Những năm cuối của thập niên 2000, khi mà sóng truyền hình cáp vẫn thường xuyên trực tiếp các trận đấu của NBA, có lẽ tuổi thơ của những chàng trai 8x, 9x yêu mến trái bóng cam tại Việt Nam sẽ chẳng mấy ai lạ lẫm với một cầu thủ đầy tài năng vào thời điểm ấy là Kobe Bryant.
Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 1.

Sở hữu một khả năng săn bàn ấn tượng, lối đánh tuy cá nhân nhưng cực kỳ hoa mỹ và đẹp mắt cũng như những pha phòng ngự bắt chết đối thủ, không quá khó để tâm khảm của những đứa trẻ khi ấy luôn mang trong mình hình bóng "Kobe" mỗi khi chúng xỏ giày ra sân chơi bóng. Đối với nhiều thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam, anh chính là một trong những người truyền cảm hứng rất lớn cho sự phát triển của bộ môn bóng rổ vốn không mấy phổ biến tại mảnh đất hình chữ S.

Báo chí, truyền thông lúc đó thường hay so sánh Kobe Bryant với Michael Jordan. Nhưng với điều kiện chưa phát triển của mạng Internet khi ấy, mấy ai biết được Michael Jordan ngày xưa đã từng thi đấu như thế nào. Đối với họ, Kobe Bryant là hình mẫu cho một cầu thủ còn vượt xa cả sự vĩ đại. Với những thế hệ người hâm mộ NBA đã, đang và sẽ biết tên anh trong tương lai, khi nhắc đến bóng rổ, thì bóng rổ chính là Kobe Bryant.

Để rồi ngày 27/01/2020, cầu thủ vĩ đại ấy đã vĩnh viễn nằm lại ở tuổi 41 của mình. Một tai nạn trực thăng thảm khốc đã cướp đi sinh mạng của anh và cô con gái 13 tuổi Gianna Bryant, cùng với sinh mạng của 7 thành viên khác trong chuyến bay. Đó là một thảm họa không chỉ cho cả NBA mà còn cho toàn bộ nền thể thao trên toàn thế giới.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 2.
Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 3.

Gia đình ông Joe Bryant chào đón đứa con đầu lòng của họ. Để kỷ niệm cho dịp đặc biệt này, ông đã lấy tên món thịt bò Kobe nổi tiếng ở Nhật Bản đặt tên cho đứa con trai của mình. Thừa hưởng sự đam mê bóng rổ từ cha, Kobe Bryant sớm theo đuổi trái bóng cam ngay từ thuở nhỏ.

Sau đó, Kobe cùng gia đình sang Italia vào năm 6 tuổi và nhận sự huấn luyện tại đây cho đến tận 7 năm sau đó. Sau này khi kể lại, anh cho biết chính môi trường bóng rổ Châu Âu đã rèn giũa nên những kỹ năng cơ bản một cách vững chắc nhất cho anh, làm hành trang cho cả sự nghiệp sau này.

Trở về Mỹ năm 14 tuổi và gia nhập trường trung học Lower Merion tại Pennsylvania. Trải qua 3 mùa bóng tại đây, kỹ năng, phong độ và cả sự chú ý của giới truyền thông đều được cải thiện qua từng năm. Hàng loạt đội bóng Đại học có tiếng tại xứ Cờ hoa như Duke, North Carolina đều theo dõi rất sát sao tình hình trưởng thành của Kobe Bryant. Chức vô địch mà anh đem lại cho Lower Merion sau 53 năm chờ đợi vào năm cuối cùng của trung học đã khiến giá trị của anh nhanh chóng tăng vọt trong mắt các nhà tuyển trạch tại NCAA (giải đấu bóng rổ dành cho giới sinh viên).

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 4.

Tuy nhiên, với làn sóng các cầu thủ trung học bỏ qua NCAA ngày một gia tăng sau phát súng mở đầu của Kevin Garnett, Kobe Bryant đã phải đắn đo suy nghĩ rất nhiều về quyết định này của mình. Cuối cùng, anh đã quyết định sẽ tham dự kỳ NBA Draft 1996, bỏ qua NCAA để tiến thẳng vào giải đấu khốc liệt NBA khi chỉ vừa 17 tuổi.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 5.

Ngay trước ngày diễn ra NBA Draft, Kobe Bryant đã gây ấn tượng cực mạnh với Chủ tịch CLB Los Angeles Lakers là Jerry West. Bất chấp sự rủi ro của một cầu thủ trung học, West quyết định đàm phán với Charlotte Hornets để lựa chọn Kobe Bryant ở vị trí thứ 13, trở thành hậu vệ đầu tiên được chọn thẳng vào NBA từ trung học.

Ngay trong buổi Draft, Lakers mang trung phong chính của họ là Vlade Divac trao đổi ngay lập tức với Hornets để giành được chữ ký của Kobe Bryant.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 6.

Những tháng ngày đầu tiên của một cậu bé vừa tốt nghiệp trung học ở thế giới dành cho đàn ông không thật sự suôn sẻ. Kobe Bryant phải tập làm quen với một vị trí trên băng ghế dự bị. Chỉ số của Kobe Bryant tiến bộ qua từng trận, đồng thời anh cũng có cho mình những danh hiệu cá nhân đầu tiên khi vô địch Slam Dunk Contest 1997, hay trở thành cầu thủ trẻ nhất ra sân trong đội hình All Star 1998.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 7.

Với bộ đôi Shaq-Kobe trong đội hình, Los Angeles Lakers gần như trở thành bá chủ của NBA trong 4 năm từ 2000-2004, thay thế cho giai đoạn thống trị trước đó của Chicago Bulls với huyền thoại Michael Jordan. Lakers có cho mình 3 chức vô địch liên tiếp vào các năm 2000, 2001 và 2002.

Ở 2 mùa giải sau đó, những rắc rối bên ngoài sân bóng cùng những xung đột khó hàn gắn giữa bộ đôi trên đã khiến Lakers ngày một thi đấu kém hiệu quả, nhất là khi các đội bóng khác bắt đầu tăng cường sức mạnh để đối chọi lại với thế lực ở bờ Tây nước Mỹ.

img
img
img
img
img
img

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 9.

Với sự ra đi của Shaquille O’Neal, Los Angeles Lakers bắt đầu đi vào giai đoạn tái xây dựng với hạt nhân là Kobe Bryant. Tuy nhiên, những thất bại liên tiếp trong các năm từ 2004-2007 bất chấp phong độ hủy diệt của Kobe Bryant đã khiến BLĐ đội bóng chủ sân STAPLES Center phải suy nghĩ lại. Những lùm xùm nội bộ suýt chút nữa đã khiến Kobe Bryant phải khăn gói ra đi ở mùa hè 2007, nhưng rồi mọi chuyện được giải quyết ổn thỏa và Kobe Bryant vẫn tiếp tục khoác áo Lakers cho những mùa giải kế tiếp.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 10.

Năm 2009, với một đội hình có chất lượng và đồng đều cùng sự giúp đỡ đắc lực của Lamar Odom trên băng ghế dự bị, Lakers bắt đầu tìm lại ánh hào quang với chức vô địch thứ 4 trong sự nghiệp của Kobe Bryant. Ở mùa giải sau đó, anh cùng các đồng đội phục thù thành công Boston Celtics sau thất bại ở NBA Finals 2008, chính thức mang về danh hiệu Finals MVP thứ 2 trong sự nghiệp cho Kobe Bryant.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 11.

Bước vào mùa giải 2010, Kobe Bryant đã không còn quá sung mãn như trước ở độ tuổi 32. Mặc dù vẫn sở hữu một đội hình rất mạnh, nhưng với phong độ chói sáng của Dirk Nowitzki trong màu áo Dallas Mavericks và sự trỗi dậy của đế chế Miami Heat ở miền Đông, vị thế của Los Angeles Lakers dần mất đi trong giai đoạn này.

Tháng 04/2013, Kobe Bryant dính chấn thương đứt gân Achilles, một chấn thương có khả năng hủy hoại sự nghiệp cầu thủ và anh mất gần 1 năm trời chỉ để quay trở lại thi đấu. Ở độ tuổi 36 cùng những chấn thương dai dẳng trên người, Kobe Bryant dần đánh mất phong độ và anh hiểu rằng, thời gian của mình đã không còn bao lâu nữa.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 12.

