Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi

, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 12/03/2014

Nếu bí quyết sống lâu của cụ Misao Okawa ở Nhật Bản là những bữa ăn ngon và được nghỉ ngơi thư giãn, thì bí quyết của một cụ già 110 tuổi ở Việt Nam là nhai trầu - "món ưa thích nhất" - suốt cả ngày.

Ở xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, dân làng vẫn truyền tai nhau về câu chuyện của một cụ già có cuộc sống trường thọ và hạnh phúc bên "đàn" con cháu vô cùng đông đúc. Đó là cụ Dương Thị Chạo, sinh năm 1904. Vào ngày 1/1/2014 vừa qua, Hội người cao tuổi Việt Nam đã chính thức trao giấy mừng "Đại thọ" và chứng nhận cụ Chạo đã tròn 110 tuổi.

Từ thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) đi khoảng 20km, nhà cụ Chạo nằm gọn gàng trong làng Hòa Loan (xã Lũng Hòa). Nhà cách cái chợ đầu làng chỉ vài bước chân... nhưng khi chúng tôi hỏi người dân ở đây về nhà cụ Dương Thị Chạo, nhiều người phải ngại ngùng lắc đầu và "cười trừ" gợi ý nên hỏi những người cao tuổi. Ở làng quê này, người dân có tục lệ gọi tên cha mẹ bằng tên con trai trưởng. Chỉ đến khi chúng tôi đưa ra thêm thông tin "cụ Chạo" hơn trăm tuổi vẫn sống vui vẻ bên con cháu, nhiều người mới nghĩ ra "chắc là cụ Thăng", "cụ Thăng vừa đại thọ 110 tuổi đó".

Ông Thăng, tên đầy đủ là Nguyễn Văn Thăng (sinh năm 1939, năm nay tròn 75 tuổi) là người con thứ 7 - cũng là người con trai duy nhất còn sống với cụ Chạo cho đến ngày nay. Vì thế, dân làng vẫn thường gọi tên cụ Chạo là "cụ Thăng" theo tên con trai lớn như một thói quen. Tìm đến nhà cụ Chạo vào thời điểm cuối chiều, tiếp chúng tôi là ông Thăng - lúc đó đang mải miết làm vườn, vừa thấy khách lạ đến nhà vội xắn tay áo ra hỏi thăm. Sau câu chuyện chào đầu, ông Thăng vui vẻ mời chúng tôi vào trong nhà, ông bắt đầu câu chuyện về người mẹ "anh hùng" trăm tuổi của mình bên chén trà thanh thảo, với một niềm vui xen lẫn tự hào thể hiện rõ qua nụ cười, ánh mắt.

Nói về cuộc đời cụ Chạo, ông Thăng kể: "Mẹ tôi sinh tất cả là 9 người con, trên tôi có 6 người anh chị nhưng đều đã mất cả. Người thì mất do bệnh tật, người mất lúc mới sinh ra, chả nuôi được ai. Đến tôi là người thứ 7. Một lần cụ đi xem tử vi, ông thầy có phán là "số của bà nếu không nhận con nuôi thì sẽ không nuôi được con đẻ". Thế là cụ đi nhận bà Nguyễn Thị Cún về nuôi. Từ đó trở đi, cụ nuôi tôi bằng việc nhá khoai sắn qua ngày, rồi cụ còn đẻ thêm được cả đứa em thứ 8, thứ 9. Hiện nay, chỉ có bà Nguyễn Thị Mỵ, kém tôi 2 tuổi là đứa con thứ 8 còn sống. Còn người con thứ 9 cũng đã mất từ lâu. Tính tất cả thì cụ Chạo nhà tôi có tất cả là 10 đứa con, cả con nuôi lẫn con đẻ chứ không phải 9 đứa như một số báo đã đưa trước đấy".

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 1
Khoảnh khắc hạnh phúc: Cụ Dương Thị Chạo (đại thọ 110 tuổi) nở nụ cười bên người con trai là ông Nguyễn Văn Thăng và bà Dương Thị Thịnh (con dâu).

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 2
Cụ Chạo ghé đầu vào vai ông Thăng, nở nụ cười hạnh phúc bên những người con, người chắt của mình

Nói về thời trẻ thì cuộc đời cụ Chạo là một chuỗi ngày cực nhọc. Thời Pháp tạm chiếm, đóng đồn bốt khủng bố cách mạng gắt gao, bà Chạo làm đủ thứ việc từ làm thuê, làm mướn, xay lúa, giã gạo, kiếm củi, mò cua, bắt ốc rồi cả những công việc mà người làng ngại làm... Công việc gì bà cũng nhận hết, mong làm sao nuôi sống bản thân và cả đàn con nheo nhóc thời cực khổ. Có một cái nghề mà trong cuộc đời cụ chắc có lẽ không bao giờ quên, đó là việc đi "nhá cơm thuê". Người trong thôn, gia đình nào có điều kiện thường mướn những người phụ nữ khỏe mạnh đến nhá cơm cho trẻ con, lượt công tính năm xu, một hào.

Những người đã từng được cụ Chạo nhá cơm cho, nay đã thành những ông, những bà 80 - 90 tuổi. Đông người tín nhiệm, nhiều khi cụ Chạo "tê cả mồm, bại cả lưỡi, hốc má" vì nghiệp nhá cơm thuê.

Ông Thăng kể rằng: "Hồi xưa, cụ nhà lén đào hầm ngay trong nhà để nuôi giấu cán bộ cho đến năm giải phóng Điện Biên. Sợ Pháp phát hiện ra sẽ trả thù, tôi còn được các cô chú du kích kéo lên tít tận vùng tự do Lập Thạch, lúc đó còn nhỏ tí, nhỏ hơn cả mấy đứa trẻ nhà bây giờ".

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 3
Đã sống qua 2 thế kỷ, cụ Chạo vẫn luôn sẵn nụ cười trên môi mỗi khi nghe con cháu hỏi thăm, trò chuyện.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 4
Giấy chứng nhận cụ Dương Thị Chạo "Đại thọ 110 tuổi" do hội người cao tuổi Việt Nam chứng nhận.

Ở độ tuổi của cụ, nói về số lượng con cháu chắc chỉ "dám" tính bằng cách... ước chừng, bởi số lượng quá đông. Ông Thăng (75 tuổi) - con trai cụ - đã có tổng cộng khoảng 40 người con cháu; cụ Nguyễn Thị Mỵ (em gái kém ông Thăng 2 tuổi) cũng có khoảng 30 đứa, cả con lẫn cháu. Con nuôi cụ là bà Nguyễn Thị Cún (85 tuổi) có 5 người con (4 trai, 1 gái) và khoảng 30 đứa cháu. Tính sơ sơ, cụ Chạo đã có cả hơn 100 đứa con, cháu, chắt, thậm chí có cả chút, chít.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 5
Bức ảnh cụ Chạo chụp với chắt của mình đầu năm 2014 được mọi người chia sẻ khá nhiều.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 6
Gia đình cụ Chạo chụp bên căn nhà thời trước đã khá đông đúc.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 7
Không gian lưu giữ hình ảnh truyền thống của gia đình tại nhà riêng.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 8
Cụ Chạo chụp cùng chắt trong ngày chúng tôi về thăm.

Ở tuổi này, cụ Chạo vẫn có nước da hồng hào, đôi môi đỏ và luôn chóp chép nhai trầu. Theo như con cháu cụ cho biết, ngoài đôi tai có phần nghễnh ngãng ra thì cụ Chạo có một trí nhớ minh mẫn và thông tuệ đến bất ngờ. Không một đứa con, đứa cháu nào mà cụ không nhớ cả. Khi trò chuyện và hỏi thăm về người con nuôi là cụ Cún của cụ năm nay bao nhiêu tuổi, ông Thăng phân vân với một vài con số liền ghé tai nói to với cụ: "Cụ ơi, bà Cún năm nay bao nhiêu tuổi?". Nhận được câu hỏi, cụ Chạo trả lời ngay lập tức: "Bà Cún à, năm nay bà ấy 85 tuổi rồi". 

Đặc biệt, cụ Chạo còn tự mình làm những công việc cá nhân trong đời sống hàng ngày mà không cần phải nhờ đến bất cứ sự trợ giúp nào từ con cháu. Ăn cơm, cụ tự xúc ăn, người trong nhà ăn gì cụ ăn nấy. Ông Thăng cho biết: "Mỗi lần cụ ăn, cụ xúc một thìa đầy rồi mới nhai". Cả kể công việc tắm rửa, giặt rũ cụ cũng tự nhận làm, con cháu không cần phiền hà.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 9
Cụ Chạo tự tay thực hiện mọi công việc sinh hoạt cá nhân.

Chúng tôi tò mò hỏi về bí quyết sinh hoạt để cụ Chạo có sức khỏe cũng như số tuổi như ngày hôm nay, mọi người cho biết: "Cụ luôn sống vô tư, lúc nào cũng lạc quan như vậy". Nếu như cụ bà Misao Okawa, là cụ bà được sách kỷ lục Thế giới "chúc mừng sinh nhật" ở tuổi 116 đến từ Nhật Bản chia sẻ rằng: "Bí quyết sống lâu của cụ là có những bữa ăn ngon và được nghỉ ngơi thư giãn. Món ăn ưa thích nhất của cụ là sushi", thì với cụ Chạo 110 tuổi ở Việt Nam, món ăn ưa thích nhất chính là nhai trầu. Ngoài ra, cụ còn thích ăn bánh quy và bỏng ngô, mặc dù răng đã dụng hết và mọi hoạt động ăn uống đều sử dụng bằng hàm để nhai.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 10
Ở đầu giường của cụ Chạo lúc nào cũng có 1 ấm nước với một cơi trầu.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 11
Hộp đựng trầu cau cụ đã dùng hàng chục năm nay.


Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 12
Những cánh trầu tươi quệt vôi mà cụ tự têm.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 13
Vừa nói chuyện, cụ vừa thoăn thoắt têm trầu - công việc quá đỗi thân quen và dường như không thể từ bỏ của cụ.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 14
Tất cả đều là trầu cau tươi. Ở ngoài vườn nhà, cau luôn sẵn để đáp ứng nhu cầu của cụ. "Nhai trầu" quanh năm được coi như "bí quyết trường thọ" của cụ.

Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 15
Ăn trầu xong, cụ lấy ấm nước đầu giường để uống.


Nhai trầu quanh năm, cụ già ở Vĩnh Phúc sống lâu hơn trăm tuổi 16
Ấm nước được dốc ngược lên, cho thấy sức khỏe và sự khéo léo của cụ Chạo.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày