ăn nóng. Hiện tại, hộp cơm thân thiện với môi trường này chưa phổ biến nhưng với sự tiện dụng và thân thiện, chắc chắn các bạn trẻ sẽ sớm để ý và tin dùng thôi! Những hành động nhỏ nhưng thiết thực chắc chắn sẽ góp phần rất lớn trong việc bảo vệ môi trường. Đúng là không còn cách nào khác, chỉ có tiết chế, thay thế và ngưng sử dụng đồ nhựa mà thôi. Bớt một cái thì cũng là bớt! 

Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1. Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ? - Ảnh 1.
Nói không với túi nylon - Ảnh 23.
Minh Nhân - Mỹ Anh - Nguyên Nhi
Quý Nguyễn - Quỳnh Trân - NVCC
Nhật Ánh - Huy Hoàng
Theo Trí Thức Trẻ29.9.18