Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một "cuộc chiến nhựa" đang diễn ra mạnh mẽ!

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 19:30 08/10/2019

Bảo vệ môi trường không còn là vấn đề vĩ mô của một tập thể hoặc nhà khoa học nào đó nữa, mà đó đã trở thành một vấn đề cần được quan tâm trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Từ cá nhân cho tới các tổ chức, khắp nơi đều đang hăng hái tham gia vào một cuộc chiến với một kẻ thù chung mang tên NHỰA!

Chục năm trước, khi nói tới các vấn đề về môi trường, người ta thường cảm thấy nó thuộc về phạm trù khá vĩ mô, với nào là hiệu ứng nhà kính, năng lượng khí thải, sự nóng lên của toàn cầu… Nhưng hôm nay, các vấn đề đó bỗng nhiên chỉ gói gọn trong chiếc cốc nhựa mà bạn vừa uống trà sữa, trong cái túi nilon mà mẹ vừa cầm từ chợ về, hoặc trong chính bầu không khí bạn đang hít thở mỗi ngày. Dù ngoài kia, cây cối vẫn xanh tốt, dòng sông vẫn chảy, con người vẫn đi qua đi lại tấp nập vui cười… thì những điều đó không có nghĩa là thế giới vẫn đang tốt đẹp như chúng ta từng nghĩ. Môi trường - đã trở thành một vấn đề vừa cấp thiết, vừa gần gũi, lại vừa không thể ngó lơ.

Ngó lơ làm sao được, khi: 

Có khoảng 8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm trên khắp các đại dương.

Vô số rác thải nhựa khác tràn lan trên đất liền.

Đảo Greenland ở Bắc Cực vừa mất 2 tỷ tấn băng chỉ trong một ngày. 

Rừng Amazon bốc cháy không ngơi nghỉ suốt cả tháng qua.

18,000 tấn nhựa được thải ra bởi 94 triệu người mỗi năm ở Việt Nam.

Chỉ số ô nhiễm không khí của Hà Nội đang đạt mức báo động. 

Đó chỉ là một vài sự cố trong số hàng trăm, hàng ngàn sự cố môi trường khác đã xảy ra trong mấy năm qua, nhưng đủ sức mạnh để bất kỳ ai cũng có thể thấy được môi trường đang bị tàn phá đến thế nào. Và sự tàn phá này đến từ một "nhân vật" rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày: Nhựa.

Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một cuộc chiến nhựa đang diễn ra mạnh mẽ! - Ảnh 1.

Thế giới đã gióng hồi chuông báo động, và lúc này, người ta đang hy vọng rất nhiều vào giới trẻ. Rất nhanh chóng, giới trẻ đã ra tay, thể hiện sức mạnh của mình. Từ những lời kêu gọi tưởng chừng như yếu ớt, nhưng dần dần, nó đã lan ra, trở thành các trào lưu lớn, thay đổi tích cực thói quen của mọi người. 

Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một cuộc chiến nhựa đang diễn ra mạnh mẽ! - Ảnh 2.

Tính sơ sơ chỉ 6 tháng đầu năm nay, cư dân mạng thế giới và trong nước đã chứng kiến rất nhiều hoạt động bảo vệ môi trường dưới hình thức ''Trào lưu, thử thách''. Đầu tiên là thử thách #nostrawchallenge - Nói không với ống hút nhựa, từ đó tìm các giải pháp thay thế ống hút nhựa. Tiếp đó, nổi tiếng và bùng nổ nhất chắc hẳn là  #ChallengeforChange (hay còn gọi là  #trashtag) - Thử thách dọn rác. Những bức ảnh before - after với sự thay đổi thần kỳ của một khu vực nào đó trước và sau khi được dọn rác đã gây ấn tượng mạnh đến tất cả mọi người. 

Và lúc này, giới trẻ Việt Nam cũng đã bắt đầu hành động!


Từ Bắc vô Nam, từ thành thị đến bờ biển, xuất hiện nhiều nhóm bạn trẻ hào hứng tham gia phong trào #ChallengeforChange. Hơn 700 bao tải rác đã được thu gom ở bán đảo Sơn Trà, nhiều thùng rác mới được đặt tại các địa điểm du lịch ở Đà Lạt, các nhóm bạn trẻ đu dây tại đèo Lương Sơn, ven biển Nha Trang chỉ để nhặt rác… đã trở thành hình ảnh rất đẹp. Không chỉ đơn giản là dọn rác, mà họ còn muốn chứng minh rằng: Trào lưu có cái xấu, có cái tốt. Nhưng một khi dọn rác đã trở thành trào lưu, thì nhìn mặt nào cũng thấy điều tích cực!

Dù vậy, chỉ đến khi WeDo - Cuộc chiến Trộm Nhựa được phát động bởi Kenh14 diễn ra, thì nhiều người mới được truyền cảm hứng trong công cuộc bảo vệ môi trường, bắt đầu thay đổi suy nghĩ, thói quen của mình. Không còn đơn giản là dọn rác, hạn chế ống hút, túi nilon… mà Cuộc chiến Trộm Nhựa thật sự đã ''làm đầy'' kiến thức của người tham gia xoay quanh vấn đề rác thải nhựa. Thay vì hướng đến những chiến dịch nhất thời, một lần và chỉ tạo ra kết quả ngắn hạn, Cuộc chiến Trộm Nhựa lựa chọn một chiến lược dù khó khăn nhưng rất bền vững: "Điều chỉnh thói quen nhỏ - tạo ra thay đổi lớn".

Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một cuộc chiến nhựa đang diễn ra mạnh mẽ! - Ảnh 5.

Kéo dài trong 30 ngày với tên gọi #19020challenge, đây là hành trình từ ‘’190 to 0’’ - kêu gọi mọi người từ giảm thiểu rác nhựa từ 190gr/ ngày thành con số 0. Cùng nhau, những Kẻ Trộm Nhựa "hô biến" bãi rác, "xoá bỏ" ống hút, "tẩy chay" túi nilon, "đánh tráo" các món đồ dùng một lần thành túi vải, thìa đũa gỗ... Cuộc chiến này đã thu hút rất nhiều influencers, KOLs và hoa hậu, người đẹp đình đám như Ninh Dương Lan Ngọc, Minh Hằng, Chi Pu, Đen Vâu, Đỗ Mỹ Linh, Tiểu Vy, Mâu Thuỷ, Trần Quang Đại, Châu Bùi - Decao, Quỳnh Anh Shyn…, qua đó lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng.

Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một cuộc chiến nhựa đang diễn ra mạnh mẽ! - Ảnh 6.


Và kết quả thật đáng kinh ngạc! Thay vì chụp ảnh cùng những ly cafe, trà sữa… đựng trong cốc nhựa như bình thường, thì ai nấy cũng hào hứng trong việc dùng bình riêng, tạo dáng với túi vải (thay vì xách túi nylon)...


Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một cuộc chiến nhựa đang diễn ra mạnh mẽ! - Ảnh 8.

Khi giới trẻ thay đổi, thì những thương hiệu nhắm tới giới trẻ cũng phải thay đổi theo. Trước sức ép của môi trường và khách hàng, hàng loạt quán cafe, quán ăn… bắt đầu rục rịch tham gia vào Cuộc chiến Trộm Nhựa theo hướng chuyên nghiệp hơn, quy mô hơn. Ống hút nhựa được thay bằng các nguyên liệu như Inox, tre, giấy… quai ly nhựa được thay bằng quai vải. Chỉ trong một thời gian ngắn, dân tình đã được chứng kiến những sự thay đổi khó tin.


Nổi tiếng là cafe take - away (mang đi), nhưng những chiếc cốc sứ, cốc thuỷ tinh, cốc giữ nhiệt của Starbucks đã thực sự trở thành một trào lưu, một must-have-item với rất nhiều bạn trẻ.


Tại cửa hàng chocolate Maison Marou Hà Nội và Sài Gòn, tất cả sản phẩm khách hàng mua đều được bỏ vào túi giấy mang về.


Toàn bộ 150 cửa hàng của The Coffee House đã dùng 100% cốc thuỷ tinh và ống hút inox cho khách dùng tại chỗ, kêu gọi cộng đồng giảm sử dụng đồ nhựa và chung tay bảo vệ môi trường. 


Những quán cà phê, trà sữa như Sharetea, Lusine, Thinker and Dreamer... bắt đầu sử dụng túi vải để làm quà tặng cho khách, khuyến khích dân tình sống xanh.  Các cửa hàng cũng nhanh chân áp dụng chính sách giảm 10% hoặc refill miễn phí khi khách hàng cầm bình nước riêng đi mua nước. 

Những thông tin trên là có thật, và đó là góc nhìn rất đáng tích cực của cái gọi là ''Trào lưu sống xanh''. Sâu xa hơn, các thương hiệu này đã thể hiện  ''Trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng'’, bằng việc không đứng ngoài lời kêu gọi này, biến nó thành một hoạt động bắt buộc mà mọi thương hiệu, doanh nghiệp cần phải hoạt động. Khi tất cả cộng đồng cùng coi việc bảo vệ môi trường là ưu tiên số 1, thì chẳng ai thấy lạ lẫm trước việc một ai đó cầm bình nước riêng vào quán để mua cafe nữa cả. 

Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một cuộc chiến nhựa đang diễn ra mạnh mẽ! - Ảnh 10.

Dạo qua một số khu vực bán đồ uống take away tại cả Hà Nội và Sài Gòn, không khó để bắt gặp hình ảnh những nhân viên văn phòng sử dụng bình đựng nước, cốc cá nhân để mua nước. Rõ ràng, dân văn phòng đang dẫn đầu trong cuộc chiến này. Điều này đã chứng minh một thực tế: Không chỉ ở khía cạnh cá nhân và quán xá, mà hiện tại, các doanh nghiệp lớn cũng bắt đầu tham gia vào cuộc chiến ''Đồ nhựa'’.

Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một cuộc chiến nhựa đang diễn ra mạnh mẽ! - Ảnh 11.

Khi phong trào hạn chế nhựa và bảo vệ môi trường được phát động ở các công ty, doanh nghiệp lớn, sức lan toả của nó là vô cùng hiệu quả. Bởi bất kỳ ai đang làm việc giữa một tập thể ''Anti đồ nhựa'', chắc chắn, họ cũng sẽ phải thay đổi thói quen, sở thích của mình để phù hợp. Và Shopee đã nhanh chóng tiên phong với chiến dịch "21 ngày tuyên chiến với nhựa", thu hút sự tham gia của hàng trăm nhân viên.


Chiến dịch trải qua 3 giai đoạn gọi tắt là "3R".


Giai đoạn 1 là "Reduce" - Giảm thiểu. Đây được xem là giai đoạn khó nhất, bởi các nhân viên bắt buộc phải thay đổi thói quen, hạn chế đồ nhựa trong các hoạt động thường ngày của mình. Từ những việc đơn giản như cầm bình cá nhân đi mua cafe, nước cam, trà sữa… cho đến bữa cơm trưa giữa giờ cũng phải hạn chế việc sử dụng hộp giấy, hộp nhựa có hại với môi trường.

Khi đã hình thành thói quen Giảm thiểu đồ nhựa, cư dân Shopee bắt đầu chuyển qua giai đoạn 2 "Reuse" - Tái sử dụng. Thay vì vứt những chiếc cốc nhựa ra môi trường, mọi người đã dùng chúng để trồng cây, góp phần phủ mảng xanh tại văn phòng. Bên cạnh đó, hoàn toàn có thể dùng những cốc trà sữa với chất liệu nhựa dày để làm ống cắm bút, đựng đồ lặt vặt… 

Giai đoạn 3 "Recyle" - Tái Chế được xem là giai đoạn cũng khó không kém gì giai đoạn 1. Nhiều người tự hỏi: Rác thải, đặc biệt là đồ nhựa sẽ đi về đâu sau khi không còn ''tái sử dụng'’ được nữa, thì đây chính là câu trả lời. Shopee đã liên hệ với NHC - một doanh nghiệp xã hội chuyên giải cứu và hồi sinh rác chết trong cộng đồng - để có thể thực hiện quá trình tái chế này dễ dàng hơn. Các hộp sữa, rác thải điện tử, pin… sau khi sử dụng sẽ được thu gom, tái chế một cách an toàn và chuyên nghiệp. 


Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một cuộc chiến nhựa đang diễn ra mạnh mẽ! - Ảnh 14.


21 ngày với 3 giai đoạn khác nhau, Shopee cùng đội ngũ nhân viên đã chứng minh xuất sắc "Trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng" của mình. Không phải chỉ là lời kêu gọi sáo rỗng, cũng chẳng phải là hoạt động thoáng qua, Shopee thực sự đã đưa chiến dịch này lan toả manh mẽ trong môi trường làm việc, tạo ra sự thay đổi hành vi tích cực. Loạt hashtag #ShopeeLessWaste #PlasticĐạiChiến đã được nhân viên Shopee phủ đầy MXH với niềm tự hào không thể giấu. Bên cạnh đó, bất kỳ ai cũng có thể tìm thấy những vật dụng thân thiện với môi trường như ống hút tre, bình nước giữ nhiệt, quai ly… trên sàn điện tử Shopee. 



Từ sự thay đổi ở môi trường làm việc, một nhân viên bất kỳ của Shopee sẽ mang năng lượng đó ra ngoài đường, gặp gỡ bạn bè, hoặc về nhà - để bất kỳ ai cũng có thể được truyền cảm hứng. Một hành động nhỏ thì không thể cứu được môi trường, nhưng nhiều hành động nhỏ cùng lúc, thì chắc chắn, môi trường sẽ được ''chữa lành'' hơn rất nhiều. 


''Cuộc chiến với nhựa'' là một cuộc chiến dài hơi, mất nhiều thời gian, công sức. "21 ngày tuyên chiến với nhựa" là quãng thời gian không quá dài, nhưng đủ để thay đổi suy nghĩ, thói quen và ý thức của nhiều người. Sau thành công của chiến dịch này, chắc chắn Shopee sẽ không dừng lại, mà sẽ tiếp tục các hoạt động ý nghĩa như thu gom hộp sữa để tái chế, phủ xanh văn phòng làm việc, tổ chức các hoạt động sống xanh cho nhân viên, mang đến nhiều deal hấp dẫn dành cho cho các mặt hàng bảo vệ môi trường đang được bày bán trên sàn điện tử Shopee. 


Từ nhà ra phố, từ cá nhân tới tập thể, một cuộc chiến nhựa đang diễn ra mạnh mẽ! - Ảnh 16.

Chúng tôi đã hành động. Shopee đã hành động. Còn bạn thì sao?