Có những người mất 30 phút buổi sáng, từ lúc tắt chuông đồng hồ đến lúc bật dậy ra khỏi giường. Đôi khi không phải vì thao thức hay buồn ngủ, họ chỉ đang nhìn chằm chằm lên trần nhà và nghĩ: Tại sao mình cứ phải bám dính lấy công việc chán ngán này cơ chứ? Nghĩ vậy, họ ngồi bật dậy, sửa soạn và đi làm.
Cuộc đấu tranh của người trẻ mỗi buổi sáng: Liệu chúng ta có thực sự muốn công việc này? - Ảnh 1.

“Thế hệ Millennials là một thế hệ không thỏa mãn”.

Người ta thường miêu tả câu chuyện của những người trẻ sinh từ khoảng năm 1981 đến 1996 như vậy. Ở cái tuổi ngoài 20 đến gần 40, millennials đang lao mình ra ngoài cuộc sống, trong những văn phòng, các tòa nhà cao ốc chọc trời. Họ đang vươn tới đỉnh cao của tiền bạc và danh vọng, cả nghĩa đen và nghĩa bóng - nhưng nhiều người không vươn tới được sự thỏa mãn, hài lòng trong cuộc sống của mình, với công việc. Thế hệ trẻ như những Santiago đi tìm Nhà giả kim, ước mơ của cuộc đời.

Bị kìm kẹp giữa ước mơ vươn xa và vùng an toàn của bản thân, mỗi ngày tới công sở của nhiều người trẻ như một “cuộc chiến” với mọi thứ tiêu cực trong đầu. Cuộc đời đi làm của họ là những chuỗi ngày mắc kẹt trong vô vàn vấn đề.

Cuộc đấu tranh của người trẻ mỗi buổi sáng: Liệu chúng ta có thực sự muốn công việc này? - Ảnh 2.
img

ương thưởng như một “giấc mơ phù hoa” với nhiều người khi thực tế khác xa so với điều bạn tưởng tượng, đặc biệt là với những người trẻ mới ra trường. Chúng ta được nghe những câu chuyện anh A 25 tuổi kiếm 1000 USD, chị B vừa tốt nghiệp đã đầu quân cho công ty nước ngoài lương hơn 25 triệu. Họ có tồn tại, tôi biết những người bạn như vậy nhưng không phải ai cũng đến được “văn phòng nhà người ta” đáng mơ ước.

Cuộc đấu tranh của người trẻ mỗi buổi sáng: Liệu chúng ta có thực sự muốn công việc này? - Ảnh 4.

Mỗi lần đi cà phê, Linh - cô bạn du học sinh ở Pháp về, lại than ngắn thở dài. Về Việt Nam cũng được gần 4 năm sau khi học đại học, những tưởng có tấm bằng nước ngoài thì mức lương cũng phải khấm khá hơn chút nhưng 4-5 công ty Linh từng đi làm đều chỉ chấp nhận trả cô mức lương 6-7 triệu. Kinh nghiệm tích lũy cứ vài tháng hay một năm một không đủ làm họ sẵn sàng trả cao hơn. Công ty hiện tại là nơi Linh đã làm hơn 2 năm, cống hiến cũng nhiều, chẳng phải vì lương cao hơn nhưng Linh sợ, giờ đổi việc thêm nữa thì mức lương sẽ mãi ở mức “nhân viên ít kinh nghiệm, đổi việc nhiều”. Công ty hiện tại có hứa hẹn sẽ tăng lương, nhưng mãi vẫn là câu chuyện “để xem xét”. Mắc kẹt trong đồng lương ít ỏi, cô bạn tôi loay hoay chẳng tìm được con đường thoái lui cho mình.

Chia sẻ về vấn đề này, nhà văn Dương Thụy nhớ lại câu chuyện khi mình mới đi làm, đổi qua vài sếp với những lời hứa hẹn tăng lương nhưng mãi không thấy đâu.

“Lúc mới đi làm, tôi chấp nhận mức lương mà phía Nhân sự đề ra vì nhu cầu cuộc sống cũng giản dị. Nhưng sau nhiều năm miệt mài cống hiến, được sếp khen rất nhiều nhưng mức lương của tôi vẫn vậy, chỉ dừng lại ở mức đủ sống. Tiêu xài nhiều hơn một chút để mua sách, đi cà phê cũng đã “chật vật” chứ đừng nói đến phụ giúp cha mẹ hay đi du lịch.

Ba đời sếp trôi qua, mức lương của tôi từ “lời hứa” đã trở thành “niềm đau và sự hổ thẹn”. Nhưng điều làm tôi buồn bực và quay quắt nhất chính là khi tôi đến uống ly cà phê buổi sáng còn phải cân nhắc, khao khát đi du lịch, dư dả để phụ giúp cha mẹ chỉ mãi là ước mơ thì bạn bè của tôi, bằng cấp không cao, cống hiến cũng không nhiều nhưng mức lương của họ đều cao hơn tôi gấp hai, thậm chí gấp ba lần. Tôi cảm thấy có lỗi với chính bản thân mình”.

Cuộc đấu tranh của người trẻ mỗi buổi sáng: Liệu chúng ta có thực sự muốn công việc này? - Ảnh 5.
img

ay mắn hơn Linh, Hoàng Nam - chuyên viên tài chính ở một công ty lớn có mức lương khá hấp dẫn. Ngặt một nỗi, cậu luôn chán chường khi bao đời quản lý đã đi qua mà cậu vẫn không được đề bạt lên thay. Những miếng “bánh vẽ” cứ bày ra trước mắt, nào là “cố gắng lên chút nữa em, chuyên môn vững rồi nhưng cần thêm kỹ năng quản lý” rồi “đợt tới chắc sẽ được đề bạt đó”. Lừng chừng ở đây mấy năm, đáng nhẽ ra cậu có thể đi nơi khác với vị trí xứng đáng hơn.

Cuộc đấu tranh của người trẻ mỗi buổi sáng: Liệu chúng ta có thực sự muốn công việc này? - Ảnh 7.

“Một trong những sai lầm lớn nhất của tuổi trẻ mình đã trải qua, chính là sự dùng dằng, không dám dứt khoát trong rất nhiều thứ, dẫn đến việc làm tốn thời gian của bản thân mình và cả người khác”, nhà văn Ngọc Thạch có những quan điểm về vấn đề này, như câu chuyện của Hoàng Nam hay nhiều người trẻ khác. Mỗi khi nghĩ ra được một lý do để từ bỏ công ty, trong đầu lại có thêm vô vàn lý do để ở lại. Tuổi trẻ có được bao lâu để phải băn khoăn những thứ đánh đổi không đáng?

“Năm đó cũng cảm thấy chán nản công việc đang làm do làm hoài không thấy bản thân phát triển, không thấy có cơ hội thăng chức, lên lương. Nhiều buổi sáng dậy thấy không hề muốn bước chân đến công ty chút nào, chỉ muốn nằm dài trên giường hay bỏ đi chơi”. Nhớ lại những ngày tháng đi làm chán ngán, Ngọc Thạch cũng chấp chới trong câu chuyện đi hay ở. Cuối cùng, anh quyết định xin nghỉ việc, một cái kết tốt đẹp cho cả bản thân để tìm những vị trí tốt hơn và cho cả công ty, sếp cũ.

“Sự thiếu quyết đoán của mình không chỉ làm ảnh hưởng đến công việc hay sự nghiệp mà nó làm mình mất đi mối quan hệ và sự tôn trọng của những người từng yêu thương và quý mến mình”.

Cuộc đấu tranh của người trẻ mỗi buổi sáng: Liệu chúng ta có thực sự muốn công việc này? - Ảnh 8.
img

húng ta có thể lấn cấn vì lương thưởng, dùng dằng vì những cơ hội thăng tiến nhưng chắc chắn, một khi tình yêu với công việc hay những đam mê thuở ban đầu không còn, bạn nên lựa chọn một hướng đi mới cho bản thân. Nếu lựa chọn ở lại, không phải bạn đang mở rộng vùng an toàn của bản thân mà tạo nên vùng ức chế cho chính mình và cả đồng nghiệp.

Nhiều người cho rằng, có được một công việc với đam mê như một thứ ảo tưởng khi người trẻ luôn thay đổi, “cả thèm chóng chán”. Trên thực tế, mỗi người dường như đều có một con đường nhất định để đi theo, dù trên đó có nhiều ngã rẽ nhỏ. Có những người phải đến khi thay đổi mới nhận ra mình đã đi đúng con đường của cuộc đời.

