Sổ tay Singlish: Nhớ học thuộc trước khi đến Singapore

Lương Hồng Phúc, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 26/11/2015

Người Singapore có một loại ngôn ngữ rất đặc trưng của chính họ là Singlish, nôm na là loại Tiếng Anh được pha với... đủ thứ, hãy cùng tìm hiểu về những từ vựng kỳ lạ đặc trưng của đảo quốc Sư tử nhé.

Tiếng Anh được coi là ngôn ngữ chính thức tại Singapore, tuy nhiên loại tiếng Anh quy chuẩn này chỉ được sử dụng trong những dịp trọng đại hay các cơ quan, công ty, trường học. Khi ở đời thường, người Singapore lại thích sử dụng ngôn ngữ có phần "chợ" hơn một chút, cũng là thứ ngôn ngữ đã làm nên tên tuổi cho đảo quốc sư tử, đó là Singlish.

11182002785_f2948c1e49_o-295dc
Văn hóa Singlish của người dân Singapore.

Singlish không đơn thuần là một loại ngôn ngữ địa phương được sử dụng ở đảo quốc này, mà nó còn là một loại hình văn hóa đặc trưng của người Singapore. Đây là thứ ngôn ngữ pha trộn được cấu thành từ đủ tất cả những chủng tộc người đã và đang sinh sống tại Singapore suốt thời gian dài. Có thể gọi vui rằng Singlish là loại Tiếng Anh pha tiếng Trung pha tiếng Ấn pha tiếng Malay, kết tụ tinh hoa của đủ loại dân tộc. 

Trước đây đã có thời gian giới thượng lưu và chính phủ nước này kiên quyết loại bỏ Singlish ra khỏi nền văn hóa, hướng người dân nói tiếng Anh tiêu chuẩn hoặc tiếng Quan thoại, thậm chí còn có một chương trình có tên Speak Good English được tổ chức định kỳ nhằm nâng cao trình độ của người dân. Thế nhưng với sức lan tỏa như vũ bão, có mặt ở khắp các mặt trận của Singlish, lâu dần chính phủ cũng phải chào thua, chấp nhận sự tồn tại song song giữa Tiếng Anh và Singlish .

2-6d141
"Lah", điểm đặc sắc nhất của Singlish.

Về mặt ngữ pháp của Singlish, cứ tưởng tượng là bạn đang ghép câu tiếng Anh theo kiểu tiếng Việt, nhặt nhạnh các động từ, danh từ có nghĩa rồi chặp vào nhau, bỏ thêm một ít từ mượn của tiếng nước ngoài vào. Và thần kỳ chưa, Singlish của các bạn đấy! Nói về bản chất thì Singlish khá đơn giản, bởi nó vứt đi hầu hết các liên từ, giới từ và chẳng có mấy cụm từ khiến người nói phải đau đầu nghĩ ngợi. "I go eat lunch" -Tôi đi ăn trưa, giống tiếng Việt chưa nào?

Một số ví dụ sự khác nhau giữa Singlish và English. (Nguồn: Dcrownfly)

Cuối cùng, sau đây là một số từ Singlish quen thuộc mà kiểu gì đi đâu bạn cũng sẽ có dịp nghe thấy hoặc sử dụng:

1.Agak-Agak (tính từ)

Từ ngày có nguồn gốc từ tiếng Malay, biểu thị sự ước chừng, tính khoảng nào đó. Ví dụ: "This meal agak-agak cost us 30SGD" -Bữa này mất khoảng 30SGD.

2. Aiyah/ Aiyoh/ Alamak (thán từ)

Alamak có thể hiểu gọn là kiểu "Ối giời ơi", cả 3 từ trên đều mang tính biểu thị sự sốc tột độ, ôm đầu kêu gào, thường dùng để biểu cảm. Ví dụ: "Aiyah, why so careless" -Ôi giồi ôi sao mà đuểnh đoảng thế.

