Tôn Lệ nói về cách nuôi dạy con: "Trong gia đình có 2 con, con cả quan trọng hơn con thứ"?

An Chi, Theo Phụ nữ số 20:40 22/05/2024

Trong gia đình có 2 con, nếu cha mẹ ưu ái con lớn hơn con thứ, gia đình sẽ hòa thuận, anh chị em yêu thương nhau hơn.

Trong một gia đình có 2 con, việc giải quyết những mâu thuẫn giữa các con với nhau luôn là vấn đề nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Đặc biệt là khi 2 đứa trẻ ngang ngửa tuổi nhau, chúng có thể tranh giành nhau, cãi vã, ghen tị với nhau cả ngày.

Tôn Lệ là một diễn viên nổi tiếng người Trung Quốc. Cô có 2 đứa con, 1 trai 1 gái, là gia đình kiểu mẫu điển hình trong làng giải trí Hoa ngữ.

Cô từng tiết lộ rằng, con trai mình thường tỏ ra ghen tị với em gái. Trên thực tế, đây là cách mà cậu bé dùng để thu hút sự chú ý của cha mẹ, khi mọi sự chú ý đều dành cho em gái nhỏ và cảm xúc của cậu bị phớt lờ.

Đây cũng là tình trạng xảy ra phổ biến ở nhiều gia đình có 2 con. Khi con đầu nhìn thấy cha mẹ quan tâm tới con thứ 2 nhiều hơn, trong lòng trẻ cảm thấy khó chịu.

Tôn Lệ nói về cách nuôi dạy con: Trong gia đình có 2 con, con cả quan trọng hơn con thứ? - Ảnh 1.

Gia đình của Tôn Lệ và Đặng Siêu.

Trong gia đình có 2 con, cha mẹ nên đối xử như thế nào?

Liên quan tới vấn đề này, Tôn Lệ từng tiết lộ quan điểm nuôi dạy con cái của mình trong một chương trình rằng: "Trong gia đình có 2 con, con cả quan trọng hơn con thứ". Cô cho biết, con trai lớn của mình và con gái rất thân thiết với nhau. Cậu bé thường bảo vệ em gái, rất ra dáng một người anh trai. Bí quyết của Tôn Lệ chính là "thiên vị" con cả.

Tôn Lệ cho biết thêm, khi con cả muốn đồ chơi hay đồ ăn từ em gái, cô sẽ đưa cho cậu bé thay vì dặn con không được giành giựt đồ của em như những bậc cha mẹ khác. Sau đó, cô phát hiện ra con trai đang thử thách mình, khi cô đồng ý đưa đồ của em gái cho cậu bé thì cậu bé không cần chúng nữa.

Tôn Lệ nói về cách nuôi dạy con: Trong gia đình có 2 con, con cả quan trọng hơn con thứ? - Ảnh 2.
Tôn Lệ nói về cách nuôi dạy con: Trong gia đình có 2 con, con cả quan trọng hơn con thứ? - Ảnh 3.

Trong gia đình có 2 con, sự ghen tị và bất an của đứa con lớn thường biểu hiện ở dưới dạng hành vi thoái lui. Hành vi thoái lui là một khái niệm do nhà tâm lý học Sigmund Freud đề xuất, đó là một dạng cơ chế phòng vệ tâm lý.

Khi đứa con lớn cảm thấy thất vọng hoặc lo lắng, chúng thường hành xử một cách trẻ con hơn so với tuổi thật của mình.

Ví dụ:

Rõ ràng trẻ có thể tự xúc ăn, tự mặc quần áo nhưng lại cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Đây là lúc đứa trẻ trở nên yếu đuối như những đứa em của mình, nhằm thu hút sự chú ý của cha mẹ và giải tỏa nỗi bất an trong lòng.

Trong trường hợp này, việc thiên vị đứa con lớn không có nghĩa là chiều chuộng trẻ trong mọi việc mà bằng cách đề cao chúng, nâng cao vị thế của chúng trong gia đình.

Tôn Lệ đã mang lại cho con trai lớn cảm giác hiện diện trong gia đình, tính trách nhiệm hơn bằng cách để cậu bé quyết định tên ở nhà cho em gái, chọn đồ chơi cho em, đồng thời cố gắng giải quyết những vấn đề một cách hòa thuận giữa 2 anh em.

Cha mẹ nhấn mạnh tính trách nhiệm của con lớn trong nhà

1. Nhờ con lớn chăm sóc em

Cha mẹ có thể nhờ con lớn giúp đỡ mình trong việc chăm sóc em khi mình bận rộn. Bằng cách này, con lớn sẽ tham gia vào các hoạt động chăm sóc em mình hằng ngày, dần dần hình thành tinh thần trách nhiệm.

2. Dành thời gian riêng cho con lớn mỗi ngày

Dù đứa con thứ 2 còn nhỏ, cần nhiều sự chăm sóc hơn nhưng cha mẹ cũng không thể bỏ qua con lớn. Dành thời gian ở một mình với con lớn mỗi ngày, chơi với con, khen ngợi con vì đã chăm sóc em giúp mẹ. Điều này có thể khiến con lớn cảm thấy cha mẹ quý trọng mình, mang lại cho con sự tự hào, trách nhiệm trong việc chăm sóc em.

Tôn Lệ nói về cách nuôi dạy con: Trong gia đình có 2 con, con cả quan trọng hơn con thứ? - Ảnh 4.
Tôn Lệ nói về cách nuôi dạy con: Trong gia đình có 2 con, con cả quan trọng hơn con thứ? - Ảnh 5.

3. Cải thiện sự hiện diện của con lớn trong cuộc sống hằng ngày

Trong một gia đình có hai con, việc tăng cường sự hiện diện của đứa con lớn là cách quan trọng để duy trì sự hòa thuận trong gia đình. Để thực hiện được điều này cha mẹ có thể tham khảo những cách dưới đây:

- Trao quyền cho con

Hãy để con lớn có tiếng nói của mình trong một số việc nhất định, chẳng hạn như đặt tên ở nhà cho em, lựa chọn đồ chơi, đồ ăn cho em... Điều này sẽ khiến con lớn cảm thấy được coi trọng và rèn luyện tinh thần trách nhiệm của mình.

- Tham gia các hoạt động gia đình

Hãy để đứa con lớn tham gia vào các hoạt động thường ngày của gia đình như giúp việc nhà, chơi với các em, v.v. Trong quá trình này, người anh cả sẽ dần dần học cách chăm sóc các em của mình. Dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, con lớn sẽ hình thành ý thức trách nhiệm với gia đình.

Chìa khóa để giải quyết mối quan hệ giữa hai con trong gia đình có hai con là cân bằng tình yêu thương và sự quan tâm dành cho hai con. Bằng cách "ưu ái" đứa con lớn, khiến nó cảm thấy được cha mẹ quý trọng có thể làm giảm bớt sự ghen tị, bất an của người anh cả, đồng thời thúc đẩy sự chung sống hòa thuận giữa anh chị em.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày