Thấy con gái ăn uống phung phí, mẹ có cách dạy dỗ cực hay

Hiểu Đan, Theo Phụ nữ Việt Nam 13:46 10/10/2022
Chia sẻ

Việc dạy con tiết kiệm từ nhỏ sẽ giúp trẻ biết trân trọng sức lao động, hiểu được giá trị của đồng tiền, và trở thành người có trách nhiệm trong chi tiêu khi trưởng thành.

Người xưa có câu: "Phí của trời, mười đời chẳng có". Ý nói là không nên phung phí; không biết tiết kiệm thì không thể giàu có được. Tiết kiệm là một trong những bài học đạo đức cơ bản nhất giúp trẻ hình thành nhân cách tốt. Việc dạy con tiết kiệm từ nhỏ sẽ giúp trẻ biết trân trọng sức lao động, hiểu được giá trị của đồng tiền, và trở thành người có trách nhiệm trong chi tiêu khi trưởng thành.

Tây Tây là một cô bé 8 tuổi ở Trung Quốc. Vì là đứa cháu đầu tiên trong nhà, từ nhỏ được cưng chiều nên thích đồ chơi, đồ ăn vặt hay ngay cả việc muốn cùng đứa nhỏ nào chơi đùa, ông bà nội ngoại đều có thể đáp ứng.

Ở nhà, đồ chơi búp bê vải trong phòng xếp thành núi nhưng Tây Tây vẫn muốn mua thêm búp bê Barbie. Mỗi lần đến trung tâm mua sắm, cô bé đều phải mang 1 con về. Thậm chí, có những búp bê giống hệt ở nhà nhưng nếu bố mẹ không đáp ứng, ngay lập tức cô bé sẽ ăn vạ cho đến lúc được mới thôi. Tây Tây chính là điển hình của đứa trẻ "cơm bưng đến tay, nước đưa đến miệng" khiến lâu dần hình thành cách sống sai lầm, xa hoa lãng phí.

Ở nhà, mỗi bữa ăn Tây Tây đều ăn rất nhiều thức ăn. Nhưng có điều cha mẹ không thể giải thích được, rõ ràng Tây Tây ăn cơm nghiêm túc, nhưng không bao lâu sau lại kêu đói bụng. Một lần, người mẹ phát hiện ra thay vì ăn hết phần ăn, Tây Tây chỉ giả vờ tập trung một lúc rồi lựa khi không ai để ý, đem đổ hết thức ăn vào thùng rác.

Thấy con gái ăn uống phung phí, mẹ có cách dạy dỗ cực hay - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Nhìn thấy đống khoai lang, ngô, bánh mì và bít tết chỉ được ăn qua loa rồi bị vứt đi, người mẹ mới nhận ta từ trước đến nay mình đã quá nuông chiều con. Sự đáp ứng quá đầy đủ mọi đòi hỏi của Tây Tây khiến cô bé không hề biết coi trọng những thứ mình có được.

Làm thế nào để làm cho trẻ em học cách tiết kiệm?

Nếu con bạn có thói quen không bao giờ ăn hết chén cơm hay uống cạn ly sữa, đừng chê bai, mắng mỏ hay bắt tội chúng, mà hãy chậm rãi chỉ ra cho chúng hiểu vì sao không được lãng phí thức ăn. Bố mẹ hãy dẫn ra các ví dụ cụ thể nhất mà trẻ chứng kiến được trong gia đình, chẳng hạn như khi ra khỏi phòng thì luôn phải tắt đèn, hoặc không bao giờ mở vòi nước để cho chảy không. Những bài học nhẹ nhàng này sẽ giúp trẻ con sớm hiểu được ý nghĩa của hai từ "lãng phí".

Tuy nhiên, chừng đó thôi là chưa đủ. Bố mẹ có thể tham khảo các cách sau đây để dạy con tính tiết kiệm:

Đầu tiên, đọc truyện tranh và kể chuyện

Nhiều bậc cha mẹ luôn miệng nói "tiết kiệm", nhưng đứa trẻ không thể hiểu được, thậm chí tạo ra rất nhiều "hành động nhỏ" phản kháng. Trên thực tế, đó là do trẻ không nhận ra ý nghĩa của tiết kiệm chỉ bằng lý thuyết "suông".

