Khám phá bộ não không nằm trên đầu con người

Hồng Đức, Theo Mask Online 00:00 08/10/2012

Và cùng lý giải chuyện cô đơn gây đau đớn hay hiện tượng quên khi đi qua cánh cửa.

1. Não bộ thứ 2

Và bộ não này nằm ngay trong ruột chúng ta! Ở ruột người có khoảng 100 triệu neuron thần kinh được trải dài từ thực quản đến cho đến hậu môn, nhiều hơn cả tủy sống. 

Đây chính là hệ thần kinh đường ruột - não bộ thứ 2 của chúng ta. Tuy bộ não này không thể điều khiển ý thức và chịu trách nhiệm chính cho việc tiêu hóa, nhưng thực tế khả năng của nó làm được còn nhiều hơn vậy. 

kham-pha-bo-nao-khong-nam-tren-dau-con-nguoi

“Nhộn nhạo trong bụng" - hiện tượng khi ta có cảm giác bụng lúc lo lắng và cảm giác quặn đau lúc nghe được tin xấu đều có liên quan đến hệ thống thần kinh đường ruột.

Hơn thế nữa, bộ não thứ hai còn đóng vai trò quan trọng quyết định tâm trạng tổng thể. Điều này lý giải cho việc đôi khi tâm trạng xấu lại khiến chúng ta mất cảm giác thèm ăn và vì sao một số thức ăn có thể dùng cho việc giải sầu.

2. Cảm giác cô đơn

kham-pha-bo-nao-khong-nam-tren-dau-con-nguoi

Sự cô đơn có thể khiến cho cơ thể có cảm giác đau đớn. Cảm giác cô độc và bị từ chối sẽ khiến vùng não xử lý cảm giác này - thuộc vùng đai trước của vỏ não (ACC- anterior Cingulate Cortex) cũng bị chi phối cảm giác đau của cơ thể. 

Đó chính là lý do tại sao con người luôn có mong muốn khao khát được hòa nhập, tìm kiếm đối tác và xây dựng các mối quan hệ. Những nhà khoa học hy vọng những thông tin này có ích cho việc điều trị chứng trầm cảm.

3. Quên khi bước qua cánh cửa

kham-pha-bo-nao-khong-nam-tren-dau-con-nguoi

Hiện tượng quên những gì định làm khi bước qua vào một căn phòng và có thể nhớ lại khi bước ra khỏi cánh cửa đó hoàn toàn có thể giải thích một cách khoa học. 

Những nhà nghiên cứu ở Notre Dame đã thực hiện một số thí nghiệm lên quan đến những cánh cửa và phát hiện ra trên cùng một quãng đường, những người bước qua cửa có khả năng quên những gì định làm hơn gấp 3 lần so với những người không bước qua cửa. 

Họ kết luận rằng, não bộ chúng ta nhận thức những ô cửa như những “ranh giới sự kiện” và việc bước qua cửa khiến những gì ta định làm được “lưu giữ” bên trong cánh cửa. Điều này lý giải việc ta có thể nhớ lại được khi đi ngược trở lại.  


Bạn có thể xem thêm: