Chùm ảnh: 3 miền Việt Nam thời Tonkin - Annam - Cochinchine

Lê Giang, Theo Mask Online 00:01 30/04/2012
Chia sẻ

Những bức ảnh cực hiếm về các tòa nhà, công trình kiến trúc ở Việt Nam từ cuối thế kỷ 19...

Dưới thời Pháp thuộc (1887 - 1945), đất nước ta bị chia cắt ra làm ba kỳ: Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Nam Kỳ (Cochinchine), coi như ba nước khác nhau. Nam Kỳ là thuộc địa, coi như lãnh thổ của Pháp; Trung Kỳ và Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, nghĩa là về danh nghĩa vẫn còn là đất của vua Nam nhưng phải đặt dưới sự che chở, bao bọc của Pháp. 

Chúng ta cùng ngược dòng lịch sử ngắm nhìn những bức ảnh ghi lại các địa danh ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ để hiểu hơn về thời kỳ đó của dân tộc, hiểu và biết ơn hơn về sự cố gắng, nỗ lực của ông, cha ta nhằm đạt mục tiêu cuối cùng: thống nhất đất nước từ Bắc tới Nam.

Từ Bắc Kỳ...

Phố Paul - Bert thời xưa, nay là phố Tràng Tiền.


Nhà Đấu xảo (nay là Cung Văn hóa Hữu nghị Hà Nội). Đây là nơi chuyên tổ chức triển lãm và hội chợ.


Trụ sở Nhà Tài chính Đông Dương, hiện nay là trụ sở Bộ Ngoại giao.


Ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội) thời xưa.


Bưu điện Hà Nội.


Rạp chiếu bóng Les Varietes cạnh đền thờ bà Kiệu, được lợp bê tông. Đây là rạp nhỏ, chật, mùa hè nóng như lò bát quái nhưng giá vé rẻ nên thu hút được khách khá đông. Sau này, nó bị dỡ bỏ để xây tượng "Cảm tử cho Tổ quốc Quyết sinh".


Dinh Thống Sứ Bắc Kỳ (Bắc Bộ Phủ) - nay là Nhà khách Chính phủ.


Vườn hoa Con Cóc - đối diện với Nhà khách Chính phủ.


... tới Trung Kỳ...

Đại Nội ở Huế.


Ga Huế.


Trạm cứu thương ở Quảng Ngãi.


Vịnh Nha Trang.


Phòng Thương mại và Nông nghiệp ở Đà Lạt.


Ga Đà Lạt.


... đến Nam Kỳ

Dinh Thống đốc Nam Kỳ, sau này là Dinh Gia Long.


Chợ Bến Thành thời xưa.


Kho bạc Sài Gòn trên đường Nguyễn Huệ.


Chợ cũ Sài Gòn.


Nhà thờ Đức Bà.


Tòa án Sài Gòn thời xưa.


Quảng trường trước Nhà hát Thành phố.


Tượng đài Amiral R.de Genouilly, Quảng trường Mê Linh.


Bạn có biết?

Hôm nay (30/4/2012) là ngày kỷ niệm 37 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Xe tăng quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập.

Bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, 10h45' ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc Ðại đội 4, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn xe tăng 230, Quân đoàn 2 dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của Dinh Ðộc lập. Tiếp đó, xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào Dinh. 11h30 cùng ngày, Ðại đội trưởng chỉ huy xe 843 đã hạ lá cờ 3 sọc xuống, kéo lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam lên. Cờ phấp phới tung bay trên nóc Dinh, kết thúc 30 năm chiến tranh gian khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam. 

Cũng chính vào giờ phút này, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hoà là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài gòn đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chính quyền cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, quân và dân ta đã thực hiện được ý nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Nhân dân 2 miền Nam - Bắc đã sum họp một nhà. Tinh thần và ý chí của nhân dân Việt Nam là độc lập dân tộc và thống nhất nước nhà đã toàn thắng.


Bài viết có sử dụng tư liệu của: Belleindochine, Communes administratif et militaire France Métropolitaine et France d'Outre-mer...

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày