Tại sao 2 kiểu người này luôn thành công khi ra ngoài xã hội?

Ứng Hà Chi, Theo Phunuso 22:36 20/06/2023

Đây là 2 kiểu người có khả năng thành đạt cao khi ra ngoài xã hội, cuộc sống càng về già càng hưởng phú quý, bình an.

1. Người thông minh, luôn đứng top đầu lớp

Những học sinh thể hiện khả năng học tập vượt trội ngay từ khi còn nhỏ, dành giải thưởng trong nhiều kỳ thi khác nhau thường đạt thành tựu đáng kinh ngạc sau khi đi làm.

Đây là điều tương đối phổ biến trong tâm lý học, nói một cách đơn giản, những người có điểm mạnh rõ ràng dễ được người khác ghi nhớ hơn nhờ những ưu điểm này.

Khi người khác đánh giá những người có lợi thế đặc biệt, họ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi định kiến, tư duy cố định. Và hiệu suất của họ trong lĩnh vực này được sử dụng làm tiêu chuẩn để đánh giá năng lực cá nhân. Những học sinh giỏi từ nhỏ phải chịu nhiều kỳ vọng và áp lực hơn từ thế giới bên ngoài.

Họ không có đường lùi trước thất bại. Họ chỉ có thể tiếp tục ép buộc bản thân thể hiện tốt hơn, hướng tới cuộc sống mà xã hội và gia đình họ yêu thích.

Tại sao 2 kiểu người này luôn thành công khi ra ngoài xã hội? - Ảnh 1.

Những hào quang có được trong quá khứ sẽ tiếp tục đánh lừa và khiến họ luôn đặt ra những yêu cầu cao hơn cho bản thân. Sau đó, các nhà tâm lý mở rộng hiện tượng, đưa ra một thí nghiệm gọi là hiệu ứng Pygmalion.

Trong thí nghiệm này, các nhà nghiên cứu cho học sinh có tài năng bình thường được xếp hạng cao trong lớp, đặt cho họ những kỳ vọng cao giống như ở học sinh thiên tài. Những sinh viên này tự nhiên bị ảnh hưởng bởi đánh giá bên ngoài, tác động mạnh đến tâm lý, thể hiện sự tự tin, siêng năng trong quá trình học tập và cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tích cực tiến gần hơn đến sự mong đợi của người khác.

Không khó để thấy từ thí nghiệm này, ảnh hưởng của gợi ý tâm lý là rất lớn. Tâm lý và phán đoán nhận thức bản thân của một người sẽ luôn bị can thiệp bởi đánh giá bên ngoài. Sự can thiệp này thậm chí có thể ảnh hưởng đến hướng phát triển của họ.

Học tập và làm việc chăm chỉ sẽ được đền đáp. Hầu hết các kỳ thi đều có thể đạt được kết quả tốt nhờ sự siêng năng, chịu khó, bền bỉ. Một đứa trẻ không có chỉ số IQ cao cũng có thể nổi bật nhờ sự chăm chỉ.

Tuy nhiên nhìn chung lại, trẻ có trí tuệ thông minh thường đặt nhiều khả năng thành công hơn những đứa trẻ bình thường. Yếu tố cốt lõi là trẻ nhận được sự khuyến khích và quan tâm từ cha mẹ, người thân, thầy cô từ khi còn nhỏ.

Chính vì vậy, cha mẹ cần dành nhiều lời khen, lời khích lệ tới con trẻ nhiều hơn. Những lời động viên sẽ tiếp thêm động lực để trẻ nỗ lực phấn đấu, mở ra cơ hội thành công cao trong tương lai.

2. Học sinh nghịch ngợm, thường bị điểm kém

Bên cạnh kiểu học sinh luôn đứng ở vị trí số 1 thì học sinh “đội sổ”, đứng cuối bảng xếp hạng trong các kỳ thi cũng là nhóm người có khả năng thành công cao sau khi ra trường.

Thành công của họ đến từ nội lực bên trong, được thúc đẩy nhiều hơn bởi đánh giá bên ngoài. Điều này khơi dậy suy nghĩ ngược lại trong lòng họ về sự thành công, hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống.

Họ thường là người có chỉ số IQ ở mức độ trung bình. Một số người thể hiện tài năng trong một vài môn học nhất định, đó có thể là môn năng khiếu như: Mỹ thuật, âm nhạc, thể dục,…

Tại sao 2 kiểu người này luôn thành công khi ra ngoài xã hội? - Ảnh 2.

Những người này vẫn có khả năng và cơ hội đạt đến đỉnh cao của cuộc sống. Chỉ là mọi người quen đánh giá họ dựa trên điểm kiểm tra mà không chú trọng nhiều đến tiềm năng khác.

Trong quá trình trưởng thành, họ chịu quá nhiều áp lực, thậm chí là sự kỳ thị từ thế giới bên ngoài. Chính tác nhân này đã vô tình khiến họ phải gồng mình nỗ lực để chứng minh bản thân.

Những người này khi còn trẻ, có thể họ chưa đủ trưởng thành để nhận ra tầm quan trọng của việc học đối với bản thân. Do đó trong quá trình học tập, họ sẵn sàng lãng phí thời gian vào việc vui chơi, sở thích cá nhân dẫn tới bỏ bê việc học. Vì thế mà kết quả học tập của họ giảm sút, điểm số kém, bị mọi người xung quanh chê cười, giễu cợt.

Mãi cho đến khi họ bước chân ra ngoài xã hội, họ mới nhận ra sự tàn khốc của cạnh tranh. Lúc này, họ mới có ý thức phát triển bản thân, cố gắng hết sức để có cuộc sống tốt hơn.

Họ có khả năng chịu đựng khó khăn, gian khổ hơn người bình thường. Càng trong môi trường khổ hạnh, họ càng vươn lên phát huy hết tiềm năng của mình. Hầu hết, những người bị đánh giá “không giỏi” này có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Họ có thể nhận được sự đánh giá cao của các lãnh đạo nhờ tính cách hài hước, tài hùng biện sắc bén, đồng thời tìm ra hướng phát triển thực sự phù hợp với mình giữa đám đông. Chưa bao giờ có một con đường định sẵn để thành công và mọi người đều có thể lựa chọn theo trái tim mình.