Công nghệ năng lượng xanh này dựa trên cơ sở hiện tượng điện ma sát (triboelectricity), cho phép mỗi người tạo ra nguồn điện của riêng mình thông qua chuyển động hoặc rung đọng.
Vào năm 2017, các nhà nghiên cứu người Mỹ gốc Á từ Viện Vật liệu nano Clemson (CNI) đã tạo ra máy phát điện nano dựa trên điện ma sát đơn giản và hiệu quả, được gọi là U-TENG.
U-TENG là một thiết bị nhỏ gọn có thành phần nhựa dẻo, có khả năng tạo ra dòng điện khi hai hay nhiều vật liệu va chạm vào nhau.
Nguồn điện được tạo ra bằng cách vỗ tay hoặc chạm chân xuống đất được phát hiện bởi hệ thống dây dẫn và mạch ngoài, sau đó được lưu trữ trong tụ điện hoặc pin.
Mới đây, đã xuất hiện phiên bản không dây (wireless) của U-TENG, gọi là W-TENG, sử dụng vật liệu teflon và graphene siêu mỏng.
W-TENG có công suất cực đại 3000 volt, có thể tạo ra điện trường truyền năng lượng tới 3m.
Nhà nghiên cứu Sai Sunil Mallineni, tác giả của nghiên cứu cho biết: "Nó không chỉ cung cấp năng lượng, mà còn có thể sử dụng điện trường như một thiết bị điều khiển từ xa. Ví dụ, bạn có thể gõ/vỗ vào W-TENG như một nút mở khóa cửa, nhà để xe hoặc kích hoạt hệ thống an ninh - tất cả sẽ không yêu cầu pin, thụ động và không dây".
Công nghệ W-TENG
Trong khi nhóm nghiên cứu đang tìm kiếm giải pháp thay thế thân thiện với môi trường hơn cho teflon, họ đã và đang đàm phán với các đối tác để phát triển các thiết bị có tính ứng dụng từ W-TENG.