Văn hóa "cầu chúc" trong dịp Tết và ý nghĩa độc đáo của mâm ngũ quả ba miền

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 17:30 29/12/2023

"Cầu đủ là được", chiến dịch Tết khiến giới trẻ hào hứng với thông điệp ý nghĩa.

Tết Cổ truyền Việt Nam là một dịp lễ đặc biệt mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc với nhiều phong tục tập quán đặc trưng từ nhiều vùng miền. Từ phong tục thờ cúng tổ tiên, trang trí nhà cửa bằng hoa đào, mai, đến việc gói bánh chưng, bánh tét, mỗi nghi lễ đều mang ý nghĩa sâu sắc về sự kết nối gia đình, cộng đồng và lòng biết ơn tổ tiên. Đặc biệt, văn hóa cầu chúc là một trong những điểm đặc sắc trong phong tục ngày Tết của mọi gia đình Việt.

Văn hóa cầu chúc trong dịp Tết và ý nghĩa độc đáo của mâm ngũ quả ba miền - Ảnh 1.

Thi vị văn hóa cầu chúc trong dịp Tết của người Việt

Văn hóa cầu chúc là một phần quan trọng của năm mới, nó không chỉ thể hiện lòng biết ơn, tình cảm gia đình mà còn tượng trưng cho những ước nguyện tốt lành trong năm mới. Khi cầu chúc sức khỏe, người Việt thường nói "Hỉ lạc an nhiên", "Sức khỏe dồi dào". Chúc về tài lộc sẽ có câu "Vạn sự như ý", "An khang thịnh vượng". Ngoài ra còn có những lời chúc đặc biệt như "Mã đáo thành công", "Tấn tài tấn lộc", "Hạnh phúc bình an".

Văn hóa cầu chúc trong dịp Tết và ý nghĩa độc đáo của mâm ngũ quả ba miền - Ảnh 2.

Văn hóa chúc Tết của người Việt được xem là cách thể hiện sự kính trọng và gắn kết với gia đình, bạn bè và những người xung quanh.

Độc đáo mâm ngũ quả gửi gắm nguyện cầu

Đi cùng văn hóa cầu chúc là hình ảnh mâm ngũ quả với nhiều ý nghĩa sâu xa về lời mong cầu của mọi người. Trong mâm ngũ quả truyền thống ngày Tết của ông bà ta thường được bày biện 5 loại trái cây khác nhau.

Văn hóa cầu chúc trong dịp Tết và ý nghĩa độc đáo của mâm ngũ quả ba miền - Ảnh 3.

Mâm ngũ quả truyền thống của miền Bắc bắt buộc phải có các loại quả như chuối xanh, bưởi, phật thủ, ớt, quất cảnh, hồng, sung, và dứa… Ở miền Bắc, mâm ngũ quả thường được chọn lựa sao cho thể hiện được sự hài hòa và tinh tế. Sự kết hợp của các loại quả không chỉ tạo nên vẻ đẹp về mặt thẩm mỹ mà còn thể hiện mong muốn về một năm mới an lành, đủ đầy.

Một số loại quả thường xuất hiện trong mâm ngũ quả của người miền Trung như thanh long, chuối, dứa, mãng cầu, dưa hấu, cam, quýt ... Mỗi loại quả không chỉ mang lại vẻ đẹp cho mâm quả mà còn tượng trưng cho sự phát triển, thịnh vượng và hạnh phúc.

Với khí hậu nhiệt đới, người miền Nam sẽ chọn những loại quả như mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài cùng cặp dưa hấu đỏ, mang cảm giác của sự ấm áp, thịnh vượng và sự ngọt ngào trong cuộc sống. Sự kết hợp của các loại quả này không chỉ phản ánh sự giàu có của vùng đất mà còn là lời cầu chúc cho một năm mới màu mỡ, phát triển.

Văn hóa "Cầu vừa đủ xài" và chiến dịch "Cầu đủ là được" của Nestlé

Mâm ngũ quả trong văn hóa Tết Việt Nam thường mang nhiều ý nghĩa đa dạng và đặc biệt tùy theo từng vùng miền, nhưng nổi bật nhất là mâm ngũ quả gắn với mong muốn "Cầu Vừa Đủ Xài". Đây là một lời mong cầu phổ biến của người Việt trong năm mới, không chỉ biểu hiện sự khiêm nhường, biết đủ, mà còn là nhận thức về tầm quan trọng của sự hài hòa và cân bằng trong cuộc sống.

Văn hóa cầu chúc trong dịp Tết và ý nghĩa độc đáo của mâm ngũ quả ba miền - Ảnh 4.

Chiến dịch "Cầu đủ là được" của Nestlé cho thấy sự thấu hiểu sâu sắc của nhãn hàng về những giá trị văn hóa truyền thống của Tết Việt, cũng như sự sáng tạo đặc biệt trong cách truyền tải thông điệp bằng hình thức bài vè với giai điệu hiện đại, trẻ trung và đầy mới mẻ. Những bài vè của Nestlé, hay còn gọi là những bài "Cầu Ca", thể hiện những lời mong cầu riêng của từng nhóm đối tượng khác nhau như gia đình, đồng nghiệp, và các bạn trẻ. Ba TVC Tết của Nestlé được đông đảo khán giả đón nhận bởi âm nhạc bắt tai từ bài vè dân gian cùng nội dung mang nhiều thông điệp ý nghĩa đến mọi người.