Tấn là một người rất sợ ma, sợ một cách khủng khiếp. Ví dụ bây giờ ở đây mọi người tự dưng đi hết để Tấn ngồi đây một mình thì Tấn sẽ không dám ngồi đâu. Nhưng càng sợ thì lại càng tò mò, Tấn thường xem phim ma rất nhiều.
Khi quyết định chuyển hướng từ công việc cũ sang phim ảnh thì Tấn và anh Quân đã có ý định mình sẽ theo đuổi dòng phim kinh dị. Không chỉ vì sở thích của Tấn mà ở dòng phim này cũng có những đất diễn để cho Tấn và anh Quân có khả năng sáng tạo cũng như lan tỏa văn hóa của người Việt đến với khán giả.
Quân thì ngược lại vì Quân không sợ ma nên khi làm phim mình cũng muốn thử thách bản thân.
Những bộ phim trước năm 2000 khi tôi còn nhỏ, nhất là phim ma Hong Kong là những cái Tấn sợ nhất. Nếu nói chính xác bộ nào thì tôi không nhớ nhưng Tấn là một người rất sợ xem phim ma châu Á; sự gần gũi về văn hóa khiến mình bị ám ảnh.
Sau năm 2000 tôi trưởng thành, làm việc và cũng tìm hiểu nhiều về phim ảnh thì phim ma không làm tôi sợ nữa; mà chuyển sang ám ảnh. Khi đó tôi đào sâu vào công việc làm phim, biết được những kỹ thuật của phim kinh dị.
Hiện tại tôi vẫn là người bị ám ảnh bởi những thứ mình chuẩn bị cho những bộ phim đã thực hiện.
Ở trên trường quay Tấn không bao giờ ở một mình, lúc nào cũng phải có một người bên cạnh, không phải là trợ lý thì sẽ là một người bạn sản xuất nào đó đi cùng nếu không thì Tấn sẽ tìm cách đi đến gần mọi người
Có thể nói vui là ngay cả những lúc đi restroom tôi cũng phải nhờ trợ lý mình đi cùng bởi vì mình tưởng tượng được những thứ tôi làm trên phim thực sự hiện hữu ở thế giới thật của mình. Mặc dù chỉ là trong trí tưởng tượng của mình thôi nhưng ngay cả tiếng mở cửa, tiếng xả nước hay bóng đèn chớp tắt, một không gian tối luôn tạo cho tôi sự tưởng tượng, vì vậy mà tôi luôn ám ảnh khi ở một mình.
Tôi vẫn xem với vị thế là cập nhật thế giới họ đang làm gì với dòng phim kinh dị, xem về kỹ thuật, về cách kể chuyện cũng như là tìm cách định hình được dòng phim ma kinh dị của Việt Nam. Trước đây khán giả cũng hay nhắn tin chia sẻ là Việt Nam đang có những bước tiến về phim kinh dị nhưng đâu đó vẫn có những na ná cảnh phim Thái, phim Hàn, nghĩa là luôn có sự chưa rõ ràng. Vì vậy tôi vẫn phải học hỏi để tìm hiểu xem bản sắc của phim Việt sẽ ở chỗ nào.
Tấn đặc biệt là không coi phim gì khác ngoài phim kinh dị, phim bom tấn thì Tấn cũng sẽ không xem nếu nó không thuộc thể loại phim kinh dị. Còn Quân thì xem tất cả các thể loại phim để hiểu khán giả bây giờ đang mong chờ cái gì, tại sao có những phim rất hay nhưng không chiếm được tình cảm của số đông và tại sao có những phim có nhiều lời phê bình từ những người làm phim nhưng lại rất thành công về mặt thị trường.
Ekip của Tấn cũng hỏi tại sao ra rạp thì chỉ xem phim kinh dị thôi, đây cũng là một tính cách khá cực đoan của Tấn trong công việc. Mình luôn muốn làm tốt nhất vai trò của mình và mình biết rằng khán giả bây giờ rất khó tính. Chính sự khó tính của khán giả thôi thúc mình nỗ lực hơn trong thể loại mà mình đã chọn. Vì vậy Tấn rất ít khi xem một dòng phim khác dù với tâm thế để thưởng thức thôi thì mình vẫn có thể bị ảnh hưởng và mất tập trung. Ngay cả phim ngắn trên mạng thì Tấn cũng xem những thể loại phim kinh dị để tìm thấy những điểm hay của bộ phim đó, để mình học hỏi và đồng thời mình biết được xu hướng phim kinh dị thế giới đang ở đâu và ở Việt Nam thì đang ở đâu.
Trước tiên vẫn là Quân muốn hỗ trợ Tấn. Trước khi Quân làm phim kinh dị thì Quân đang ở một vị trí rất màu hồng, một công việc rất tốt, quản lý hơn 50 bạn nhân viên ở một công ty quảng cáo. Đó là một công việc đầy thử thách và thú vị, cho phép Quân gặp gỡ nhiều đối tác. Khi Quân chuyển qua làm phim với Tấn thì Quân cảm thấy đó là một bước chuyển đặt mình vào một vị trí để mình làm lại tất cả mọi thứ từ đầu, mình phải xây dựng công ty từ những bạn nhân sự đầu tiên đến đối tác mà mình chưa bao giờ có dịp gặp gỡ. Quân vẫn nhớ những thời điểm mà Quân đi pitching dự án đầu tiên, hầu như ai cũng từ chối và mọi người đều nghĩ rằng là Quân không làm được đâu bởi vì mình chưa có kinh nghiệm gì cả. Mặc dù Quân với Tấn đã làm bên ngành sáng tạo từ rất lâu rồi nhưng mình nhận ra góc nhìn của Quân với Tấn về làm phim hầu như khác các bạn làm phim khác.
Quân hay nói với những người thân của mình rằng Quân luôn thấy mình bị lạc trong thế giới làm phim, dường như mình không thuộc về những người làm phim mà mình cũng không thuộc về những người còn lại. Khi Quân chuyển qua làm phim hỗ trợ Tấn thì thực ra đó là một chân trời mới cho Quân phát triển những kỹ năng mới và đôi khi nó ứng dụng hết tất cả những kinh nghiệm của Quân ở trong công việc trước đây. Công việc làm phim, làm marketing cho chính bộ phim của mình. Chính điều đó tạo nên một thế mạnh trong tất cả dự án.
Dự án bắt đầu mà anh Quân nói đến là bộ phim Bắc Kim Thang. Trước đó anh Quân và Tấn cũng có những vị trí nhất định bên ngành sáng tạo và quảng cáo nhưng khi qua làm phim thì hai người trở thành con số 0. Khi cầm proposal Phim Bắc Kim Thang đi xin nhà tài trợ, nhà đầu tư thì người ta từ chối, người ta không đồng ý và không tin mình. Đó là một chuyện đúng thôi, mình không buồn họ bởi vì lúc đó mình đâu có là ai, mình chưa làm phim gì cả thì sao mình có thể nhận tiền đầu tư của họ và làm sao họ dám giao tiền của họ cho mình được. Lúc đó anh Quân và Tấn bán một cái nhà, đó là tài sản mà mình tích góp được trong những năm mình làm nghề, thêm một cái xe hơi nữa thì may mắn bộ phim có những thành công nhỏ nhỏ cũng đủ khích lệ để Tấn và anh Quân tiếp tục trên con đường phát triển thể loại phim kinh dị.
Liều chứ, nhưng Quân tin vào Tấn. Dự án đó cho Quân rất nhiều kinh nghiệm, nó giúp mình mở mắt về thực tế của ngành phim mà mình không thể tưởng tượng được. Mình rất vô tư, đơn giản chỉ nghĩ là muốn làm phim, mình muốn đánh đổi những thứ mà mình có để mình được làm phim, nhưng giờ ngồi nghĩ lại thời điểm đó chắc là mình chưa chắc để đánh đổi tất cả mọi thứ như vậy.
Mình càng có kinh nghiệm, càng biết nhiều thì mình càng nhát tay. Sau này bảo có bán nhà bán xe để làm phim không thì chắc chắn mình sẽ nói là không vì lúc đầu mình còn sự hăng hái, nghĩ tuổi trẻ đâu có gì mất nên mình liều nhưng đến bây giờ càng trải nghiệm thì mình đề phòng và suy tính hơn.
Có một bạn hỏi Tấn là khi bây giờ đã có những thành công được công nhận rồi thì anh dễ dàng nói về quá khứ, nhưng lỡ như phim Bắc Kim Thang thua thì anh thế nào khi mất nhà, mất xe, anh mất công việc? Lúc đó mình khựng lại. Khi Tấn và Anh Quân quyết định bỏ tất cả bên ngành quảng cáo để làm phim thì có nghĩa là mình chấp nhận những rủi ro, giả sử như phim đầu tay Bắc Kim Thang không thành công thì mình vẫn sẽ tiếp tục làm phim bởi vì mình đã lựa chọn nó rồi.
Quân khác Tấn một điểm đó là khi một bạn hỏi nếu thất bại ở Bắc Kim Thang thì anh sẽ làm gì, câu trả lời rất đơn giản đó là cùng lắm là mình sẽ đi làm thuê lại. Khi bắt đầu mình đã đặt ra câu hỏi nếu dự án đấy thất bại thì tôi sẽ làm gì. Sau khi liều thì mình có kinh nghiệm, có trải nghiệm và mình cũng đã học hỏi được rất nhiều. Quân luôn có thái độ all in khi bắt đầu một cái gì mới, từ kinh nghiệm, từ cảm xúc kể cả những thứ mà Quân thường nói là tài sản mình có. Các dự án sau của Quân và Tấn ngân sách đầu tư đều cao hơn dự án trước bởi vì mình mong muốn những tác phẩm ngày càng tốt hơn và mình sẽ không chấp nhận là bởi vì dự án này không đủ tiền nên chọn một phương án an toàn hơn. Quân và Tấn luôn muốn mọi thứ tốt dần lên.
Quân nghĩ là góc nhìn của mình sẽ hơi khác một xíu vì Quân sẽ cất góc nhìn của một người làm Marketing sau góc nhìn của một người làm sáng tạo. Quân sẽ bắt đầu trước với một câu chuyện mà Quân với Tấn thực sự muốn kể, sau khi thống nhất được câu chuyện thì sẽ dùng tư duy của một người làm Marketing để làm sao bán được câu chuyện đó. Mình không mang tư duy của một người làm Marketing vào trước mà mình chỉ mong muốn được làm phim để kể câu chuyện của mình nên sau khi bắt đầu leo lên lưng cọp rồi thì con người marketing mới bắt đầu xuất hiện để cưỡi con cọp đó.
Tất nhiên quá trình làm sáng tạo, làm marketing cũng làm cho Quân và Tấn có sự tìm tòi xác định, dự đoán được những câu chuyện nó sẽ được yêu thích để mà kể. Đó là lý do vì sao mà khán giả sẽ thấy được những tác phẩm, ý tưởng câu chuyện, kịch bản luôn có tính khác biệt, luôn có sự gần gũi mỗi khi công bố
Quân thấy Quân càng làm phim thì càng thấy khán giả là một ẩn số bất kỳ. Ai đó nói nắm bắt được khán giả 100% thì Quân nghĩ sẽ thất bại. Khán giả bây giờ ngoài việc kỳ vọng mình làm phim tốt hơn thì cũng đang kỳ vọng về một thứ đó là mình phải có bản sắc, cảm giác của người xem khi xem tác phẩm của mình họ phải cảm thấy đây có phải phim Việt không. Và khi mình mang bộ phim ra nước ngoài chiếu, những người khán giả quốc tế có thắc mắc không, tại sao nó khác với phim quốc gia của họ, Quân nghĩ đó là tiêu chí mà Tấn và Quân lựa chọn.
Quân luôn thấy ngạc nhiên về các dự án mà mình đã từng làm. Nếu bất ngờ nhất thì Quân nghĩ đó là dự án "Tết ở làng địa ngục", Quân không nghĩ là mình được khán giả yêu thương đến như vậy. Có một mẫu số chung hầu như các dân làm phim Việt đều có cảm nhận chung đó là khán giả Việt hình như khắt khe quá với phim Việt nhưng Quân nghĩ hơi khác một chút. Trong sự khắt khe đó có sự kỳ vọng và đôi khi mình chỉ cần đáp ứng đúng mong đợi của khán giả ở một điểm nào đó thôi. Đối với dự án "Tết ở làng địa ngục" có thể là sự chăm chút, sự liều lĩnh của cả một ekip khiến khán giả thương mình. Đến tận bây giờ Quân vẫn cảm thấy vô cùng hạnh phúc với cảm giác được khán giả đón nhận.
Quân nghĩ điều đầu tiên khi làm phim phải khiến khán giả tin vào câu chuyện đó có thật. Ngoài ra tất nhiên mỗi bộ phim còn cần có sự may mắn nữa. Có rất nhiều bộ phim Quân nghĩ là nếu ra phim vào một thời điểm khác thì có thể sẽ có một kết quả tốt hơn nhưng câu chuyện giá như thì đa phần đều trễ rồi. Nhưng đó là một bài học không chỉ cho Quân với Tấn mà còn cho các bạn làm phim khác nhìn thấy được rằng đôi khi khán giả đang mong đợi một thứ mà mình chưa hiểu, chưa nắm bắt được, thành ra Quân mới nói ai tự tin được nắm bắt khán giả thì chắc chắn sẽ fail.
Đó là "Chuyện ma gần nhà". Phim có doanh thu rất tốt nhưng sau bộ phim đó mình mới thực sự hiểu được cách để mình làm tốt hơn cũng như hiểu khán giả hơn. Chính nhờ những góp ý của khán giả, của anh em trong nghề mà sau "Chuyện ma gần nhà" mới có sự cải tiến trong tác phẩm "Tết ở làng địa ngục". "Chuyện ma gần nhà" là phim đầu tiên của Việt Nam làm thể loại 3 phim nhỏ trong một phim lớn; quá nhiều thông tin, nhiều câu chuyện, nhiều thứ ở trong đó khiến khán giả chưa nắm bắt được. Bên cạnh đó, phần kể chuyện của mình chưa được mượt mà. Khi phim ra mắt, mình đọc được những comment và rất buồn. Mình hiểu bởi vì khán giả đang kỳ vọng và những lời phê bình góp ý này giúp cho mình tốt hơn. Vì vậy từ buồn, từ tổn thương sau đó chuyển sang một tinh thần nhìn nhận nó với một thái độ tích cực để xác định được điểm yếu đang ở chỗ nào và sự kỳ vọng của thị trường của khán giả đang nằm ở đâu. Từ đó mình có những đúc kết cho các tác phẩm tiếp theo.
