Từ đào, trứng tới tình yêu - Hình hài và mùi vị mới của ái ân trên màn ảnh 2017

Ngọc King, Theo Helino 09:45 14/02/2018

Tình yêu và tình dục trên màn ảnh 2017, nhờ ơn của những "Call Me By Your Name" hay "The Shape of Water" có mùi vị của quả chín và..trứng luộc.

Văn hóa, bản sắc, tình bạn, gia đình… đều có thể hình tượng hóa bằng ẩm thực (nhất là tình bạn). Tình yêu, cụ thể là tình yêu trên màn ảnh cũng không phải là ngoại lệ. Mối quan hệ giữa đồ ăn và ân ái không chỉ được thể hiện trong các cảnh nhân vật ăn uống cùng nhau, mà còn là cả những khoái lạc về thể xác.

Trong điện ảnh kinh điển cũng như hiện đại, đây trở thành một biểu trưng của tình yêu mà ở đó, một số nhà làm phim đã táo bạo nâng chúng lên thành biểu tượng của tình dục mà đôi khi chúng ta không nhận thức được ý nghĩa tinh tế của các chi tiết mang đầy tính ẩn dụ này.

Từ đào, trứng tới tình yêu - Hình hài và mùi vị mới của ái ân trên màn ảnh 2017 - Ảnh 1.

Năm 1977, Alexander Cockburn đặt ra thuật ngữ "gastroporn" nhằm chỉ cảm giác khoái cảm của con người khi nhìn thấy đồ ăn. Nhiều người cũng đồng ý rằng việc thấy đồ ăn ngon mắt đến mức sexy và họ có cảm giác như được thăng hoa khi thưởng thức một món ăn tuyệt vời. Điện ảnh bên cạnh đó, đặt ra một khái niệm tư duy mới khi nghĩ tới cụm từ "gastroporn", khi cố tình trộn lẫn hai yếu tố: tình dục và thức ăn lại với nhau.

Hai đại diện của điện ảnh 2017 phải kể tới đó là trái đào và … quả trứng. Đầu tiên là cảnh nhân vật Elio (Timothée Chalamet) làm tình với trái đào chín trong Call Me By Your Name và bị người yêu Oliver (Armie Hammer) bắt gặp. Ngay cả với những khán giả cởi mở, thì đây vẫn là chi tiết đáng kinh ngạc và đồng thời, vụng trộm, quyến rũ đến kỳ lạ.

Từ đào, trứng tới tình yêu - Hình hài và mùi vị mới của ái ân trên màn ảnh 2017 - Ảnh 2.

Đó là tập hợp của các cảm giác mùi (thơm), vị (ngọt), ướt (nước đào chín chảy ra tay) và mềm (thịt quả đào) chỉ trong hành động Elio lấy tay cố gắng bới lấy hạt đào. Những cảm xúc giàu có ấy diễn ra trong không gian hẹp, mờ tối của căn gác xép, không khí ẩm thấp và ngột ngạt trong một ngày hè tại Ý, khiến cảnh phim lại càng thêm đáng nhớ.

Trái với cú máy bất ngờ về quả đào trong Call Me By Your Name, hình ảnh quả trứng trong The Shape of Water được lặp đi lặp lại trong phim cũng mang ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu và sự chăm sóc của Elisa cho người cá. Cô nàng tắm và... "tự sướng" trong lúc chờ trứng được luộc, rồi chi tiết mang trứng cho người cá ăn hay cảnh dạy sinh vật này ra dấu "quả trứng", trứng, nước và tình dục xuất hiện gần như xuyên suốt cả tác phẩm của đạo diễn Guillermo del Toro như những nguyên liệu điện ảnh làm nên bộ phim cổ tích cho người lớn tuyệt đẹp.

Từ đào, trứng tới tình yêu - Hình hài và mùi vị mới của ái ân trên màn ảnh 2017 - Ảnh 3.

Được ít người biết tới hơn và có phần suồng sã hơn, bưởi chùm (grapefruit) cũng được nhắc tới trên màn ảnh năm nay như một "vũ khí" bí mật khi nhắc tới chuyện giường chiếu.

Trong Girls Trip, nhân vật Dina đã bày cho các chị em của mình cách khiến đàn ông phát điên lên bằng việc sử dụng một quả… bưởi chùm đã được khoét giữa. Giống như các phim hài điển hình trong đó mọi lời khuyên đều có một kết cục cay đắng khi có một chàng trai tội nghiệp bị đem ra làm "chuột bạch".

Từ đào, trứng tới tình yêu - Hình hài và mùi vị mới của ái ân trên màn ảnh 2017 - Ảnh 4.

Liên kết giữa thực phẩm và tình dục tồn tại một phần bởi chúng đều phản ánh những nhu cầu cơ bản và nguyên thủy nhất của con người. Trong thời kỳ "Hays Code" (giai đoạn điện ảnh thiết lập những giới luật từ năm 1922 tới năm 1945), thậm chí đồ ăn còn được sử dụng như một ẩn dụ thay thế cho tình dục để qua mắt khâu kiểm duyệt.

Cảnh phim sớm nhất mô tả sự ái ân được thể hiện ra mắt ngay trên bàn ăn có lẽ là Tom Jones (1963) khi hai nhân vật liên tục đá đưa và tán tỉnh nhau bằng những hành động gây sự chú ý như bẻ càng tôm hùm, nhấm nháp hoa quả, ăn hàu hay cắn thịt gà. Đỉnh điểm là sau bữa ăn, cả hai cùng trốn đi thì khán giả nào cũng đoán được chuyện gì xảy ra sau đó.

Từ đào, trứng tới tình yêu - Hình hài và mùi vị mới của ái ân trên màn ảnh 2017 - Ảnh 5.

When Harry Met Sally (1989) cũng xứng đáng được nhắc tên trong đây, khi Billy Crystal cố gắng thuyết phục Meg Ryan rằng anh chàng có thể biết ngay khi nào một phụ nữ giả đò "lên đỉnh". Để chứng mình rằng Billy chỉ là tay mơ, Meg đã rên lên trước đĩa salad của mình, dẫn tới câu thoại nổi tiếng: "I’ll have what she’s having."

Một cảnh phim khác không thể không nhắc tới trong 9 ½ weeks (1986) với một Kim Basinger bị bịt mắt và được… bón ăn bởi Mickey Rourke – đã – từng – rất – đẹp – trai. Anh chàng cho cô nàng ăn bất cứ thứ gì mình tìm được trong tủ lạnh, từ sữa, ớt xanh cho tới rót mật ong đầy mặt người tình. Đó là chi tiết vừa quyến rũ vừa ngốc nghếch đã chui vào sổ tay không biết bao nhiêu con người sau này.

Từ đào, trứng tới tình yêu - Hình hài và mùi vị mới của ái ân trên màn ảnh 2017 - Ảnh 6.

Mối quan hệ giữa thực phẩm, hoa quả và tình dục trên màn ảnh phục thuộc chặt chẽ vào sợi dây liên kết giữa hai nhân vật. Đồ ăn trong những trường hợp này còn nói lên rằng ái ân đồng nghĩa với tình yêu, sự thỏa mãn và quan tâm. Kích thích chúng thành những biểu tượng của nồng nhiệt, hoang dã, si mê chỉ là một vài trong số muôn cách mà các nhà làm phim có thể sử dụng. Càng ngày, họ càng đi tìm những cách thức mới để tiếp cận và biểu tượng hóa những màn ái ân khiến ta không khỏi bất ngờ.