Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam

Bích Câu, Theo Đời Sống Pháp Luật 21:45 17/03/2024

Đây không chỉ là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng mà còn sở hữu vẻ đẹp kiến trúc độc đáo cùng nhiều kỷ lục ấn tượng.

Chùa Linh Phước nằm ở đâu?

Chùa Linh Phước, hay còn được biết đến với cái tên Chùa Ve Chai, là một trong những công trình kiến trúc cổ kính đậm đà bản sắc văn hóa.

Cách trung tâm TP. Đà Lạt 8km theo quốc lộ 20, chùa Linh Phước nằm uy nghi tại số 120 đường Tự Phước, Trại Mát, P.12, TP. Đà Lạt, Lâm Đồng.

Chùa Linh Phước được xây dựng từ năm 1949 và hoàn thành vào năm 1953. Đến năm 1990, thượng tọa trụ trì ngôi chùa đã quyết định đại trùng tu ngôi chùa với quy mô lớn hơn, có kiến trúc độc đáo được các nghệ nhân khảm bằng hàng triệu vỏ chai, gốm, sành sứ.

Chùa đã qua 4 đời trụ trì là Hòa thượng Thích Minh Thể (1951 - 1954), Hòa thượng Thích An Hòa (1954 - 1956), Thượng tọa Thích Quảng Phát (1956 - 1959) và Hòa thượng Thích Minh Đức (1959 - 1985). Thượng tọa Thích Tâm Vị đang trụ trì chùa từ năm 1985 đến nay.

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 1.

Ảnh: MIA

Vì sao Chùa Linh Phước lại có tên gọi Chùa ve chai?

Chùa được người dân địa phương gọi là "Chùa Ve chai" bởi ngôi chùa được khảm bằng hàng triệu mảnh vỏ chai, chén bát vỡ, gốm, sành sứ đủ màu sắc.

Ngôi chùa có diện tích gần 6.670m2, bao gồm chính điện, sân vườn (hay Hoa Long Viên), điện Quan Thế Âm, Bảo Tháp, khu vực trưng bày cổ vật và khu 18 Tầng Địa Ngục. Riêng khu sân vườn với hình rồng uốn lượn dài 49m được tạo làm từ 12.000 mảnh ghép các loại.

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 2.

Ảnh: Trí thức trẻ

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 3.

Ảnh: Trí thức trẻ

Người dân ở xung quanh chùa cho biết để làm nên ngôi chùa là công sức của các nghệ nhân gạo cội đến từ Huế cùng các tăng ni, Phật tử trong chùa trong suốt hơn 20 năm qua.

Trên VOV.vn, một Phật tử tại đây kể lại: "Để có đủ những mảnh ve chai, sành sứ để xây dựng thì các thầy phải xin ve chai từ các nhà máy bia rượu, đi gom mua lại từ nhà nhiều người dân sống xung quanh chùa. Gom về rồi thì các sư thầy xúc rửa từng món, cắt ra thành từng mảnh vừa vặn để khảm thật tỉ mỉ, đòi hỏi nhiều công sức".

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 4.

Ảnh: Ivivu

Được biết để xây chùa, các nghệ nhân đã phải tạo dựng phần cốt bằng xi măng với các hoa văn và hình rồng. Sau đó, họ chọn ra những mảng sành, sứ, mảnh ve chai để đắp vào từng chi tiết theo khuôn đã dựng sẵn với nhiều màu sắc khác nhau.

Theo thông tin trên Trí Thức Trẻ, quá trình tái chế vật liệu bắt đầu bằng việc cẩn trọng cọ rửa, sau đó là cắt và mài giũa từng mảnh vụn để chúng phù hợp với thiết kế của chùa. Để cắt được chai thủy tinh, các nhà sư đã sáng tạo ra phương pháp nung nóng bằng củi và sắt tròn, rồi nhúng vào nước lạnh để tạo đứt gãy và loại bỏ phần thừa thãi. Các nghệ nhân tiếp tục khéo léo mài gọt từng mảnh thủy tinh đã cắt để tạo ra hình thù đa dạng độc đáo.

Ngôi chùa nắm giữ 11 kỷ lục Việt Nam

Chùa Linh Phước đạt tổng cộng tới 11 kỷ lục ở Việt Nam, bao gồm:

1. Ngôi chùa được tạo tác bằng nhiều miếng sành nhất Việt Nam.

2. Ngôi chùa sở hữu tượng Phật trong nhà bằng bê tông cao nhất Việt Nam.

3. Ngôi chùa có bộ bàn ghế bằng gốc gỗ sao chạm 12 con giáp lớn nhất Việt Nam.

4. Ngôi chùa có tượng Khổng Tước Vương bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam.

5. Ngôi chùa có tượng Quan Thế Âm Bồ tát được làm bằng 650.000 bông hoa bất tử.

6. Ngôi chùa có tháp chuông cao nhất Việt Nam.

7. Ngôi chùa có gốc cây gỗ trâm chứa kinh Phật lớn nhất Việt Nam.

8. Ngôi chùa có công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Kiền Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất Việt Nam.

9. Ngôi chùa sở hữu tác phẩm nghệ thuật Song tùng bách hạc được xác lập kỉ lục Việt Nam.

10. Ngôi chùa sở hữu tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ cao nhất Việt Nam.

11. Ngôi chùa có bộ phản bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam.

Sau đây là một số hình ảnh và kỷ lục của chùa Long Phước:

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 5.

Chùa sở hữu tòa Linh Tháp, được ghi nhận là tháp chuông cao nhất Việt Nam vào năm 2008 bởi Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam. Ảnh: VOV

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 6.

Chùa nổi tiếng với tượng Bồ tát Quán Thế Âm làm bằng 650.000 bông hoa bất tử. Tượng cao 17m, nặng 3 tấn, bởi 30 nghệ nhân, 600 Phật tử trong 36 ngày. Bức tượng này được chứng nhận là kỷ lục thế giới bởi Liên minh Kỷ lục Thế giới (World Record Union) vào năm 2017. Ảnh: MIA

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 7.

Đây là tháp chuông cao nhất Việt Nam được ghi nhận vào năm 2008 bởi Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam. Ảnh: MIA

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 8.

Tượng quán thế âm bồ tát trong nhà làm bằng bê tông cốt thép cao nhất Việt Nam. Ảnh: MIA

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 9.

Ngôi chùa có tượng Khổng Tước Vương bằng gỗ sao lớn nhất Việt Nam. Ảnh: Tiền phong.

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 10.

Công trình kiến trúc tái hiện cảnh Mục Liên tìm mẹ. Ảnh: Tiền phong.

Sử dụng hàng triệu mảnh sành sứ, ngôi chùa cách trung tâm Đà Lạt 8km giữ tới 11 kỷ lục Việt Nam - Ảnh 11.

Ngôi chùa có tháp chuông cao nhất Việt Nam. Ảnh: Báo Nghệ An