Quân thì xin phép được chọn một giai đoạn chứ không một bộ phim đó là giai đoạn "Rừng thế mạng" và "Chuyện ma gần nhà". Thời điểm chuẩn bị ra rạp là mình đang vướng dịch, rạp đóng cửa, tất cả mọi thứ đều rất khó khăn. Mọi người hình dung một studio trẻ thì khi mình tồn kho hai bộ phim cùng một lúc mà tất cả hoạt động kinh doanh đều đi xuống, đứng lại hoặc thậm chí là tan vỡ thì thời điểm đó Quân học được rất nhiều bài học. Một bộ phim làm cho mình khóc rất nhiều đó là "Rừng thế mạng" nhưng ra vào một thời điểm không thuận lợi và cũng không thành công. Quân đọc hết những phản hồi của khán giả và đó là những thứ mà mình có thể dự đoán trước, khi phim ra thì mình đã cố gắng làm sao để làm tốt nhất có thể vai trò của một người làm Marketing phim, để bộ phim đó về đích an toàn. Cả hai bộ phim cho Quân rất nhiều bài học, đặc biệt là trong giai đoạn tất cả mọi người đều bước vào hệ nhận thức mới về sự tồn tại, về sống và chết, về những bài học mang yếu tố tâm linh thì rất là thú vị.
Câu chuyện của phim Cám có cách đây 2 năm, trước cả khi làm "Tết ở làng địa ngục" và "Kẻ ăn hồn" nhưng sau "Chuyện ma gần nhà, Quân thấy mình chưa sẵn sàng để làm Cám.
Mình muốn làm Cám bởi vì Tấm Cám là một câu chuyện cổ tích mà ai cũng biết và có rất nhiều dị bản kinh dị khác nhau của nó; nhưng mang lên trên màn ảnh thì chưa có. Việc lựa chọn kể về câu chuyện của cô Cám hình như cũng chưa ai chọn. Mọi người sẽ tập trung nhiều hơn về Tấm, hoàng tử hay dì ghẻ nhưng thời điểm đó Quân ngồi suy nghĩ liệu rằng Cám có phải là một nạn nhân của bạo lực gia đình không, Cám có thật sự muốn là một người xấu hay không. Mình biết mỗi đứa trẻ lớn lên bị phụ thuộc vào yếu tố giáo dục của gia đình vậy thì Cám có phải người xấu hay không và nếu Cám không phải người xấu mà là một nạn nhân thì nạn nhân đó sẽ như thế nào. Đó là cái tiền đề để khiến cho Quân và Tấn muốn đào sâu hơn để phát triển một bộ phim về nhân vật vốn được nhận diện là phản diện từ xưa đến giờ. Đối với Quân, nhân vật phản diện thú vị hơn nhân vật chính diện vì họ có nhiều điều muốn nói, có nhiều tâm tư hơn những người chính diện bởi vì chính diện lúc nào cũng được bảo vệ.
Tấn và anh Quân và anh em trong ekip tìm hiểu rất nhiều. Mình thấy được là Tấm Cám có rất nhiều phiên bản khác nhau, có Tấm cám miền Bắc là mọi người đang quen thuộc nhất, có Tấm Cám ở miền Trung, có Tấm Cám ở miền Tây. Tức là mỗi nơi họ sẽ có câu chuyện kể về Tấm Cám khác nhau theo đặc trưng về sinh thái, địa lý của vùng họ. Với bộ phim Tấm Cám này, mình rất khó để xác định thời điểm cụ thể bởi vì câu chuyện Tấm Cám vẫn là câu chuyện truyền miệng dân gian và không có thật, hư cấu. Vì vậy để câu chuyện của mình gần gũi nhất với khán giả thì Tấn với anh Quân với bên cố vấn sử học khai thác câu chuyện Cám về thời điểm của cuối thời Lê, đầu thời Nguyễn bởi thời điểm đó phục trang, quần áo đã được nhận diện về bản sắc rất rõ ràng của người Việt, cũng giống như về kiến trúc, mọi thứ có định hình rõ ràng phong cách của người Việt.
Quân không xác định không gian câu chuyện là miền Bắc Trung Nam mà quan trọng nhất khi nhìn vào là phải thấy Việt Nam. Mọi người nói rằng Tấm Cám là một câu chuyện thuần miền Bắc nhưng mà khi tìm hiểu về nguồn gốc của câu chuyện và những biến thể của nó Quân thấy ở địa phương nào cũng có nên mình quyết định là một bộ phim không có đặc trưng của miền nào hết nhưng phải là của Việt Nam.
Tấn cũng có thời gian tìm hiểu về chùa Bà Tấm ở Bắc Ninh, mọi người cho đó là có một cái giếng Tấm sử dụng, và sau này Tấm trở thành Nguyên Phi Ỷ Lan. Nhưng khi chọn một chủ đề có tính xác thực về lịch sử, nhân vật thì sẽ càng dễ gây tranh cãi hơn. Để hướng khán giả tập trung về câu chuyện nhiều hơn thì Tấn chọn một thời điểm tránh không muốn mọi người đào sâu quá về triều đại mà tập trung hơn về câu chuyện.
Đó là một option ban đầu khi Quân tiến hành làm dự án, mình sẽ xem nó ở thời Lý, cũng đi Bắc Ninh lựa chọn bối cảnh ở khu vực xung quanh nhưng sau cân nhắc thì Quân và Tấn cảm thấy rằng mình nên chọn phương án gần gũi với khán giả hơn, dễ cảm nhận hơn. Mọi thứ tư liệu về mặt phục trang, kiến trúc, vật dụng sử dụng thường ngày trong giai đoạn thời Lý đó cũng đang rất thiếu. Vì vậy nếu muốn làm thời điểm đó chắc chưa phải là lúc này. Quân sẽ lựa chọn cho một bộ phim khác về cái giai đoạn thời Lý.
Phim cổ trang thì sẽ có rào cản lớn nhất là phim trường. Mình chưa có một phim trường đúng nghĩa để làm một phim cổ trang mà mình mong muốn. Trong phim Cám, những bối cảnh liên quan đến hoàng cung rất nhiều, rồi thái tử, hoàng tử sống như thế nào, mình chưa đủ kinh phí sẵn sàng cho thời điểm ở hiện tại nếu là bối cảnh thời Lý.
Quân với Tấn xác định được phục trang của Cám sẽ phải hơn những gì mình đã làm ở những bộ phim khác bởi vì có phục trang của Thái tử là những bộ phục trang rất cầu kỳ, nhiều lớp, nhiều món. Phục trang trong phim "Cám" rất là thử thách vì số lượng diễn viên quần chúng rất đông. Có những ngày quay mấy trăm diễn viên quần chúng và Quân phải chuẩn bị đồ đạc cho tất cả mọi người rất kỳ công. Sau "Cám" thì Quân gom được khá nhiều kinh nghiệm trong việc làm phục trang cổ trang.
Rất áp lực và rất sợ vì làm kinh dị đã khó rồi, làm cổ trang còn khó hơn, còn bây giờ vừa kinh dị vừa cổ trang thì cái độ khó tăng gấp đôi.
Quân nghĩ là khán giả Việt Nam bây giờ có rất nhiều người giỏi, họ giỏi hơn tất cả những người làm phim về vấn đề văn hóa, chuyên môn nên là việc mình lắng nghe ý kiến khán giả và cố gắng nhất trong khả năng của mình bằng cách tìm kiếm sự giúp đỡ của cố vấn sử học để đưa ra tư liệu mang tính lịch sử để tham khảo, để cố gắng hết sức, để không mắc sai lầm. Còn câu chuyện, sự ảnh hưởng giữa hai nền văn hóa Việt Nam và Trung Hoa đó là vấn đề hiển nhiên. Chúng ta ở sát bên và chúng ta có rất nhiều thời điểm bị ảnh hưởng, có sự giao thoa ở trong đó. Trong mùa dịch Quân đọc khá nhiều sách về văn hóa lịch sử, xem khá nhiều video của các bạn trên YouTube về hành trình chống giặc giữ nước của người Việt và Quân nhận ra người Việt luôn có một sự sáng tạo dựa trên những khuôn khổ. Và đó chính là đặc tính mà Quân nghĩ đó là sự sinh tồn, bảo vệ và phát triển giá trị văn hóa. Mình nghĩ rằng ở một thời điểm nào đó, mình buộc phải đi theo những khuôn khổ và nề nếp nhưng mình luôn tìm cách để làm khác đi.
Khi mình làm phim cổ trang thì kim chỉ nam trong đầu là trước khi hay phải làm đúng vì mình đang làm những thứ về văn hóa và mình rất sợ mình làm sai. Trước hết mình thấy có lỗi với bản thân, với khán giả, vì vậy mình luôn làm những thứ đúng nhất. Còn nếu về lý do gì đó mà mình không thể làm đúng thì mình sẽ không làm hoặc mình sẽ tìm một phương án nào khác
Có. Quân sợ nhưng vẫn làm và mình làm sao để cân bằng được yếu tố sáng tạo và việc giữ được bản sắc của câu chuyện gốc. Nếu như trong câu chuyện gốc, mọi người đều ghi nhớ với những chi tiết liên quan đến quả thị, cái giếng, cá bống, hình ảnh chặt cây cau, thử hài thì trong tác phẩm của Quân và Tấn vẫn có những chi tiết đó, đồng thời sáng tạo thêm. Cũng sẽ có những nhân vật mới thêm vào để làm cho hành trình của cô Cám trở nên đầy đặn hơn.
Nó giống như khi mình làm quyển "Tết ở làng địa ngục" bởi vì quyển sách của nó đã có rất nhiều độc giả rồi. Khi mọi người đọc tác phẩm đó, mỗi người có hình dung cụ thể về nhân vật khác nhau. Với "Cám" sắp tới, khán giả và những người yêu mến câu chuyện về Tấm Cám cũng sẽ tìm được điểm chung với nhà sản xuất và đạo diễn bởi vì đây là sự nghiên cứu rất kỳ công. Như anh Quân có nói những chi tiết trong Tấm Cám đều giữ lại nguyên vẹn và giải thích cho nó một câu chuyện rất hợp lý.
Quân thì không tham khảo bởi vì đó là góc nhìn rất khác nhau về Tấm Cám. Đối với Tấm Cám Chuyện Chưa Kể của Ngô Thanh Vân thì là một góc nhìn rất bay bổng, siêu nhiên, rực rỡ còn Tấm Cám của Quân và Tấn là một câu chuyện mang góc nhìn kinh dị nên là mình luôn muốn câu chuyện giảm yếu tố cổ tích mà sẽ gần gũi, có những giải thích rõ ràng. Vậy nên Quân không tham khảo mà nếu có thì cũng không tham khảo được.
"Cám" là một bộ phim mà Tấm hay Cám đều là thiếu nữ ở trong làng đó, mọi người sẽ có những cảm xúc rất đời, thật, yêu, ghét, ganh đua.
Chắc không có cái nào đúng hết vì Quân nghĩ là đối với phim ảnh nói riêng và các tác phẩm nghệ thuật nói chung thì thị hiếu của khán giả, sở thích cá nhân của mỗi người quyết định rất nhiều đến cảm nhận của họ về bộ phim đấy. Mình sẽ rất khó để đặt ra được một công thức như thế nào là phim hay là phim dở. Trong thể loại này thì Quân nhìn thấy khán giả luôn dành một sự ưu ái nhất định đối với phim kinh dị và số khán giả mà họ sẵn sàng bỏ tiền ra rạp xem phim Việt Nam nói chung và phim kinh dị nói riêng thì càng ngày càng nhiều lên. Quân nhìn ở khía cạnh tích cực thì thấy thị trường đang phát triển và rõ ràng càng ngày càng có nhiều tác phẩm kinh dị mới, riêng trong năm nay thì đã có những tác phẩm mới, đạo diễn mới, nhà sản xuất mới. Quân nghĩ phim kinh dị ở Việt Nam vẫn còn cơ hội phát triển nhiều lắm.
Top 15 thì có "Kẻ ăn hồn" nằm trong top 12. Nếu nhìn vị trí top sẽ rất phù hợp đơn vị nào muốn mở rộng mức đầu tư cho một dự án phim kinh dị, có nghĩa rằng khi họ nhìn thấy phim kinh dị ngày càng tăng thì họ muốn đầu tư càng nhiều.
Nhưng đối với Quân thì các vị trí top thực sự không quan trọng. Cái Quân quan trọng là làm sao để khán giả sẽ không nói câu chuyện là bỏ tiền ra xem phim Việt Nam là không tôn trọng sức lao động của mình. Quân nghe câu đó rất đau lòng, nó khiến mình suy nghĩ. Khi khán giả bỏ tiền ra mua vé xem phim của mình, ngoài việc họ bỏ tiền thì họ còn bỏ thời gian, vậy nên giá trị mà một người khán giả mang lại cho mình nó lớn hơn việc bao nhiêu tiền. Quân và Tấn muốn làm phim để khán giả nhìn thấy mình đang làm tốt hơn mỗi ngày. Cái đó mới là điều quan trọng.
Ngoài việc Quân nhắm đến khán giả Việt Nam thì đối với phim kinh dị, doanh thu ở thị trường quốc tế cũng chiếm thị trường cao hơn đa phần so với các phim khác bởi vì mình đang lựa chọn một dòng phim mà ngôn ngữ dễ tiếp cận với các khán giả đại chúng ở nước ngoài. Quân nghĩ rằng chỉ cần hòa vốn thôi là Quân cũng đã có thể mỉm cười vui vẻ để làm những dự án tiếp theo.
