Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit

Trang Đỗ (Theo DailyMail), Theo Pháp luật xã hội 00:01 13/12/2013

Một nhóm phụ nữ - nạn nhân của những vụ tạt axit kinh hoàng tại Ấn Độ - đã dũng cảm xuất hiện trước ống kính để cho cả thế giới thấy rõ hậu quả nặng nề mà những vụ tấn công axit đem lại.

Năm 2003, khi đó Sonali Mukherjee (18 tuổi) còn đang là một cô gái xinh đẹp, một học sinh sáng giá của trường trung học Dhanbad, miền Đông Jharkhand (Ấn Độ). Tuy nhiên vì từ chối tình yêu của một cậu bạn cùng trường mà tương lai của cô gái trẻ đã gần như bị hủy hoại hoàn toàn. 

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 1
Mới 16 tuổi nhưng Sonam đã phải chịu đau đớn không chỉ về thể xác mà còn về cả tâm hồn. 

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 2
Nỗi đau không chỉ của những nạn nhân bị tạt axit bởi đó còn là sự đau đớn của cả những người thân trong gia đình.

Vào một đêm khi Mukherjee đang ngủ, cô gái đã bị kẻ si tình cùng 2 người khác hắt axit vào mặt. Mukherjee giật mình bừng tỉnh nhưng vẫn chưa thể tưởng tượng chuyện gì đang xảy ra với mình. Gương mặt cô gái như "tan chảy" trong ít phút. Đó là chất hóa học được gọi là Tezaab, thường được sử dụng để làm sạch các đồ vật bị rỉ sét. Sau vụ tấn công kinh hoàng đó, toàn bộ khuôn mặt của Mukherjee bị biến dạng nghiêm trọng. Đặc biệt, Mukherjee còn bị mù và bị điếc một phần. 

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 3
Gương mặt của người phụ nữ này đã biến dạng hoàn toàn sau khi bị tấn công axit.

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 4
Rất nhiều nạn nhân từng bị tạt axit tại Ấn Độ đã cùng tham gia Nhóm Chống tấn công axit để góp phần giảm thiểu các vụ án liên quan đến bạo lực, hành hung phụ nữ. 

Trong bài phỏng vấn mới đây, Mukherjee vẫn chưa hết bàng hoàng. Cô kể "Tôi hoàn toàn không biết rằng họ đã lên kế hoạch trả thù hiểm ác như vậy."

Suốt 1 thập kỷ qua, cô gái trẻ đáng thương đã phải vật lộn với 28 ca phẫu thuật đau đớn. Thậm chí, có lần quá tuyệt vọng, cô đã yêu cầu tòa án được phép chết. Tuy nhiên, trợ tử được coi là bất hợp pháp tại Ấn Độ, bởi vậy, yêu cầu "được chết" của cô bị tòa án từ chối.

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 5
Những người phụ nữ bị tạt axit đã dũng cảm đứng trước ống kính để kêu gọi chấm dứt các vụ tấn công axit tại Ấn Độ.

Và rồi, cô nhận ra cô cần mạnh mẽ và tự tin hơn để xuất hiện trước công chúng và kể cho mọi người nghe về câu chuyện của mình. Cô nói "Tôi đã thấy rất nhiều nạn nhân sau khi bị tấn công axit đã hoàn toàn tách rời khỏi xã hội. Rồi tôi đã nói điều này với bản thân mình, "Tại sao tôi phải cảm thấy xấu hổ? Tại sao gia đình tôi phải xấu hổ? Tại sao tôi phải che giấu gương mặt của mình? Tại sao tôi phải giấu mình trong một căn phòng khép kín?".

Hiện tại, Mukherjee đang cùng các các nạn nhân khác của những vụ tấn công axit gây sức ép lên chính phủ Ấn Độ nhằm kêu gọi chính phủ có những biện pháp hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn tình trạng bạo lực đối với phụ nữ. Đặc biệt đáng lưu ý là điều luật nhằm hạn chế việc bán axit tràn lan trên thị trường.

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 6
Các nạn nhân của những vụ tấn công axit đang gây áp lực lên chính phủ Ấn Độ nhằm kêu gọi chính phủ có những biện pháp chấm dứt tấn công axit vào phụ nữ.

Để đáp ứng một phần yêu cầu của Tổ chức chống tấn công axit, ngày 3/12 vừa qua, Tòa án Tối cao Ấn Độ đã ra lệnh toàn bộ các bang phải tuân thủ chặt chẽ luật chống bạo lực phụ nữ. Ngoài ra, Nhóm chống tấn công axit còn yêu cầu những người bán axit sẽ phải lưu giữ toàn bộ thông tin của người mua, đồng thời yêu cầu chính phủ bồi thường 1.400USD (khoảng 28 triệu đồng) cho mỗi nạn nhân bị tạt axit. 

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 7

Axit thường có sẵn và được coi là công cụ lau rửa tại gia và dùng trong công nghiệp. Nó thường được sản xuất tại địa phương và bán với giá rất rẻ.

Theo Tổ chức những nạn nhân bị tấn công axit có trụ sở tại London, mỗi năm, có tới 1.500 vụ tấn công axit được báo cáo trên toàn cầu. Tuy nhiên, tổ chức này nói rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều vì có rất nhiều nạn nhân bị tạt axit vẫn còn quá sợ hãi để khai báo vụ việc.

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 8
Nụ cười tuyệt đẹp của cô gái từng bị tạt axit.

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 9
Các nạn nhân bị tạt axit cùng tụ tập tại trụ sở của Tổ chức Chống tấn công axit Ấn Độ.

Ấn Độ không có thống kê chính thức về vấn nạn này, tuy nhiên những vụ tấn công axit thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông. 

Những kẻ thủ ác thường tấn công vào đầu và mặt để làm cho nạn nhân đau đớn, biến dạng và thậm chí là mù vĩnh viễn. Nguyên nhân chính của các vụ tấn công axit này thường là do bị từ chối tình yêu.

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 10

Laxmi, một tình nguyện viên cùng với Mukherjee tại Nhóm Chống tấn công axit cho biết luật pháp Ấn Độ đang "bỏ rơi" phụ nữ.

Cô kể "Một người đàn ông đã tấn công axit tôi, thế nhưng sau 1 tháng bị giam giữ, anh ta lại được tự do. Hiện giờ, anh ta đã lấy vợ và có con. Công bằng ở đâu? Luật pháp ở đâu?"

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 11

Gương mặt đáng thương của những nạn nhân bị tạt axit 12
Nhiều người đến đây để cùng chia sẻ và tham gia các hoạt động chống bạo hành phụ nữ.

Kamlesh Jain, một luật sư đại diện cho các nạn nhân bị tấn công axit tại Ấn Độ, cho biết những người nghèo thường phải chịu thiệt thòi sau những cuộc tấn công tàn độc đó. "Ngay cả khi trường hợp đó được cảnh sát theo dõi thì câu nói quen thuộc vẫn chỉ là hiện tại, chưa đủ bằng chứng để giải quyết vấn đề này", bà nói .

Và chỉ có những vết sẹo đáng sợ chính là hậu quả khủng khiếp theo đến suốt cuộc đời của nhiều phụ nữ.