Lượng máu Lượng máu ra quá nhiều trong những ngày
kinh nguyệt là một nguyên nhân dẫn tới thiếu máu. Tác động trực tiếp của thiếu máu là việc cơ thể bị thiếu oxy cho hoạt động tuần hoàn, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt. Thiếu máu cũng dẫn tới thiếu sắt và bạn nên chú ý điều này để bổ sung sắt cho cơ thể nhé.
Ngược lại, lượng máu ra ít trong mỗi chu kì có thể xuất phát từ sự thay đổi hormone trong cơ thể, chế độ ăn uống thiếu chất hay tình trạng stress. Trong một số trường hợp, lượng máu kinh ít một cách bất thường cũng có thể là dấu hiệu của chứng rối loạn tự miễn dịch hay hội chứng buồng trứng đa nang (có thể dẫn tới vô sinh).
Màu sắcThông thường máu kinh sẽ có màu đỏ sẫm, cho thấy cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu máu chuyển sang màu hồng nhạt, đó có thể là dấu hiệu của việc estrogen trong cơ thể quá thấp, là nguyên nhân dẫn tới khô âm đạo, rụng tóc hay các triệu chứng mệt mỏi khác. Các bạn gái có lượng estrogen thấp cũng trải qua chu kì
kinh nguyệt không đều, thường là muộn hơn so với tính toán.
Chu kỳChu kỳ kinh nguyệt không đều và mỗi chu kì kéo dài hơn 7 ngày ở phụ nữ trưởng thành có thể chỉ ra rằng bạn đang giảm cân quá đà, stress hoặc sử dụng các chất có cồn. Hiện tượng mất kinh cũng có thể là biểu hiện của việc bạn đang mang thai.
Với bạn gái lứa tuổi vị thành niên, chu kì không đều do các cơ quan phát triển chưa hoàn thiện lại là vấn đề hoàn toàn bình thường và sẽ không gây bất cứ nguy hiểm gì. Tuy nhiên, bạn cũng nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để hiểu rõ hơn.
Trong một vài trường hợp, chu kì không đều báo hiệu sớm bệnh ung thư tử cung hoặc khối u tuyến yên. Tình trạng này thường được phát hiện ở phụ nữ trưởng thành nhiều hơn, tuy vậy, khả năng mắc bệnh này ở độ tuổi thấp hơn vẫn có thể xảy ra. Dù sao đi nữa, bạn không nên tự kết luận quá sớm chỉ dựa vào các triệu chứng nêu trên mà nên đi gặp bác sĩ nhé.
Theo womenshealth