Anh Quân có một điểm rất tự tôn. Trước đây mình làm bên quảng cáo, mình tiếp xúc nhiều đối tác, nhiều người nước ngoài họ cũng có sự tự hào nền phim ảnh của họ. Nhưng khi đó nền phim kinh dị ở Việt Nam chưa thể bằng được họ, vì vậy với vị trí vai trò là một người làm phim thì mình cố gắng làm hết sức có thể để lan tỏa được văn hóa cũng như cho thấy được văn hóa của Việt Nam có nhiều cái hay từ phục trang, thủ pháp, màu sắc, bối cảnh, khi lên phim thì đâu thua kém ai. Vậy nên điều lan tỏa văn hóa đến nước ngoài thực sự quan trọng trong con đường phát triển sắp tới và mọi người sẽ thấy điều đó rất rõ trong phim "Cám"
Sự tự tôn này có vẻ bắt nguồn từ khi Quân làm việc với các tập đoàn nước ngoài. Quân với Tấn là những Creative Director đầu tiên là người Việt. Đa phần ngày xưa làm ở ngành quảng cáo thì các vị trí Senior, Director đa số là người nước ngoài. Hồi đó Quân nói với một trong những bạn đối tác quan trọng của Quân đó là không biết bao giờ ngành quảng cáo của Việt Nam có những bạn giám đốc sáng tạo là người Việt. Mình nhìn thấy thực tế thị trường Thái Lan đa số là người bản địa chứ không có một bạn nước ngoài nào. Sự tự tôn đó bắt đầu từ giai đoạn đó khi mình làm ở một lĩnh vực mà tất cả mọi thứ thuộc về văn hóa Việt Nam nó đều chưa được chú trọng thành ra mình cũng nhận thấy một việc đó là mình muốn thuyết phục được khán giả người Việt, khán giả Việt Nam xem phim của mình thì mình phải có sự tự tôn dân tộc, tự hào về những văn hóa thì khi mình làm với một tâm thế như vậy thì khán giả sẽ hiểu mình.
Thực tế là Quân không đặt mục tiêu mình phải nằm trong top mấy ở trên thị trường. Mặc dù đôi khi trong câu chuyện của mình phải đi giao tiếp với nhà đầu tư hoặc các đối tác thì họ hay hỏi Quân là mình đang ở đâu trên bản đồ phim Việt? So với các studio khác thì mình đang như thế nào? Với khía cạnh là một người làm phim khi quyết định đầu tư vào một dự án, mình sẽ quyết định mức độ đầu tư dựa trên nhu cầu thực sự của dự án đó. Ví dụ dự án "Cám" thì sẽ là một câu chuyện cổ tích mà tất cả người Việt đều biết nên mình không thể làm nó sơ sài được. Mình phải làm nó là một bộ phim đáp ứng được sự kỳ vọng của tác giả, ít nhất là về khía cạnh chất lượng đầu tư của bộ phim đó. Quân với Tấn vẫn có những dự án xác định đó là những dự án kinh phí thấp và ngân sách đầu tư chỉ 1 tỷ rưỡi thôi. Mức đầu tư cho một dự án nó sẽ phụ thuộc vào bản chất của dự án đó chứ không phải là tôi đầu tư hơn bởi vì tôi muốn nhiều tiền hơn. Có rất nhiều cách để mình kiếm được nhiều tiền hơn trong một dự án nhưng đối với Quân thì mình luôn cố gắng giữ một phần đầu tư lớn ở trong dự án của mình đang làm để mình có thể đảm bảo được sự nỗ lực, đảm bảo tính trách nhiệm, sự sở hữu của mình đối với tác phẩm vì thế mình buộc phải làm tốt hơn.
Quân nghĩ khó. Làm phim nói chung ở Việt Nam là khó bởi vì chúng ta còn đi sau thế giới rất xa trong khi tốc độ và khả năng tiếp nhận của khán giả bây giờ rất cao. Khán giả xem phim ở khắp nơi, Hàn, Mỹ, Nhật trong khi tốc độ ngành điện ảnh của mình vẫn còn chậm hơn khả năng đón nhận và độ trưởng thành của khán giả. Sau đó Quân nghĩ khó làm sao để mình có thể cân đối được trong khả năng cho phép về quy mô đầu tư của một dự án để làm cho nó tốt nhất. Nếu sản xuất ở nước ngoài giá sẽ mắc gấp 3 lần nhưng tất cả những người đang làm trong ngành phim mọi người đều đang rất nỗ lực để sử dụng ngân sách mình có để tạo ra một bộ phim tốt nhất trong khả năng của họ. Quân nghĩ không ai muốn làm phim dở nhưng mình có rất nhiều điểm thiếu sót, thiếu kinh nghiệm, thiếu năng lực thì mình phải đón nhận khi khán giả chê. Cùng với ngần ấy giá tiền, họ có thể lựa chọn một phim khác nhưng họ vẫn lựa chọn phim Việt thì Quân nghĩ rằng đó là một cái may mắn của mình khi mình được làm phim ở Việt Nam và được khán giả đón nhận
Mình vẫn nghĩ kinh dị khó hơn vì bản chất phim kinh dị đã có nhiều sự khác biệt từ nhân vật, hành trình, biên độ cảm xúc rộng hơn, khó khăn về mặt diễn xuất, tìm được diễn viên để diễn cũng khó và đạo diễn làm phim kinh dị ở Việt Nam thì không nhiều bởi vì nó đòi hỏi người đạo diễn phải có những tìm tòi mới để tạo nên những thủ pháp kinh dị mới. Nó khác với những dòng phim thể loại khác như hành động hay Drama, hài kịch, những thứ kinh dị phải giải quyết trong một câu chuyện rất nhiều. Khi làm dự án Quân đi tìm bạn diễn viên đóng vai chính rất khó, vừa có năng lực diễn xuất phù hợp với vai diễn vừa có sự nhận biết của khán giả đó là một trong những thử thách của người làm phim
Dường như thể loại phim kinh dị cũng đứng ở ngoài cuộc chơi của các liên hoan phim vì rất ít phim kinh dị được chọn hoặc được vào tranh giải ở các liên hoan phim lớn. Thực ra một người làm nghề trong lĩnh vực này mình thấy cũng khá chạnh lòng. Đôi khi có nhiều phim kinh dị rất tốt, có yếu tố nghệ thuật rất cao tại vì mọi người sẽ phải tính toán nhiều hơn về góc máy, về ánh sáng, yếu tố sắp đặt mĩ thuật để mang đến cảm giác sợ hãi nhưng vẫn phải đẹp, tính duy mỹ rất cao. Nhưng dường như thể loại này chưa có sự công nhận đúng tầm ở các liên hoan phim. Vì vậy mình cảm thấy cũng chạnh lòng bởi diễn viên phim kinh dị không phải là người diễn tồi. Cá nhân Tấn thấy họ là người có sự sáng tạo, tìm tòi trong diễn xuất rất lớn.
Thực tế là khán giả coi phim kinh dị rất chọn lọc, họ có thể xem phim tình cảm, hài, hành động nhưng họ sẽ lựa chọn không xem phim kinh dị bởi vì họ không muốn xem phim kinh dị. Trong khoảng chừng ba tháng gần đây, Quân có gặp một vài bạn phóng viên của các tạp chí trong các tờ báo lớn ở khu vực châu Á không tiện nêu tên nhưng có những người hỏi là "Bạn làm phim kinh dị hả? Tôi không bao giờ coi phim kinh dị hết". Đó là cái mà nhìn thấy việc đó là khó bởi vì ngay cả dòng phim cũng đã có sự kén chọn nhất định trong lòng khán giả.
Quân nghĩ đầu tiên đó là lòng tin vì nếu không có lòng tin thì sẽ rất khó để mình có thể chấp nhận được sự khác biệt trong quan điểm. Thứ hai là mình sẽ không đổ lỗi. Nếu một dự án thành công thì ai cũng nghĩ là do tôi nhưng thất bại là do bạn nhưng tư duy đó thì sẽ không có trong mối quan hệ của Quân và Tấn. Quân biết cách phân chia những thứ thuộc về chuyên môn của người này thì để người này quyết định. Cũng như Quân rất tôn trọng vai trò đạo diễn của Tấn, còn Quân góp ý cho Tấn tất cả những luồng ý kiến và Quân tin là Tấn phải lựa chọn những thứ tốt nhất cho dự án. Ngược lại thì Tấn cũng có để cho Quân quyết định rất nhiều thứ như là câu chuyện đầu tư hợp tác và triển khai những dự án như thế nào, Tấn thường sẽ không can thiệp vào công việc sản xuất của Quân và chỉ tập trung vào việc làm phim.
Thật ra Quân nhận được khá nhiều kịch bản dự án của bạn trẻ. Điều đầu tiên Quân sẽ không khuyên họ là bán nhà hay không bán nhà nhưng luôn cho lời khuyên về thị trường, về khán giả để họ có thêm góc nhìn về kịch bản, góc nhìn về dự án mà họ đang làm. Quân thấy các bạn trẻ bây giờ có một dự án tốt trong tay và họ có khả năng chứng minh được năng lực làm đạo diễn của mình thì có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đầu tư. Cụ thể như lúc Quân đang quay phim cũng có một bạn khá thân gửi một dự án mời Quân và Tấn đầu tư, nhưng một tuần sau bạn bảo là đã kiếm được chủ đầu tư rồi vậy mình mới thấy là có rất nhiều đạo diễn trẻ, nhà sản xuất trẻ tiềm năng. Mình có rất nhiều vị trí cho các bạn trẻ bởi vì một thị trường muốn mạnh khỏe thì các thành phần trong thị trường phải giỏi, phải có nhiều nhân tố, lựa chọn thì mới tạo nên sức cạnh tranh và nhờ cạnh tranh đó mọi người buộc phải nỗ lực cố gắng nhiều hơn.