Những ngày gần đây, người dân đi qua khu vực đường Nguyễn Trãi - Trần Phú dễ dàng nhìn thấy những đoạn đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông uốn lượn, nhấp nhô, lên xuống...
Tình trạng uốn lượn nhấp nhô này xuất hiện nhiều tại đoạn đi qua đường Nguyễn Trãi - Trần Phú.
Ghi nhận trên đường Trần Phú, đường sắt uốn lượn, nhấp nhô khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Có đoạn uốn lượn như thân rồng.
Lý giải hiện tượng trên, theo BQL Dự án đường sắt đô thị tuyến Hà Đông - Cát Linh cho biết, dự án được thiết kế theo quy phạm thiết kế METRO GB50157.
Theo đó, khi vào ga đoàn tàu phải giảm tốc độ nên thiết kế lên dốc để giảm tốc độ của đoàn tàu, hạn chế phanh hãm và tiêu thụ năng lượng.
Còn khi ra khỏi ga, đoàn tàu cần tăng tốc để đạt tốc độ vận hành thiết kế do đó thiết kế trắc dọc xuống dốc để tạo gia tốc tự nhiên giúp đoàn tàu tăng tốc và giảm tiêu thụ năng lượng.
Trắc dọc được thiết kế với nguyên tắc vào ga lên dốc, ra khỏi ga xuống dốc để đảm bảo tối ưu hóa trong vận hành và khai thác đoàn tàu về mặt công năng, tiêu hao năng lượng,
Theo khẳng định của BQL dự án, trắc dọc lớn nhất tối đa trên chính tuyến thiết kế là 23%o (23 phần nghìn) trong quy phạm cho phép từ 0%o - đến 30%o.
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,05 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 Nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông; trang bị 13 đoàn tàu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc thiết kế tối đa 80km/h, vận tốc bình quân khai thác 35km/h. |