Người Nhật Bản vốn nổi tiếng vì sự trung thành trong công việc khi nhiều người sẽ chỉ dành cả cuộc đời mình tại một công ty. Trong vô vàn lý do dẫn đến những sự thất vọng cùng cực của người trẻ Nhật Bản, ở đó có cả sự chán chường khi lựa chọn con đường không đúng với điều mình yêu thích. Với tâm lý “tìm được công việc đã khó lắm rồi”, họ đành chấp nhận vòng lặp cuộc đời như vậy. ⅓ cuộc đời của mỗi người dành cho công việc, thậm chí còn hơn thế khi với nhiều người đã là cái “nghiệp”, tại sao chúng ta phải đánh đổi thời gian và tinh thần cho những giá trị vật chất không mấy nghĩa lý cho hành trình cuộc đời?

Travel blogger Lý Thành Cơ từng có những sự lựa chọn công việc không phù hợp ở tuổi 23. Mỗi khi nhìn lại quãng thời gian ấy, anh có chút ngập ngừng: “Khi nghĩ về Cơ của năm 23 tuổi, Cơ vẫn luôn ước rằng lúc đó, giá như có ai đó cho Cơ một lời khuyên, cho Cơ một định hướng, thì mọi chuyện đã khác. Có lẽ Cơ đã thoát ra khỏi cái tơ nhện của chính mình sớm hơn”.

Cuộc đấu tranh của người trẻ mỗi buổi sáng: Liệu chúng ta có thực sự muốn công việc này? - Ảnh 10.

Nếu coi đó là một thất bại tuổi trẻ, ắt hẳn đó là một thất bại có giá trị vì từ khoảnh khắc đó, nhiều người mới biết đi đúng con đường cuộc đời.

Chuyện của Lý Thành Cơ, của nhà văn Ngọc Thạch hay nhà văn Dương Thụy không phải những ngoại lệ của những người trẻ dám sống và mơ ước với công việc. Tuy nhiên, vẫn còn đó những người trẻ đang co cụm trong vùng an toàn của mình, muốn cất cánh bay nhưng lại để nhiều điều trong cuộc sống ghìm sát đất. Hiểu được điều đó, VietnamWorks luôn khuyến khích các bạn trẻ cho bản thân cơ hội để bắt đầu một chương mới trong sự nghiệp. Bắt đầu một chương mới là cho bản thân cơ hội để khám phá thế giới ngoài kia, thử sức và sống trọn vẹn với những hoài bão của mình, lấp đầy những cảm giác không trọn vẹn của bản thân. Còn trẻ là còn cơ hội để thay đổi, thử sức bản thân. Đừng để đến khi quá muộn, không còn cơ hội thay đổi.

Với định vị “Dẫn đầu cơ hội bứt phá cho nhân sự có kinh nghiệm và cấp quản lý”, VietnamWorks mang đến bạn cơ hội hiểu cách bắt đầu một chương mới trong sự nghiệp và tìm kiếm sự phù hợp cho mình qua 3 nhóm giải pháp đa dạng để bứt phá trong sự nghiệp tiếp theo của mình: Từ những công việc phù hợp nhất, những chia sẻ hữu ích mà bạn đang cần, cho đến một sự kiện đầy cảm hứng, đa góc nhìn và hữu ích từ nữ doanh nhân Thái Vân Linh cùng những nhà lãnh đạo cấp cao, tất cả đều được thiết kế dành riêng cho những thách thức mà bạn đang đương đầu. Mang tên “Begin.Again”, chiến dịch lan truyền nguồn cảm hứng từ những câu chuyện có thật được các nhân vật nổi tiếng hiện nay chia sẻ. Là những câu chuyện khiến người đọc phải giật mình, suy ngẫm, rồi mạnh dạn dám cho mình một cơ hội hiểu chính mình, để tự mình chọn lấy một giải pháp mà VietnamWorks chia sẻ qua Begin.Again.

Cuộc đấu tranh của người trẻ mỗi buổi sáng: Liệu chúng ta có thực sự muốn công việc này? - Ảnh 11.
A.D
Nguyễn Tất Sỹ
Nhật Ánh
Theo Trí Thức Trẻ11.07.2019