Nguy hiểm rình mò từ thói quen kết thân với thiết bị điện tử

Vũ Trà My - Theo PLXH, Theo 00:00 01/08/2011

Có đủ cả điện thoại, máy nghe nhạc lẫn anh bạn máy tính đó nha!

Các thiết bị điện tử từ lâu nay đã được teens nhà mình gán mác “BFF!” rồi. Chính vì chẳng thể xa rời những “Best Friends Forever” này mà chúng mình đã vô tình mở cửa cho những rắc rối rình rập sức khỏe của chúng mình đấy!

Số 1 là thói “nấu cháo” điện thoại

Các ấy biết không, khi chúng mình cứ mải mê với những câu chuyện không đầu không cuối là lúc cơ thể đang hấp thụ một lượng sóng vô tuyến từ trạm thu phát sóng đó! Những bức xạ điện từ đến từ điện thoại di động không những phá hỏng hệ miễn dịch và tế bào gen, gây nên các biến chứng vô sinh, ung thư mà còn có khả năng gây suy giảm, thậm chí mất trí nhớ nữa cơ. Nguy hiểm nằm ở chỗ đa số teens thường đổ lỗi cho việc học mệt mỏi, căng thẳng khi thấy trí nhớ suy giảm. Trên thực tế, kẻ gian lại nằm ở chính anh bạn điện thoại thân thiết của chúng mình đó nghen!

Vậy phải làm sao?:

- Các ấy có thể sử dụng tai nghe có dây cơ mà. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà sản xuất đều có kèm tai nghe cùng máy đâu teens nhé!

- Tuyệt đối không đeo điện thoại trước ngực, không đặt sát đầu khi đi ngủ. Nhà sản xuất Apple khuyến cáo khi sử dụng nên giữ máy xa cơ thể 1,5cm còn bác BlackBerry thì khuyến cáo giữ máy xa 2,5cm...

- Những ấy nào bị bệnh về mắt hay tim mạch thì tốt nhất nên tránh xa việc “dính” với anh bạn này 24/7 nhá!

Số 2 là những kẻ săn tìm “cảm giác mạnh” khi nghe nhạc

Chúng mình thường có thói quen nghe nhạc với âm thanh tương đối lớn. Tuy nhiên, khi teens đang tự tin “phiêu” theo những điệu nhạc thì cũng là lúc chúng mình đang mạo hiểm với sức khỏe của bản thân đó! Lý do vì việc tiếp xúc với tiếng ồn từ 85 decibel trở lên trong thời gian dài (nhiều hơn 1 giờ) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe của tai. Trong khi đó, các thiết bị nghe nhạc thường có công suất tối đa lên tới 120 decibel cơ.

Đặc biệt khi đeo tai nghe, âm thanh lại còn được truyền trực tiếp đến màng nhĩ, gây rung với biên độ lớn nên nếu nghe nhiều như vậy, màng nhĩ sẽ bị đục, cứng dần dần, đến khi không thể rung được nữa và teens đành chịu hậu quả nghễnh ngãng thôi.

Chú ý! Teens sẽ ở tình trạng báo động đỏ khi thấy các dấu hiệu như: thường xuyên đau nửa đầu, tai bị ù hay lùng bùng sau khi nghe nhạc, đặc biệt là hiện tượng nói lớn tiếng một cách bất thường khi giao tiếp hằng ngày...

Vậy phải làm sao???

- Chỉ nghe ở mức 60% volume và tránh nghe liên tục trong 1 giờ liền, đặc biệt là trước khi đi ngủ.

- Headphone chụp ở ngoài tai an toàn hơn rất nhiều những chiếc được đặt sâu bên trong.

- Tránh nghe nhạc ở những nơi ồn ào.

Số 3 là những “chú mọt” hạng nặng trước màn hình

Việc teens luôn “dán mắt” vào màn hình tivi, máy tính từ lâu đã trở thành “chuyện cơm bữa”. Thói quen xấu này không chỉ là nguyên nhân của các bệnh về mắt mà còn gây ra những tác hại lớn hơn rất nhiều như teens hóa thành mèo ú (với nguồn gốc là sự mất cân bằng giữa hormone no và đói), các vấn đề về chuyển hóa dẫn đến tiểu đường, ung thư (do cơ thể ít vận động). Đặc biệt, căn bệnh nguy hiểm nhất chính là sự kém tập trung, giảm trí nhớ và thụ động, tốc độ phản xạ chậm, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer ngay từ nhỏ.

Chưa hết, đọc chữ đen trên một phông nền sáng (màn hình ti vi, máy tính có độ tương phản cao) có thể dẫn đến co thắt cơ ở thái dương, gây ra những cơn nhức đầu do căng thẳng nữa cơ. Nguy hiểm quá phải không nào?

Vậy phải làm sao đây???

- Áp dụng quy tắc 20-20: cứ sau 20 phút ngồi trước máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó trong 20 giây ở cách xa 6 mét.

- Tránh làm việc trong phòng tối hay nhìn màn hình quá gần.

- Không xem ti vi hay sử dụng máy tính ngay sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

- Kết hợp các động tác thể dục đơn giản và thư giãn khi phải “dính” với máy tính trong thời gian dài.

Ngoài ra, cũng cần khuyến cáo các teens “nghiện” các loại máy tính bảng... rằng chúng cũng gây hại tới sức khỏe bởi việc sử dụng bàn tay liên tục có thể dẫn đến các chứng bệnh cổ tay và chấn thương vùng cổ do cúi thấp trong thời gian dài đó nghen!