3. Atas (tính từ): chỉ sự hợm hĩnh. Từ này có nguồn gốc từ tiếng Malay.

"Nowadays he doesn't want to join us , so atas!" -Mấy nay nó chẳng thèm chơi chung với tụi mình, đúng cái thằng hợm hĩnh!

4. Bo Jio (động từ)

Từ có nguồn gốc Phúc Kiến này thường được sử dụng với nghĩa không mời người khác đến tham gia sự kiện hay hoạt động nào đó.

"Eh why you all go for recess never jio me? Bo jio leh!"- Ê sao chúng mày đi chơi mà không bao giờ rủ tao?

3-6d141

5. Người Sing cực thích dùng những từ đệm như leh/ loh/ meh/ mah/ lah ở cuối câu. Những từ này đều có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc.

6. Trong Singlish cũng rất hay dùng đến từ "can", kiểu như "Meeting today, can?"- Họp hôm nay được không?

7. Muốn uống cà phê, hãy nói "lim kopi". Từ "lim" có nguồn gốc từ tiếng Phúc Kiến, còn "kopi" trong tiếng Malay là "cà phê".

8. Một người luôn cảm thấy lo lắng được gọi là "kancheong spider", trong đó "kancheong" tiếng Quảng Đông nghĩa là lo lắng, còn "spider" tiếng Anh là "con nhện", với hàm ý liên tưởng một con nhện luôn sợ hãi trước mọi thứ xung quanh.

9. Trước một sự việc không thể chịu đựng nổi, người Sing có thể thốt lên "Buay tahan!". Từ "buay" trong tiếng Phúc Kiến là "không thể", còn "tahan" trong tiếng Malay là "chịu đựng". Nôm na là "Không thể chịu nổi!!!"

10. Nhờ vào mạng xã hội, Singlish ngày càng xuất hiện dày đặc hơn, ngôn ngữ viết giờ đây cũng mang "phong cách" đặc trưng này thay vì chỉ nói như trước. Ví dụ thay vì "Like that" giờ người ta có thể viết "liddat", "Don't" trở thành "Donch".

11. Nếu muốn nói may mắn, hãy dùng từ "Tyco". Từ này có nguồn gốc từ tiếng Phúc Kiến và được coi là tính từ. Mà nếu thực sự quá may mắn, hãy dùng đến từ "Huat". Ví dụ: "Huat ah! I won lottery!" -Quá may mắn, trúng lô rồi!

12. Người Sing có cách gọi giáo viên rất hay. Thay vì "Teacher", dài dòng, tận 2 âm tiết, người ta sẽ gọi luôn là "Cher"!

13. Muốn biểu thị hàm ý kiểu cái gì cũng được, hãy sử dụng "Chin cai", chẳng khác gì "Whatever" đâu.

singlishsign-295dc
Một câu Singlish điển hình.

14. Shiok: biểu thị hàm ý thỏa mãn tột cùng, sự sung sướng, khoan khoái.

15. Khi một người nói năng vớ vẩn, lảm nhảm không rõ ý nghĩa, người ta sẽ nói rằng anh này đang "talk cock".

16. Muốn giục giã ai đó, nhớ ngay đến cụm từ thần thánh của Singlish có nguồn gốc từ tiếng Quan thoại này: "Chop chop!!!", giả dụ như bạn đang bị đau bụng mà ngồi trên xe Taxi, cứ đọc địa chỉ rồi hú ầm lên "Chop chop", người ta sẽ hiểu ngay là bạn đang giục đi thật nhanh lên. 

17. Câu nói cực kỳ nổi tiếng của Singlish đó là "No come all no come, one come three four come", đại loại là "lúc không tới thì chẳng ai tới, đến cái là ba bốn người đến luôn". Thậm chí câu này còn được đưa vào tài liệu học tiếng Sing cho sinh viên nước ngoài.

18. Một cụm nữa của Singlish khá nổi là "die die must", nôm na là "sống chết cũng phải" làm gì đó. Ví dụ: "I die die must sleep"- Sống chết cũng phải ngủ cho bằng được.