Hồng Nhung kể cho chúng tôi nghe cách chị để các con hưởng cái Tết đúng chất truyền thống Việt Nam, kể về những cái Tết đáng nhớ của chị cùng gia đình ở quê nhà thủ đô, và thậm chí là Tết xa nhà vì bận show diễn ở nước ngoài…
Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 1.
Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 2.

Tôi có những ngày Tết bên Tôm, Tép, ông và những người bạn bè. Quả thật những ngày đầu năm rất vui, nhất là sau khi tôi đã xong một chương trình dài, với nhiều sự kiện biểu diễn khắp nơi.

Năm nay phải gói tới 250 chiếc bánh chưng cho tất cả bạn bè rồi họ hàng nên gia đình tôi được gói bánh chưng nhờ bên nhà của em tôi là Hoa hậu Hà Kiều Anh. Các con tôi rất thích thú khi chuẩn bị Tết ở nhà vì được trưng bày, chăm hoa... Đến hôm nay thì chỉ còn vài cành đào là có hoa thôi, chứ trước có cả nhất chi mai ở Hà Nội mang vào, rồi rất nhiều loài hoa ở Hà Nội như là thược dược, violet,...


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 3.

Gia đình tôi cũng đã ở Sài Gòn 30 năm rồi, có những năm nghỉ Tết ở Hà Nội vì một số người bên họ ngoại vẫn còn đang ở đấy. Nhưng vì bố mẹ tôi đều ở TP.HCM nên tôi thường đón Tết chủ yếu ở TP.HCM.

Tết ở Hà Nội và Tết ở Sài Gòn khác nhau đầu tiên là ở thời tiết. Mọi người ở Hà Nội rất sướng vì may mắn là lạnh, chứ năm trước nữa nắng quá thì lại không giống Tết. Những món ăn ở Hà Nội phải ăn vào thời tiết lạnh mới phù hợp, ví dụ như thịt đông, hay bánh chưng, nếu thời tiết nóng thì rất dễ bị hỏng.

Còn trong Sài Gòn thì thời tiết năm nay cũng mát mẻ hơn. Ở nhà mới của tôi mở cửa hết, hầu như không dùng máy lạnh vì có gió đối lưu. Ai cũng thích thú, được đến chơi, tiệc tùng rất nhiều ở nhà. Ông cũng thích, ông sợ nằm trong phòng máy lạnh, ở nhà thì thoáng. Năm nay được trưng bày nhà mới nên ai cũng rất phấn khởi.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 4.


Tôi vẫn phải cố gắng giữ điều kiêng kị giống với truyền thống. Riêng mùng 1 Tết thì không được quét nhà vì sợ bỏ ra ngoài những điều may mắn. Quan trọng nhất là tinh thần của mình phải vui, mặt phải tươi cười. Còn về màu sắc, bản thân nhà tôi cũng rất rực rỡ rồi nên việc mặc màu gì cũng không phải là việc quá quan trọng.



Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 5.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 6.


Tết đến, các con đều hiểu được Tết ở Việt Nam quan trọng như thế nào. Các con đều được học đọc, học viết tiếng Việt, nói giọng Hà Nội. Ngay từ khi con chào đời, tôi đã có quan điểm rất rõ ràng là mẹ bao giờ cũng nói với con bằng tiếng Việt. Vì thế, việc nói tiếng Việt đối với các cháu là một điều rất tự nhiên. Trước đây ông dạy cho 2 cháu rất kỹ trong ngôn ngữ. Các cháu được đọc sách nhiều. Riêng đến Tết, tôi không dạy cho các cháu chúc Tết theo khuôn mẫu. Ví dụ, các bạn nhỏ khác thường hay nói: "Con kính chúc cô chú sức khỏe, thành công trong năm", học thuộc một câu đó, nhưng tôi không bắt các con nói như vậy. Con có quyền chúc thoải mái, nghĩ thế nào thì nói thế đấy.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 7.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 8.

Có. Tôi vẫn đi xem ai hợp mệnh, hợp tuổi. Tôi muốn làm sao giữ được truyền thống nhiều nhất có thể. Từ bé, các cháu rất thích cúng giao thừa với mẹ, rất quan trọng ai là người xông đất. Năm nay chính là 2 con tôi vì 2 đứa tuổi Rồng, cho "song long" xông đất năm Rồng luôn.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 9.

Bánh chưng là món tủ của tôi. Năm ngoái Tết ở Paris, một chị nhà báo VTV3, trưởng phòng VTV3 tại Châu Âu gói bánh chưng luôn. Chị khéo lắm. Năm nay, bản thân Hồng Nhung mê lắm nhưng mỗi lần ăn chỉ dám ăn một tí vì cố gắng lắm mới xuống được cân nên rất lo bị lên cân. Cả nhà thì ai cũng tấm tắc về bánh chưng được gói ở nhà của Kiều Anh. Vừa đẹp mà lại vừa đúng là ngon nhất Việt Nam!

Còn món mà tôi tự tin nhất là thịt đông - món ăn miền Bắc được bà tôi dạy từ ngày xưa. Thịt đông cần phải để trong tủ lạnh, có thịt, mộc nhĩ, nấm rất thơm. Ăn thì thấy thanh chứ không bị béo.



Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 10.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 11.

Ở nhà các cháu tự làm một số món mứt. Đúng là cậy có cô Hà Kiều Anh là cô làm nhiều món mứt chứ không đi mua. Cô làm những món rất đặc biệt ví dụ như mứt mãng cầu, tự tay cô làm rồi chỉ cho tôi. Nhưng tôi lại không phải người giỏi về nấu nướng, thua xa cô em hoa hậu của mình, vừa xinh đẹp, vừa tháo vát nên tôi cũng được nhờ.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 12.

Sau khi làm chương trình truyền hình thực tế, cơ thể cũng bị vất vả hơn, giờ giấc và ăn uống lung tung. Cộng với việc tôi là người lớn tuổi nhất trong chương trình mà còn phải nhảy múa với các em thua mình 20 tuổi nên phải nạp rất nhiều đường để làm sao có năng lượng. Tôi đã bị lên 3 cân. Vì vậy nên Tết tôi không thể ăn xả láng được. Trước Tết, tôi phải detox, uống nước rau, nước trái cây để thanh lọc cơ thể. Nhờ đó, tôi đã giảm 3 cân trong 1 tháng.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 13.



Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 14.

Đó là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội mà bà nội tôi còn sống. Lúc đó, tôi gần 10 tuổi. Đó là cái Tết nhớ nhất. Người trong gia đình mà tôi thân nhất là bà nội. Vì vậy trong bài hát My dream - Giấc mơ tôi, tôi có viết ca khúc bằng lời Việt là: "Tuổi thơ tôi, vòng tay bà tôi ôm ngón dài…". Bây giờ, tôi vẫn mơ về tuổi thơ, vẫn mơ về ngôi nhà ở số 11 Điện Biên Phủ, mơ đến bà. Những giấc mơ mà tôi thức dậy trong đêm và khóc là khi trong giấc mơ, bà nằm cạnh tôi và bắt đầu ra đi. Bống 10 tuổi lúc đó sẽ hét lên: "Bà ơi bà đừng đi". Đến giờ này, ký ức đấy vẫn còn ở lại trong Hồng Nhung. Tôi tin chắc rằng tới cuối đời, có rời khỏi trần gian, đó sẽ là những khoảnh khắc cuối cùng mà tôi nhớ đến.

Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 15.

Ông nội tôi là họa sĩ Lê Văn Ngoạn, còn ông ngoại là nhà ngôn ngữ học Đới Xuân Ninh. Tôi còn nhớ khi nào đến nhà ông bà ngoại ở trường Chu Văn An cũng thấy ông miệt mài. Ông được Nhà nước phân cho 2 gian nhà khác nhau, một gian để cho ông ở chuyên nghiên cứu và viết sách, một gian để cho gia đình. Khi ăn trưa và ăn tối, ông rời khỏi gian của mình và đi bộ về gian của gia đình. Tất cả ngồi quây quần, ở dưới đất, trải chiếu thôi. Ngày Tết thì vô cùng đặc biệt vì bà ngoại là người Huế, khéo tay vô cùng, sẽ làm tất cả những món Tết.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 16.

Mẹ tôi cũng nấu ăn giỏi, riêng tôi thì lại hơi vụng. Tôi được hưởng rất nhiều truyền thống về lễ Tết. Nhà bà nội là người Hà Nội, nhà bà ngoại là người Huế thì lại càng kỹ lưỡng. Không phải chỉ nấu món ăn mà mẹ của tôi còn tỉ mỉ trong cách cắt những bông hoa từ cà rốt, từ cà chua, su hào, đu đủ,.. Ngày Tết khi chuẩn bị, tất cả các chị em đều rất xinh đẹp, điệu đà, mặc những chiếc áo dài, làm tất cả những món đó. Đó mới là ngày hội, quan trọng nhất là luôn sửa soạn.

Sau này, tôi được gặp cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Nhà anh Sơn lại điệu ơi là điệu, cực kỳ kỹ lưỡng, trau chuốt. Buổi sáng nào anh cũng đi từ phòng ngủ ra phòng khách tiếp bạn bè, nơi để vẽ tranh, chơi nhạc, hát hò, lại có khu vườn nhỏ ở bên cạnh. Bao giờ anh cũng có một bộ đồ đẹp chỉnh tề.

Tôi luôn được sống trong nếp môi trường nghệ thuật, văn học, âm nhạc, cái đẹp. Tất cả những người cha chú, mẹ, bố, bạn bè, tới anh Trịnh Công Sơn đều rất tươm tất, kỹ càng, điệu, đẹp. Có thể do tôi sinh ra và được ảnh hưởng từ mọi người nên nếu có ai chê "Cô này điệu quá" thì tôi cũng chấp nhận.

Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 17.

Ngày xưa, khi tôi bằng tuổi các con, tôi chờ đợi ngày Tết hơn các con bây giờ. Ngày xưa, gia đình tôi thiếu thốn nhiều về vật chất nên đợi đến ngày Tết mới được may áo mới, mua đôi giày mới, được ăn cỗ. Ngay cả thịt gà, trong năm không phải lúc nào cũng được ăn, thế mà Tết đến thì được ăn rất nhiều món. Ở Hà Nội, thường gọi là mừng tuổi, được nghỉ học, nói chung là được nhiều thứ mà trong năm không có nên chờ đợi cũng nhiều hơn. Còn các cháu bây giờ ngày Tết cũng được nghỉ học, được lì xì nhưng dù sao cũng không giống thời của mẹ ngày xưa.


“Ngày xưa, khi bằng tuổi các con, tôi chờ đợi ngày Tết hơn các con bây giờ”- Ảnh 18.
“Ngày xưa, khi bằng tuổi các con, tôi chờ đợi ngày Tết hơn các con bây giờ”- Ảnh 19.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 19.

Năm trước, tôi đón Tết ở Paris và nhớ nhà lắm. Cũng may cộng đồng Việt Nam ở Paris khá đông. Tôi được đến hát cho cộng đồng người Việt, cho đại sứ quán Việt Nam tại Pháp ở ngay tòa thị chính của Paris. Tức là chỗ phải nói là rất trang nghiêm, rất đẹp đẽ và đầy tính lịch sử.

Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 20.

Quan điểm của tôi từ bé đã dạy cho trẻ con: tiền lì xì là tiền may mắn. Hằng năm, tôi hay được một người bạn tặng cho tờ 2 đô la. 10 đô la thì nhiều nhưng 2 đô la thì hiếm. Tôi được tặng tờ tiền đó và cất trong ví của mình cả năm, coi như là đồng tiền may mắn để trong năm mình có nhiều thu nhập, ví của mình sẽ dày hơn. Đó là một truyền thống tốt đẹp. Nhưng để đẩy chuyện đó trở thành một thứ có tính tiền bạc thì đó là điều không nên.

Việc giáo dục trẻ con nhận lì xì cũng quan trọng. Khi bé, con tôi còn không nhận tiền lì xì, các cháu bảo có nghe bài hát: "Bé lớn rồi bé không thích lì xì". Nhưng đến bây giờ các cháu biết tiêu tiền rồi nên rất thích lì xì (cười). Tôi luôn dạy các con rằng tiền lì xì là sự may mắn, còn khi nào các con đi làm, có lương thì lúc đó tiền lương sẽ xứng đáng với công việc lao động. Tôi rất kỹ tính về chuyện đó.

Tôi cũng có những bao lì xì để tặng cho các cháu. Thường tôi chuẩn bị trước ở nhà nhiều tờ chứ không phải một tờ, có tờ 100.000, 50.000,.. Càng nhiều tờ xinh xinh thì mở ra các cụ nói sẽ có nhiều lộc.


Diva Hồng Nhung: “Ngày xưa, tôi chờ đợi Tết hơn các con bây giờ, nhớ nhất là cái Tết cuối cùng ở Hà Nội…” - Ảnh 21.