Anh chính thức tuyên bố giải nghệ sau mùa giải 2015-2016. Mặc dù không muốn các đội bóng khác tri ân mình quá nhiều, bởi anh muốn tận hưởng cảm giác bị la ó lâu nhất có thể, các đội bóng kình địch vẫn luôn dành cho anh một sự tôn trọng nhất định.

Ngày 13/04/2016, Kobe Bryant chính thức nói lời chia tay khán giả sau trận đấu từ biệt ghi 60 điểm vào rổ của Utah Jazz, chính thức đặt dấu chấm hết cho một chặng đường đầy vinh quang của một trong những cầu thủ vĩ đại nhất trong lịch sử bóng rổ.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 13.

Dù đã ra đi mãi mãi thế nhưng di sản mà anh để lại sẽ đi cùng thời gian, 20 năm chuyên nghiệp chỉ trung thành với màu áo vàng-tím của Los Angeles Lakers, 5 lần vô địch NBA, 2 danh hiệu MVP Finals, 18 lần tham dự All Star, 1 lần đoạt giải MVP, ghi trung bình 25 điểm/trận, tay ghi điểm xuất sắc thứ 4 mọi thời đại của NBA cùng với hàng loạt kỉ lục cá nhân phi thường khác, đó là những thành tích nổi bật nhất trong sự nghiệp của huyền thoại này.

Từng được ví von so sánh với Michael Jordan, người được cả thế giới xem như cầu thủ vĩ đại nhất mà NBA từng chứng kiến có lẽ là một niềm vinh dự mà bất kỳ cầu thủ nào cũng muốn đạt được. Tuy nhiên, với cái tôi rất lớn của mình, Kobe Bryant sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó: "Tôi không muốn trở thành Michael Jordan kế tiếp. Tôi là Kobe Bryant và chỉ muốn trở thành Kobe mà thôi". 

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 14.

Là một siêu sao nổi tiếng, dĩ nhiên tên tuổi của Kobe gắn liền với nhiều biệt danh thế nhưng trong đó "Black Mamba" là biệt danh được biết đến nhiều nhất. Mamba là một trong những loài rắn nguy hiểm và đáng sợ nhất Châu Phi, nó được biết đến như một biểu tượng của sự kiên trì, không bao giờ bỏ cuộc. Dù có bị quật ngã bao nhiêu lần, nó vẫn sẽ chiến đấu mà không lùi bước.

Chính tinh thần đó đã tạo nên một Kobe kiên trì, chăm chỉ và khao khát chiến thắng đến cháy bỏng như vậy. Thể hiện rõ nhất qua những phát ngôn "rất Kobe" như: "Tôi bị ám ảnh với việc tìm kiếm sự vĩ đại", "Tôi chỉ có một mục tiêu duy nhất, đó là vô địch và vô địch nhiều nhất có thể"...

Cũng chính tinh thần quyết tâm không bao giờ bỏ cuộc đó đã giúp Kobe vượt qua bao nghịch cảnh khó khăn. Tiêu biểu như vụ hiếp dâm tai tiếng năm 2003 hay chấn thương đứt gân Achilles vào cuối mùa giải 2012/2013, thế nhưng như tinh thần của rắn Mamba, Kobe lại tiếp tục đứng dậy chiến đầu và vượt qua nghịch cảnh khó khăn.

Ở Kobe, người ta không chỉ nhớ đến anh với tài năng xuất chúng và niềm tình yêu bất diệt với bóng rổ, mà còn ở sự cao ngạo và đôi khi quá thực dụng như "Vua bóng rổ" Michael Jordan. Cũng chính yếu tố đó, sự nghiệp bóng rổ của Kobe được kể lại trong ranh giới của người hùng và phản diện.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 15.

Anh bị đối thủ cho là ngạo mạn, hống hách, bị các CĐV chê là lạnh lùng, không thân thiện, thậm chí các đồng đội cũng không ưa Kobe vì anh ích kỷ, khó gần. Đã có không ít đồng đội bỏ đi vì không thể chịu nổi lối chơi thiếu tinh thần đồng đội của "Black Mamba".

Kobe là thế, bỏ ngoài tai những lời ghét bỏ, chê bai và chỉ tập trung để chơi bóng, vì với anh, bóng rổ là tất cả. Và cũng vì quá yêu bóng rổ mà Kobe quyết định giải nghệ, quyết định mà anh gọi là cái chết với một VĐV chuyên nghiệp.

Kobe không chấp nhận trở thành một "lão tướng", một con sư tử già hoài niệm quá khứ oai hùng. Anh quyết định dừng lại vào năm 2016, mùa giải mà Kobe có tỷ lệ ghi điểm thấp nhất vì chấn thương và gánh nặng tuổi tác.

Ở trận đấu chia tay NBA vào tháng 4/2016, Kobe đã ghi đến 60 điểm vào lưới Utah Jazz. Nhằm tri ân những đóng góp to lớn mà Kobe mang lại, không chỉ trong mà còn cả bên ngoài sân bóng, Laker đã quyết định treo cả 2 số áo 8 và 24 mà Kobe đã sử dụng trong sự nghiệp.

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 16.

NBA không thiếu những trường hợp các ngôi sao NBA bị phá sản và lâm vào cuộc sống túng thiếu sau khi giải nghệ. Đồng nghiệp cùng thời với Kobe, Antoine Walker từng phải tuyên bố phá sản chỉ hai năm sau khi giải nghệ, dù kiếm tới 108 triệu USD trong 12 năm ở NBA. Với Kobe, cuộc đời cũng như một trận bóng rổ, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Anh từng chia sẻ đầy ý nghĩa rằng: 

Kobe Bryant: Người hùng sẽ đến rồi đi, nhưng huyền thoại sẽ sống mãi - Ảnh 17.

Cùng với cộng sự Jeff Stibel, Kobe đã bắt đầu các kế hoạch kinh doanh từ năm 2013. Anh đã đầu tư vào hơn 15 doanh nghiệp khác nhau và những vụ làm ăn này đã mang về cho anh hàng chục triệu USD mỗi năm. Nhờ vậy, nó giúp anh bỏ đi nỗi lo sau khi giải nghệ.

Sau khi giải nghệ vào năm 2016, Kobe đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của mình. Đi kèm với đó, Kobe vẫn tiếp tục duy trì hợp tác với "gã khổng lồ" của ngành vật dụng thể thao là Nike thông qua bản hợp đồng quảng bá giày. Chính những việc làm đó đã giúp Kobe tiếp tục duy trì nguồn tài chính ổn định bất chấp đã nghỉ hưu. 

Ở lĩnh vực nghệ thuật, tác phẩm "Dear Basketball" được chuyển thể từ bộ thơ cùng tên do Kobe sáng tác vào năm 2016 để bày tỏ tình yêu của bản thân với bóng rổ đã vượt qua bốn đề cử khác để đoạt giải Oscar phim hoạt hình ngắn vào tháng 3/2018. 

img
img
img
img
img
img

Với một cuộc sống sung túc với tổng tài sản khoảng 400 triệu USD, Kobe cũng mạnh tay trong các chiến dịch từ thiện. Anh sáng lập ra quỹ "Kobe Bryant China" tập trung vào phát triển nhận thức và sức khỏe trẻ em. Anh còn là đại sứ của tổ chức phi chính phủ After-School All-Stars tại 13 thành phố của nước Mỹ.

Kobe đã có một cuộc đời trọn vẹn, anh đã chinh phục được mọi vinh quang trong đời cầu thủ, có một gia đình hạnh phúc và là tượng đài bất tử ở NBA như anh hằng mong ước. Có lẽ nuối tiếc duy nhất của Black Mamba chính là không thể chứng kiến những cô "công chúa nhỏ" của mình trưởng thành và kế thừa di sản mà anh để lại cho NHM.

Với giấc mơ của Kobe Bryant, sự khát khao cháy bỏng của Gianna Bryant, họ sẽ cùng nhau đưa di sản của Black Mamba trở thành một biểu tượng. Chỉ tiếc rằng ... giờ đây cả Kobe và Gianna chỉ có thể thực hiện điều đó ở thế giới bên kia, một nơi có tên gọi là Thiên Đường.

Yên nghỉ nhé Kobe Bryant, có thể anh đã mãi nằm lại ở tuổi 41 của mình, nhưng di sản của anh sẽ chẳng bao giờ phai nhạt trong ký ức của những NHM bóng rổ từng biết đến anh, một trong những cầu thủ vĩ đại nhất mà lịch sử NBA từng sản sinh ra.

Nhật Phạm, Vương Hãn
Gettyimages, Internet
Jordy
Theo Trí Thức Trẻ28/01/2020