Đối với trẻ em trước khi tiểu học, đọc truyện tranh, kể chuyện là một phương pháp hiệu quả. Những cuốn sách vẽ thường có các câu chuyện nhỏ thú vị, màu sắc phong phú thu hút khiến trẻ dễ tiếp thu. Với trường hợp của Tây Tây, người mẹ cũng áp dụng cách kể chuyện này.

Bên cạnh đó, thông qua các câu chuyện, bà mẹ này truyền tải tới con một thông điệp: Tiền không bao giờ sẵn có. Phải làm việc thì mới có tiền. Bố phải đi làm, mẹ cũng vậy. Và khi có tiền rồi thì cũng phải chi tiêu nhiều thứ cần thiết khác trong gia đình, chứ không phải chỉ để… mua đồ chơi cho con mà thôi.

Thứ hai, cho con trải nghiệm lao động

Qua những câu chuyện kể, Tây Tây từ từ có một sự hiểu biết nhất định về trân trọng và cần kiệm. Nhưng để con hiểu đầy đủ tầm quan trọng của công việc khó khăn và tiết kiệm, bà mẹ sau đó sửa chữa khu vườn thành cánh đồng nhỏ, cho con tự tay trồng lúa mì và rau quả.

Thấy con gái ăn uống phung phí, mẹ có cách dạy dỗ cực hay - Ảnh 2.

Khi cây trồng phát triển mạnh mẽ từng ngày, từ nảy mầm, diệt cỏ diệt côn trùng, đến tưới nước và bón phân, mỗi giai đoạn đều mang theo cảm xúc mong đợi mạnh mẽ và làm cho Tây Tây dần dần hiểu được việc lao động cực nhọc. Đặc biệt là thời điểm thu hoạch mùa màng tràn ngập niềm vui, và niềm tự hào, Tây Tây thường gửi một phần sản phẩm trồng được cho giáo viên và người bạn thân nhất.

Khi lớp học tổ chức trồng cây, Tây Tây có những thao tác chuyên nghiệp như nông dân thứ thiệt đến mức ai cũng trầm trồ. Cô bé cảm thấy sự tự tin và phấn khích chưa từng có.

Thứ ba, trải nghiệm nấu ăn

Với sự giúp đỡ của mẹ, vườn khoai lang của Tây Tây đã đến mùa thu hoạch. Dù mỗi củ chỉ có kích thước bằng hai ngón tay nhưng cô bé vô cùng sung sướng. Một lần vào buổi trưa, Tây Tây nấu khoai lang và khoai mì cùng nhau, cuối cùng khoai mì chín trước trong khi khoai lang chưa chín tới. Điều khiến ai nấy khó hiểu là Tây Tây vẫn ăn ngon lành, vừa nhai vừa lẩm bẩm nói "Thật ngon, quá ngon".

Kể từ đó, mỗi lần nấu ăn, người mẹ đều để cho Tây Tây cùng tham gia lao động, rửa thức ăn, đưa bát đĩa, bưng ly nước, cầm thìa lật rau... Điều này cũng giúp Tây Tây yêu lao động, biết trân quý thức ăn, tiết kiệm và không lãng phí đồ ăn khi trưởng thành.

Người mẹ cũng cho Tây Tây một khoản trợ cấp khi làm việc gì đó. Muốn có đồ chơi mới, muốn đi chơi với bạn... con cần phải làm việc và tiết kiệm tiền. Nhờ vậy Tây Tây có ý thức hơn về giá trị của tiền, giảm chi tiêu phù phiếm.

Bố mẹ hẳn nhiên phải quan tâm và kịp thời ngăn cấm những chi tiêu vô lý, hoang phí và không phù hợp của con, nhưng cũng phải biết ngợi khen và động viên đúng lúc ở những chi tiêu đúng chỗ, hợp lý. Từ đó, đứa con đang trưởng thành sẽ thật sự hãnh diện với bản thân mình và với bạn bè rằng chúng hoàn toàn "biết tiêu tiền".

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày